Episoder
-
Shavasana là bài thiền được tập vào cuối mỗi buổi Yoga, giúp thư giãn toàn bộ cơ thể, giảm stress, và bình ổn tâm trí. Shavasana sẽ đưa bạn vào trạng thái hoàn toàn tĩnh tại, để cảm nhận trọn vẹn những giây phút thực sự yên bình bất kể ngoài kia cuộc sống có ồn ào; vồn vã. Thực hành Shavasana còn giúp cải thiện giấc ngủ, gỉam đau đầu và mang lại cho bạn một tinh thần minh mẫn, sáng suốt.
Nhớ đăng ký theo dõi podcast và kênh Youtube để được nghe những bài thiền hữu ích.
Bạn có thể xem Video trên kênh Youtube của Breath nhé: https://www.youtube.com/c/BreathThiềnđịnhthậtđơngiản
Hãy like Facebook page và Instagram của Breath nhé:
Facebook: https://www.facebook.com/ThiendinhBreath/
Instagram: https://www.instagram.com/breath.vn/
Contact: [email protected]
Bản quyền Breath.vn
By Thu Trang Lê PhD
-
Chào mừng bạn đến với bài thiền buông thư cùng Breath, mình là T.S. Lê Thu Trang.
Bài thiền hôm nay được thiết kế để giúp bạn buông bỏ mọi phiền lo, và thư giãn tâm trí sau một ngày làm việc vất vả. Bất kể cuộc sống ngoài kia có ồn ào, và vồn vã, nhưng hãy nhớ rằng ngay tại đây, bạn vẫn sẽ luôn tìm thấy một bến đỗ an toàn, một nơi để bạn tìm lại sự bình yên và thư thái. Hãy tạm thời gác lại mọi việc còn đang dang dở, mọi phiền muộn và lo toan, trong 20 phút tới đây, chúng ta sẽ bấm nút dừng để trở về với hiện tại.
Nhớ đăng ký theo dõi podcast và kênh Youtube để được nghe những bài thiền hữu ích.
Bạn có thể xem Video trên kênh Youtube của Breath nhé: https://www.youtube.com/c/BreathThiềnđịnhthậtđơngiản
Hãy like Facebook page và Instagram của Breath nhé:
Facebook: https://www.facebook.com/ThiendinhBreath/
Instagram: https://www.instagram.com/breath.vn/
Contact: [email protected]
Bản quyền Breath.vn
By Thu Trang Lê PhD
-
Manglende episoder?
-
Hạnh phúc không phải là những gì bạn có hoặc những gì xảy đến với bạn. Hạnh phúc là kết quả của những thói quen và tư duy tích cực. Và lòng biết ơn là một trong số những kỹ năng đó.
Hãy thực hành bài thiền này thường xuyên như một cách để bạn nuôi dưỡng thói quen giành sự biết ơn với tất cả mọi thứ trong cuộc sống dù là nhỏ nhất.
Nhớ đăng ký theo dõi podcast và kênh Youtube để được nghe những bài thiền hữu ích.
Bạn có thể xem Video trên kênh Youtube của Breath nhé: https://www.youtube.com/c/BreathThiềnđịnhthậtđơngiản
Hãy like Facebook page và Instagram của Breath nhé:
Facebook: https://www.facebook.com/ThiendinhBreath/
Instagram: https://www.instagram.com/breath.vn/
Contact: [email protected]
Bản quyền Breath.vn
By Thu Trang Lê PhD
-
Top các thực phẩm đã được khoa học chứng minh giúp làm giảm tình trạng lo âu căng thẳng.
Bạn có biết rằng chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tinh thần của bạn?
Càng ngày càng có nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh tác động của thức ăn lên tâm trạng, cảm xúc và khả năng chống chọi với stress và lo âu.
Vì vậy dinh dưỡng là yếu tố đầu tiên mà các bác sỹ lưu ý khi bạn gặp phải các vấn đề liên quan đến lo âu.
Ngược lại, nếu bạn đang bị những nỗi lo lắng hành hạ, có thể đó là do bạn đang thiếu hụt một số chất dinh dưỡng. Trong video này mình sẽ chia sẻ top 5 thực phẩm cần ăn và cần tránh khi bạn đang căng thẳng và lo âu.
Nhớ đăng ký theo dõi podcast và kênh Youtube để được nghe những bài thiền hữu ích.
Bạn có thể xem Video trên kênh Youtube của Breath nhé: https://www.youtube.com/c/BreathThiềnđịnhthậtđơngiản
Hãy like Facebook page và Instagram của Breath nhé:
Facebook: https://www.facebook.com/ThiendinhBreath/
Instagram: https://www.instagram.com/breath.vn/
Contact: [email protected]
Bản quyền Breath.vn
By Thu Trang Lê PhD
-
Có thể bạn đã nghe nhiều về trí tuệ cảm xúc và tầm quan trọng của nó. Hiểu một cách đơn giản, trí tuệ cảm xúc là khả năng thấu hiểu và quản lý cảm xúc của người khác và của chính mình. Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng trí tuệ cảm xúc là phẩm chất số 1 của các lãnh đạo hàng đầu, là yếu tố quyết định đến thành công trong công việc, và là thước đo đáng tin cậy nhất của hạnh phúc.
Và có lẽ, không có phương pháp thiền nào giúp bạn nuôi dưỡng trí tuệ cảm xúc tốt hơn phương pháp thiền từ tâm. Thiền từ tâm là phương pháp thiền cổ xưa của phật giáo, giúp chúng ta nuôi dưỡng lòng nhân ái, sự cảm thông, tử tế và bao dung với người khác và với chính bản thân mình. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng thường xuyên thực hành thiền từ tâm sẽ giúp kích hoạt và tăng cường hoạt động ở những vùng nào bộ chịu trách nhiệm cho sự thấu hiểu, đồng cảm và trí tuệ cảm xúc.
Nhớ đăng ký theo dõi podcast và kênh Youtube để được nghe những bài thiền hữu ích.
Bạn có thể xem Video trên kênh Youtube của Breath nhé: https://www.youtube.com/c/BreathThiềnđịnhthậtđơngiản
Hãy like Facebook page và Instagram của Breath nhé:
Facebook: https://www.facebook.com/ThiendinhBreath/
Instagram: https://www.instagram.com/breath.vn/
Contact: [email protected]
Bản quyền Breath.vn
By Thu Trang Lê PhD
-
Bài thiền hôm nay được thiết kể để giúp bạn tìm lại sự bình tĩnh trước khi bước vào một sự kiện quan trọng. Đứng trước một buổi họp, hay một bài thuyết trình, rất khó để chúng ta tránh khỏi cảm giác lo âu, hồi hộp. Bao nhiêu sư chuẩn bị của bạn dường như bay đâu hết, chỉ còn nhường chỗ cho những lo lắng về những điều tồi tệ nhất có thể xảy ra. Sẽ thế nào nếu mình quên mất những điểm quan trọng. Hay mình không trả lời được câu hỏi thì sao?
Những lo lắng này sẽ kích hoạt Amygdala, cơ quan báo động nguy hiểm của não bộ. Và chỉ trong tích tắc, cả cơ thể bạn sẽ rơi vào trạng thái sẵn sàng chạy trốn hoặc chiến đấu. Bạn sẽ nhận thấy trống ngực đập thình thịch, hơi thở trở nên nông và nhanh hơn, cổ họng khô còn bụng thì bồn chồn không yên. Tệ hơn nữa, tất cả những phản ứng này của cơ thể đều được não bộ giải mã như tín hiệu của nguy hiểm cận kề. Điều này như một vòng luẩn quẩn, và càng làm cho tình trạng lo lắng của bạn trở nên tồi tệ. Khi bạn đang trong tình trạng căng thẳng, phần não bộ điều khiển tư duy phân tích và logic của bạn sẽ tạm thời nhường chỗ cho phần não nguyên thủy như Amygdala và Hypothalamus. Đó chính là lý do tại sao bạn hiếm khi suy nghĩ tỉnh táo và hành động sáng suốt khi rơi vào trạng thái căng thẳng, lo âu.
Và đây cũng chính là lúc thiền định phát huy tác dụng của mình, đó là giúp bạn lấy lại sự sáng suốt và bình tĩnh khi bước vào một sự kiện quan trọng.
Nhớ đăng ký theo dõi podcast và kênh Youtube để được nghe những bài thiền hữu ích.
Bạn có thể xem Video trên kênh Youtube của Breath nhé: https://www.youtube.com/c/BreathThiềnđịnhthậtđơngiản
Hãy like Facebook page và Instagram của Breath nhé:
Facebook: https://www.facebook.com/ThiendinhBreath/
Instagram: https://www.instagram.com/breath.vn/
Contact: [email protected]
Bản quyền Breath.vn
By Thu Trang Lê PhD
-
Xin chào, khi bạn click vào bài thiền này, có lẽ bạn đang cảm thấy căng thẳng, lo lắng hoặc bạn đang phải đối mặt với một vấn đề nào đó trong cuộc sống. Đừng lo, bài tập hôm nay sẽ giúp bạn gạt bỏ mọi nỗi phiền lo với phương pháp thiền hình dung hay tưởng tượng. Khi thiền với phương pháp này, chúng ta sẽ dùng trí tưởng tượng của mình để liên tưởng đến một hình ảnh nào đó nhằm đạt được một trạng thái thư giãn và tích cực.
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, thực hành thiền hình dung khung cảnh thiên nhiên sẽ giúp làm giảm hàm lượng hoormon stress trong cơ thể bạn, và làm giảm các triệu chứng của trầm cảm, lo âu.
Nhớ đăng ký theo dõi podcast và kênh Youtube để được nghe những bài thiền hữu ích.
Bạn có thể xem Video trên kênh Youtube của Breath nhé: https://www.youtube.com/c/BreathThiềnđịnhthậtđơngiản
Hãy like Facebook page và Instagram của Breath nhé:
Facebook: https://www.facebook.com/ThiendinhBreath/
Instagram: https://www.instagram.com/breath.vn/
Contact: [email protected]
Bản quyền Breath.vn
By Thu Trang Lê PhD
-
Nhớ đăng ký theo dõi podcast và kênh Youtube để được nghe những bài thiền hữu ích.
Bạn có thể xem Video trên kênh Youtube của Breath nhé: https://www.youtube.com/c/BreathThiềnđịnhthậtđơngiản
Hãy like Facebook page và Instagram của Breath nhé:
Facebook: https://www.facebook.com/ThiendinhBreath/
Instagram: https://www.instagram.com/breath.vn/
Contact: [email protected]
Bản quyền Breath.vn
By Thu Trang Lê PhD
-
Chào mừng bạn đến với bài học cuối cùng trong chuỗi bảy ngày học thiền cùng Breath. Trong 6 buổi học vừa qua, bạn đã được học những kỹ năng cốt lõi của thiền định hiện thức. Thông qua việc rèn luyện sự chú tâm vào thời điểm hiện tại, có thể bạn đã từng bước cảm nhận được những tác dụng của thiền như giảm căng thẳng, lo âu, hoặc cải thiện giấc ngủ. Thế nhưng rèn luyện sự chú tâm không phải là mục đích duy nhất của thiền định. Thiền chỉ thực sự phát huy tác dụng của mình khi bạn đồng thời nuôi dưỡng một phẩm chất vô cùng quan trọng khác: đó là thái độ nhẫn nại và bao dung.
Rất nhiều người tìm đến thiền với kỳ vọng có được sự thư thái và tĩnh tâm. Thế nhưng điều đầu tiên họ đối mặt lại là dòng suy nghĩ vẫn cứ ùa về một cách không kiểm soát. Ngay cả khi bạn biết rằng, phân tâm là một phần của thiền định, nhưng rất khó để giữ được sự nhẫn nại của mình. Rất khó để không bực mình với bản thân, cho rằng mình thật kém cỏi và thất bại vì không thể tập trung vào hơi thở quá 5s. Và kết quả, cái mà chúng ta đang nuôi dưỡng không phải là khả năng hiện thức mà là sự bực bội và thất vọng. Đây là phản ứng hoàn toàn tự nhiên vì nó xuất phát từ thói quen không hài lòng và phán xét bản thân vốn đã ăn sâu trong mỗi chúng ta. Sâu thẳm bên trong mỗi người luôn tồn tại một cảm giác “mình không tốt, không đủ giỏi, không đủ giàu, hay không có cái nọ, cái kia”.
Học thiền chính là học cách bao dung và nhẫn nại với bản thân, học cách chấp nhận và yêu thương cả những khía cạnh mà chúng ta vẫn thường trốn tránh và mặc cảm. Khi bạn chấp nhận suy nghĩ như một phần của trải nghiệm hiện tại, và thông cảm với bản thân khi mình liên tục bị phân tâm, bạn đang đồng thời nuôi lớn trong mình tình yêu thương và sự chấp nhận bản thân. Chỉ khi nào chúng ta thực sự yêu thương và trân trọng bản thân mình, khi đó chúng ta mới thực sự hạnh phúc.
Nhớ đăng ký theo dõi podcast và kênh Youtube để được nghe những bài thiền hữu ích.
Bạn có thể xem Video trên kênh Youtube của Breath nhé: https://www.youtube.com/c/BreathThiềnđịnhthậtđơngiản
Hãy like Facebook page và Instagram của Breath nhé:
Facebook: https://www.facebook.com/ThiendinhBreath/
Instagram: https://www.instagram.com/breath.vn/
Contact: [email protected]
Bản quyền Breath.vn
By Thu Trang Lê PhD
-
Chào mừng bạn đến với ngày thứ 6 trong chuỗi bảy ngày học thiền cùng Breath. Trong buổi học hôm qua, chúng ta đã học cách nuôi dưỡng sự tập trung, và bình ổn tâm trí, thay vì phung phí năng lượng vào những suy nghĩ dai dẳng không hồi kết. Tuy vậy, sẽ có rất nhiều người lầm tưởng rằng, thiền định giúp cho đầu óc thảnh thơi bằng cách dập tắt mọi suy nghĩ. Điều này hoàn toàn không đúng.
Tâm trí tự động sản sinh ra suy nghĩ giống như cách cơ thể tự động sản sinh ra enzyme vậy. Chúng ta có thể ép tâm trí mình tạm thời không suy nghĩ trong vòng vài giây, nhưng sau đó, suy nghĩ sẽ tự động tràn về một cách không kiểm soát. Học thiền không phải là cuộc chiến với tâm trí để giữ cho đầu óc mình trống rống. Thay vì coi suy nghĩ là kẻ thù, học thiền chính là học cách làm bạn với suy nghĩ của mình. Thay vì coi phân tâm là trở ngại, hãy coi suy nghĩ như đồng minh, và dùng chính suy nghĩ như một đối tượng quan sát cũng giống như hơi thở hay cảm giác cơ thể vậy.
Phật giáo ví suy nghĩ như một dòng sông. Bạn không có cách nào làm cho sông ngừng chảy cũng giống như bạn không thể nào dập tắt suy nghĩ. Nhưng cũng đừng vì thế mà bị ngã xuống dòng nước, vùng vẫy và bị mắc kẹt trong đó, không hề nhận ra mình đang bị hết suy nghĩ này đến suy nghĩ khác cuốn trôi. Thiền định giúp bạn tách mình ra khỏi dòng sông, và ngồi trên bờ quan sát dòng suy nghĩ của chính mình. Khi bạn dùng suy nghĩ như một đối tượng quan sát, suy nghĩ sẽ không còn đáng sợ nữa, và bạn có thể nhẹ nhàng đón nhận mỗi suy nghĩ với một nhìn khách quan sáng suốt hơn.
Nhớ đăng ký theo dõi podcast và kênh Youtube để được nghe những bài thiền hữu ích.
Bạn có thể xem Video trên kênh Youtube của Breath nhé: https://www.youtube.com/c/BreathThiềnđịnhthậtđơngiản
Hãy like Facebook page và Instagram của Breath nhé:
Facebook: https://www.facebook.com/ThiendinhBreath/
Instagram: https://www.instagram.com/breath.vn/
Contact: [email protected]
Bản quyền Breath.vn
By Thu Trang Lê PhD
-
Chào mừng bạn đến với ngày thứ năm trong chuỗi thiền định 7 ngày cùng Breath. Trong bốn ngày vừa qua, chúng ta đã cùng nhau học cách hướng tâm trí về hiện tại và rèn luyện sự chú tâm thông qua việc quan sát hơi thở và cảm giác cơ thể. Có thể bạn sẽ nhận thấy việc tập trung vào hơi thở là không hề dễ dàng vì bạn liên tục bị phân tâm bởi suy nghĩ, hồi ức hay tính toán. Đừng lo, điều này là hoàn toàn tự nhiên vì phần não bộ giúp duy trì sự tập trung hoạt động hoàn toàn vô thức. Trong phật giáo, tâm trí chúng ta thường được ví như một con khỉ, liên tục chuyền từ cành nọ sang cành kia một cách không kiểm soát. Đã khi nào bạn nằm xuống đi ngủ, nhưng đầu óc lại bị cuốn vào hết suy nghĩ này đến suy nghĩ khác mà không thể nào dứt ra. Chúng ta không thể bắt ép con khỉ này ngừng di chuyển, cũng giống như không thể dùng ý chí để bắt tâm trí tập trung tuyệt đối vào hơi thở mà không bị phân tâm. Đó là điều không tưởng, vì sớm hay muộn, nó cũng sẽ tìm được cách thoát ra. Thế nhưng, nếu chúng ta để mặc cho nó tự tung tự tác, thì nó sẽ không ngừng phung phí năng lượng vào những việc vô nghĩa. Đầu óc chúng ta cũng vậy, sẽ liên tục phung phí tâm lực và trí lực vào hết suy nghĩ này đến suy nghĩ kia, đến khi tâm trí chúng ta trở nên kiệt quệ. Cách duy nhất để bạn chế ngự con khỉ bên trong tâm trí bạn, đó là giao cho nó nhiệm vụ để làm. Từ đó, giúp não bộ của bạn trở nên tĩnh tại, tỉnh táo và sáng suốt hơn.
Nhớ đăng ký theo dõi podcast và kênh Youtube để được nghe những bài thiền hữu ích.
Bạn có thể xem Video trên kênh Youtube của Breath nhé: https://www.youtube.com/c/BreathThiềnđịnhthậtđơngiản
Hãy like Facebook page và Instagram của Breath nhé:
Facebook: https://www.facebook.com/ThiendinhBreath/
Instagram: https://www.instagram.com/breath.vn/
Contact: [email protected]
Bản quyền Breath.vn
By Thu Trang Lê PhD
-
Chào mừng bạn đã đến với ngày thứ 4 trong chuỗi 7 ngày tập thiền cùng Breath. Hôm qua, chúng ta đã cùng nhau rèn luyện sự chú tâm của mình thông qua việc quan sát và cảm nhận hơi thở. Hôm nay, chúng ta sẽ học cách kết nối với cơ thể của chính mình. Bên cạnh hơi thở, cảm giác cơ thể là đối tượng quan sát rất phổ biến trong thiền định.
Giống như hơi thở, cơ thể luôn hiện diện ở đây, cùng với bạn, bất kể bạn ở đâu, hay làm gì. Thế nhưng phần lớn thời gian chúng ta đánh mất đi sự kết nối giữa tâm trí và cơ thể. Cơ thể bạn ở đây, nhưng tâm trí lại ở một nơi khác, lại đang nghĩ về quá khứ hay tương lai.
Khi tâm trí không còn ở đó, chúng ta hiếm khi lắng nghe được những tín hiệu mà cơ thể gửi đến mình. Bạn biết không, mỗi khi bạn căng thẳng và lo âu, đó không chỉ đơn thuần là những vấn đề tinh thần, nỗi căng thẳng và lo âu còn hiện diện trong cơ thể vật lý của bạn. Cảm giác cơ thể là những tín hiệu trung thực nhất báo cho chúng ta tình trạng sức khỏe thể chất và tinh thần của mình. Tuy nhiên, thói quen đắm chìm trong suy nghĩ khiến chúng ta ít khi để ý đến những tín hiệu này cho đến khi sự căng thẳng, lo âu vượt quá ngưỡng chịu đựng của cơ thể và não bộ. Học cách chú ý đến cảm giác cơ thể giúp chúng ta nhận ra và p hản ứng kịp thời với những tín hiệu đầu tiên của stress trước khi chúng trở nên trầm trọng và gây ra những hậu quả về thể chất cũng như tinh thần. Bằng việc chuyển từ trạng thái suy nghĩ sang trạng thái cảm nhận, chúng ta sẽ cảm thấy đầu óc mình bình tâm và thư thái hơn.
Nhớ đăng ký theo dõi podcast và kênh Youtube để được nghe những bài thiền hữu ích.
Bạn có thể xem Video trên kênh Youtube của Breath nhé: https://www.youtube.com/c/BreathThiềnđịnhthậtđơngiản
Hãy like Facebook page và Instagram của Breath nhé:
Facebook: https://www.facebook.com/ThiendinhBreath/
Instagram: https://www.instagram.com/breath.vn/
Contact: [email protected]
Bản quyền Breath.vn
By Thu Trang Lê PhD
-
Chào mừng bạn đến với ngày thứ 3 trong chuỗi 7 ngày tập thiền cùng Breath. Trong bài tập hôm qua, chúng ta đã học cách bấm nút dừng để trở về với hiện tại. Học cách hiện thức được mọi trải nghiệm ở hiện tại thông qua các giác quan.
Có thể bạn sẽ nhận thấy lưu giữ tâm trí ở hiện tại là việc không hề đơn giản. Sự phát triển của công nghệ cho phép bạn kết nối và cập nhật ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào. Sự chú tâm và tập trung của chúng ta cũng vì thế mà ngày càng bị cắt vụn. Đâu là lần cuối bạn vào nhà vệ sinh mà không cầm theo điện thoại? Càng ngày, não bộ chúng ta càng quen với việc liên tục tiếp nhận kích thích bên ngoài, và chúng ta không thể để đầu óc mình tĩnh tâm dù chỉ 5 phút.
Thiền định giúp chúng ta rèn luyện khả năng chú tâm mà từ lâu chúng ta đánh mất. Trong bài tập hôm nay, chúng ta sẽ cũng nhau học cách chú tâm vào hơi thở. Dùng hơi thở như một sợi dây neo, để bạn có thể quay về mỗi khi bạn bị phân tâm.
Nhớ đăng ký theo dõi podcast và kênh Youtube để được nghe những bài thiền hữu ích.
Bạn có thể xem Video trên kênh Youtube của Breath nhé: https://www.youtube.com/c/BreathThiềnđịnhthậtđơngiản
Hãy like Facebook page và Instagram của Breath nhé:
Facebook: https://www.facebook.com/ThiendinhBreath/
Instagram: https://www.instagram.com/breath.vn/
Contact: [email protected]
Bản quyền Breath.vn
By Thu Trang Lê PhD
-
Chào mừng bạn đến với ngay thứ 2 trong chuỗi học thiền 7 ngày cùng Breath. Trong bài học đầu tiên, chúng ta đã học cách buông bỏ mọi buồn lo, để cơ thể và tâm trí dần bước vào trạng thái tĩnh tại. Sẽ có người thấy thiền định hóa ra cũng đơn giản. Nhưng cũng sẽ có người thấy thiền thật khó, vì tâm trí bạn liên tục bị cuốn vào suy nghĩ, hồi ức, mơ mộng.
Bạn đừng lo, một nghiên cứu của ĐH Havard trên hơn 2200 người đã chỉ ra rằng trung bình 47 % thời gian trong ngày, con người chúng ta không đặt tâm trí mình vào hiện tại, mà giành để suy nghĩ về những việc chưa xảy ra hoặc đã xảy ra. Quan trọng hơn, nghiên cứu trên cũng chỉ ra rằng, con người thường cảm thấy không hạnh phúc khi tâm trí họ đang trong trạng thái phân tâm, lơ đãng, ngay cả khi đó là lúc họ đang mơ mộng về những thứ vui vẻ và tốt đẹp.
Học thiền chính là học cách thay đổi thói quen chú tâm của mình bằng việc hướng tâm trí về với thời điểm hiện tại để bạn có thể cảm nhận trọn vẹn nhất tất cả mọi thứ đang diễn ra ở đây và ngay lúc này. Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ học cách bấm nút dừng để trở về với hiện tại thông qua việc kết nối với các giác quan.
Nhớ đăng ký theo dõi podcast và kênh Youtube để được nghe những bài thiền hữu ích.
Bạn có thể xem Video trên kênh Youtube của Breath nhé: https://www.youtube.com/c/BreathThiềnđịnhthậtđơngiản
Hãy like Facebook page và Instagram của Breath nhé:
Facebook: https://www.facebook.com/ThiendinhBreath/
Instagram: https://www.instagram.com/breath.vn/
Contact: [email protected]
Bản quyền Breath.vn
By Thu Trang Lê PhD
-
Chào mừng bạn đến với ngày đầu tiên trong chuỗi 7 ngày học thiền cùng Breath. Thiền định là một hệ thống các phương pháp rèn luyện tâm trí, giúp thay đổi thói quen suy nghĩ, nhận thức và tập trung của con người. Hiểu một cách đơn giản, thiền cũng giống như việc tập thể dục cho não bộ vậy. Nếu tập thể dục giúp bạn có một cơ thể khoẻ mạnh, thì thiền định là thói quen thiết yếu để duy trì một bộ não khoẻ mạnh. Các nhà khoa học đã chứng minh thiền định giúp giảm căng thẳng, lo lắng, đồng thời tăng khả năng tập trung và trí nhớ. Ngoài ra, thiền còn cải thiện hệ miễn dịch và chất lượng giấc ngủ của bạn.
Trong 7 ngày tới đây, chúng ta sẽ cùng nhau làm quen với thiền và học những kỹ năng căn bản của quá trình thiền định hiện thức. Đừng lo, nếu bạn chưa có bất cứ khái niệm nào về thiền, bạn sẽ thấy đây đều là những phương pháp vô cùng dễ hiểu, và bất cứ ai cũng có thể tập được. Trong bài học đầu tiên, chúng ta sẽ học cách buông bỏ mọi căng thẳng và lo âu, và cho phép tâm trí mình được nghỉ ngơi thư giãn.
Nhớ đăng ký theo dõi podcast và kênh Youtube để được nghe những bài thiền hữu ích.
Bạn có thể xem Video trên kênh Youtube của Breath nhé: https://www.youtube.com/c/BreathThiềnđịnhthậtđơngiản
Hãy like Facebook page và Instagram của Breath nhé:
Facebook: https://www.facebook.com/ThiendinhBreath/
Instagram: https://www.instagram.com/breath.vn/
Contact: [email protected]
Bản quyền Breath.vn
By Thu Trang Lê PhD
-
Quan sát hơi thở là kỹ thuật thiền nền tảng của thiền định hiện thức. Bất kể bạn mới tập thiền hay đã thiền lâu năm, bạn có thể dùng hơi thở như đối tượng quan sát bất kể bạn đang làm gì và ở đâu. Khi quan sát hơi thở, chúng ta chỉ đơn giản hướng sự chú ý vào nhịp thở tự nhiên của cơ thể, vào cảm giác vật lý của hơi thở khi bạn hít vào và thở ra. Thực hành thiền quan sát hơi thở giúp chúng ta nuôi dưỡng đồng thời khả năng tập trung và hiện thức. Khi thực hành bài tập này, chúng ta không chỉ học cách giữ sự tập trung một cách ổn định vào hơi thở, mà còn học cách nhận diện được suy nghĩ của chính mình. Mỗi lần bạn nhận ra mình đang phân tâm là một cơ hội để bạn học cách tách mình ra khỏi suy nghĩ, đóng vai trò người quan sát thay vì bị nhấn chìm vào dòng thác suy nghĩ. Bằng cách chuyển từ trạng thái suy nghĩ sang trạng thái quan sát và cảm nhận hơi thở, chúng ta đang nuôi dưỡng khả năng lưu giữ tâm trí ở thời điểm hiện tại thay vì luôn đắm mình trong suy nghĩ về quá khứ hay tương lai.
Nhớ đăng ký theo dõi podcast và kênh Youtube để được nghe những bài thiền hữu ích.
Bạn có thể xem Video trên kênh Youtube của Breath nhé: https://www.youtube.com/c/BreathThiềnđịnhthậtđơngiản
Hãy like Facebook page và Instagram của Breath nhé:
Facebook: https://www.facebook.com/ThiendinhBreath/
Instagram: https://www.instagram.com/breath.vn/
Contact: [email protected]
Bản quyền Breath.vn
By Thu Trang Lê PhD
-
Yoga Nidra là phương pháp thiền cổ của Ấn Độ giúp đưa cơ thể và tâm trí vào một trạng thái hoàn toàn thư giãn gọi là tiền ngủ. Từ Nidra có nghĩa là trạng thái chuyển giao giữa ngủ và thức, là ranh giới giữa ý thức và vô thức. Yoga Nidra không chỉ chữa mất ngủ và giúp bạn có một giấc ngủ sâu. Phương pháp này còn giúp giảm căng thẳng, trầm cảm, đau đầu và cao huyết áp.
Hiện nay, Yoga Nidra đã trở nên vô cùng phổ biến trên toàn thế giới, và còn được quân đội Mỹ sử dụng để phục hồi tổn thương tâm lý cho binh lính.
Nhớ đăng ký theo dõi podcast và kênh Youtube để được nghe những bài thiền hữu ích.
Bạn có thể xem Video trên kênh Youtube của Breath nhé: https://www.youtube.com/c/BreathThiềnđịnhthậtđơngiản
Hãy like Facebook page và Instagram của Breath nhé:
Facebook: https://www.facebook.com/ThiendinhBreath/
Instagram: https://www.instagram.com/breath.vn/
Contact: [email protected]
Bản quyền Breath.vn
By Thu Trang Lê PhD
-
Lo lắng là một phản ứng tự nhiên của cơ thể giúp con người nhận thức được nguy hiểm và hành động kịp thời để tránh hậu quả không mong muốn trong tương lai. Thế nhưng khi sự lo lắng diễn ra hàng ngày, một cách không kiểm soát được, và không vì một mối nguy hiểm thực sự hay một nguyên nhân rõ ràng, thì nó lại trở thành một dạng rối loạn tâm lý và ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần và sức khoẻ của chúng ta.
Thiền định hiện thức từ lâu vốn được coi là phương pháp hiệu quả giúp bạn làm chủ và giảm bớt căng thẳng và lo âu.
Hiện thức giúp chúng ta nhìn mọi việc với con mắt khách quan và thấu suốt hơn, giúp bạn không còn sợ hãi một cách vô căn cứ nữa. Thông qua luyện tập thiền hiện thức, chúng ta học cách tách mình ra khỏi suy nghĩ và cảm xúc, đặc biệt là những suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực.
Nhớ đăng ký theo dõi podcast và kênh Youtube để được nghe những bài thiền hữu ích.
Bạn có thể xem Video trên kênh Youtube của Breath nhé: https://www.youtube.com/c/BreathThiềnđịnhthậtđơngiản
Hãy like Facebook page và Instagram của Breath nhé:
Facebook: https://www.facebook.com/ThiendinhBreath/
Instagram: https://www.instagram.com/breath.vn/
Contact: [email protected]
Bản quyền Breath.vn
By Thu Trang Lê PhD
-
Có thể bạn đang gặp một vấn đề nào đó trong cuộc sống khiến bạn thấy căng thẳng, lo lắng. Hoặc, có thể bạn chỉ đơn giản cảm thấy bất an mà chính bạn cũng không rõ mình thực sự bất an vì điều gì. Buổi tối khi bạn nằm xuống, không còn bị phân tâm vì những xô bồ của cuộc sống, chính là thời điểm nỗi bất an trở nên rõ rệt nhất. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến nhiều người trong chúng ta mất ngủ.
Bài thôi miên hôm nay sẽ giúp giải phóng bạn khỏi mọi suy nghĩ dai dẳng, mọi phiền muộn, lo âu, giúp bạn chìm vào một giấc ngủ thật sâu và yên bình.
Nhưng trước khi chúng ta bắt đầu bài tập, nếu có thể, bạn hãy tìm một cây bút và một mẩu giấy, sau đó ghi lại tất cả những điều đang khiến bạn trăn trở, lo âu. Những việc bạn cần làm vào ngày mai, hoặc bất cứ suy nghĩ nào bạn có trong đầu. Đây là cách giải phóng não bộ khỏi những suy nghĩ này, và chúng sẽ thôi không còn dai dẳng đeo bám lấy bạn nữa.
Bây giờ, bạn hãy nằm thật thoải mái trên giường. Hai tay duỗi thẳng hai bên thân mình. Hai chân hơi cách xa nhau. Hãy đảm bảo sao cho bạn không quá nóng hoặc quá lạnh. Trong bài tập hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau đưa cơ thể bạn vào một trạng thái hoàn toàn thư giãn, và giúp tâm trí bạn trở nên hoàn toàn tĩnh tại để bạn có thể tìm lại một giấc ngủ thật an lành.
Nhớ đăng ký theo dõi podcast và kênh Youtube để được nghe những bài thiền hữu ích.
Bạn có thể xem Video trên kênh Youtube của Breath nhé: https://www.youtube.com/c/BreathThiềnđịnhthậtđơngiản
Hãy like Facebook page và Instagram của Breath nhé:
Facebook: https://www.facebook.com/ThiendinhBreath/
Instagram: https://www.instagram.com/breath.vn/
Contact: [email protected]
Bản quyền Breath.vn
By Thu Trang Lê PhD
-
Não bộ của con người được sinh ra với một thói quen được gọi là thiên kiến tiêu cực (Negativity bias). Chúng ta thường dễ dàng để ý và ghi nhớ những trải nghiệm, hay kỷ niệm tiêu cực hơn những thứ tích cực. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một trải nghiệm tiêu cực có thể ngay lập tức được đưa vào bộ nhớ dài hạn, trong khi não bộ phải mất 12- 20s để có thể ghi nhớ một trải nghiệm tích cực.
Vì vậy, bí quyết để có một cuộc sống hạnh phúc hơn, đó là chủ động luyện cho não bộ thói quen chú ý đến những khía cạnh tốt đẹp trong cuộc sống.
Bài thiền hôm nay có tên gọi là bài thiền hạnh phúc, vì nó giúp chúng ta nuôi dưỡng khả năng chú tâm và ghi nhớ những thứ tích cực dù là nhỏ nhất trong cuộc sống.
Nhớ đăng ký theo dõi podcast và kênh Youtube để được nghe những bài thiền hữu ích.
Bạn có thể xem Video trên kênh Youtube của Breath nhé: https://www.youtube.com/c/BreathThiềnđịnhthậtđơngiản
Hãy like Facebook page và Instagram của Breath nhé:
Facebook: https://www.facebook.com/ThiendinhBreath/
Instagram: https://www.instagram.com/breath.vn/
Contact: [email protected]
Bản quyền Breath.vn
By Thu Trang Lê PhD
- Vis mere