Episodios
-
Thông tin được truyền tải từ: https://phathocnguyenthuy.com
"Người tu pháp bất động, không thấy lỗi lầm của người khác, đó là cái bất động của tự tánh. Kẻ mê tuy tự thân hắn bất động, song thoắt mở miệng là chỉ nói đến thị phi của người khác, do đó đi ngược lại đạo."
"Nếu như mình không suy tư về các sự vật và trừ khử được tất cả các niệm, lúc một niệm vừa dứt đoạn thì lập tức mình sẽ thọ sinh nơi chốn khác."
"Do đó mới lập vô niệm làm tông. Bởi vì mê mờ mà con người khởi niệm nơi cảnh, rồi thì tà kiến lại do nơi niệm mà khởi. Tất cả các trần lao vọng niệm do nơi đó mà sinh. Do đó giáo pháp này mới lập vô niệm làm tông."
"Chính sự liên hệ với ngoại cảnh gây nên loạn tâm. Do đó bên ngoài xa lìa các tướng tức là “thiền”, bên trong không loạn tức là “định”. Này các thiện tri thức, hãy tự thấy rằng tự tánh mình vốn thanh tịnh, tự tu tập tự thành tựu. Tự tánh của mình chính là Pháp thân, sự tu hành của mình chính là sự tu hành để thành Phật. Tự thành tựu chính là tự thành Phật đạo cho chính mình." -
Đọc thêm tại www.phathocnguyenthuy.com Pháp Bảo Đàn Kinh là bộ ngữ lục, quyển sách do tổ huệ năng giảng thuyết được ghi chép lại nên còn gọi là Lục Tổ Đàn Kinh.
-
¿Faltan episodios?
-
Trên con đường tu học giác ngộ cần nắm vững bản đồ để không bị lạc đường.
Bản đồ chính là giáo pháp, nắm vững bản đồ là hiểu rõ lý nghĩa của giáo pháp mà Đức Phật và các vị chư tổ chánh quy đã truyền dạy.
Tâm chính là đầu mối tạo nên luân hồi và cũng là chủ tác, đầu mối để trở về thanh tịnh.
Khi Tâm ô nhiễm sẽ tạo nên nghiệp ác. -
Đọc thêm tại www.phathocnguyenthuy.com Khi nói về việc “tắm gội chúng tăng”, đó chẳng phải theo nghĩa hạn hẹp “tắm gội” hữu vi của thế gian này. Đức Thế Tôn vì các vị đệ tử mà thuyết kinh Ôn thất, nhằm muốn cho họ vâng giữ theo pháp tẩy dục (Luôn Chánh Niệm Thân).
Ôn thất nghĩa là căn phòng ấm áp, ấy là nói đến thân thể này. Nói đến việc nhóm lên ngọn lửa của trí huệ, để hâm nóng nước giới luật thanh tịnh. Giúp tắm gội cho tánh Phật chân như ở trong thân. Từ đó giữ đúng theo bảy Pháp* một cách tự trang nghiêm.
(*) Bảy pháp gồm: giới hạnh, trí huệ, phân biệt, chân thật, chánh tín, nhẫn nhục và hổ thẹn. Bảy pháp này sẽ được giải thích ở đoạn sau. -
Bồ Đề Đạt Ma Sư Tổ đã chỉ dạy
“Người đời nay không hiểu được những nghĩa lý ấy, do sự hiểu biết nông cạn của mình nên chỉ lấy những việc làm theo hình tướng mà cho là công đức, tốn kém biết bao nhiêu tiền của; đắp tượng, xây tháp uổng phí sức người; dốc lòng hết sức cũng chỉ tự làm tổn hại bản thân, mê hoặc người khác, chẳng biết là rất đáng hổ thẹn, biết bao giờ được giác ngộ? Thấy pháp hữu vi thì hết lòng đắm chấp, nghe nói đến pháp vô vi thì ngớ ngẩn, mê muội. Chỉ tham những điều lành nhỏ nhoi trước mắt, nào biết được nỗi khổ lớn mai sau? Tu học như thế chỉ tự mình nhọc công phí sức, bỏ chánh theo tà, ai bảo là được phước?”
Chúng ta sẽ cùng phân tích rõ lời Sư Tổ dạy để hiểu đúng và hành đúng. -
Phật dạy giáo pháp giác ngộ đều nằm trong tầm tay của chúng ta, chỉ tại chúng ta chưa biết cách nắm bắt nên cứ tìm cầu (xem, nghe, đọc…) lung tung trong sự hỗn loạn của thời mạt pháp này, xa dần nguồn cội gốc rễ kéo theo việc chúng ta bị rối loạn. Thiết mong chúng ta cùng đọc thật kỹ cửa thứ 2: Phá Tướng Luận trong Thiếu Thất Lục Môn Yếu Chỉ của tổ Đạt Ma, sẽ giúp chúng ta giải nhiều điều vướng mắc của Pháp và hình tướng.
THIẾU THẤT LỤC MÔN YẾU CHỈ
Đệ Nhị Môn Phá Tướng Luận
(Luận về việc dẹp bỏ những cái hình tướng bên ngoài để trở về bản tâm)
Giảng luận: Bồ Đề Đạt Ma
Dịch giả: Nguyễn Minh Tiến
Biên tập: Phathocnguyenthuy.com
“Ta vốn đến Trung Quốc
Truyền giáo cứu mê tình
Một hoa khai năm cành
Kết quả tự nhiên thành”
Phần 1: Luận về Pháp Tu -
Lâu nay ta vẫn thường nghe về “Thiền định” và “ngồi thiền”, vậy thế nào là “thiền” thật sự trong Phật Học Nguyên Thuỷ?
Để hiểu rõ và thực hành đúng, Hãy cùng chiêm nghiệm lại lời của các vị Chư Tổ Chính Quy chỉ dạy về “thiền”.
Vì nếu hiểu sai thực hành sai, hậu quả là rất to lớn, có thể dẫn đến: loạn tâm, xuất hiện những dấu hiệu tâm thần bất thường…và tệ nhất là uổng phí công sức tu tập, bị tà giáo mê hoặc bỏ chánh theo tà.
Phật Giáo đã qua hàng ngàn năm, đến nay là thời mạt pháp, không tránh khỏi những biến tướng, hiểu sai dẫn đến hành sai.
“Thiền” và “tu thiền” vốn không được nói đến trong Phật Học Nguyên Thuỷ của Bổn Sư Cồ-đàm. Nhưng do hàng ngàn năm du nhập và lai tạp các tư tưởng Thần Giáo, Đạo Giáo cộng thêm vô số biến tướng thêu dệt, từ đó “thiền” trở nên phổ biến, gây nhiều sự hiểu lầm và nguy hiểm.
-
Nam mô Bổn sư Thích-ca Mâu ni Phật là danh hiệu tri niệm, Thích-ca mâu ni Phật là cách gọi quen thuộc tên Đức Phật của nhiều người theo đạo Phật ở Việt Nam.
Nhưng thật sự đây có phải là tên gọi đúng về vị Đạo Sư tôn kính của chúng ta?
Với tinh thần học Phật là luôn vận dụng trí tuệ để hiểu đúng Sự thật do đó việc truy tìm nguồn gốc, đối chiếu với những chánh kinh, tham khảo qua các dữ kiện lịch sử và các tài liệu khảo cổ học cùng những gì chúng ta tri kiến tu học theo đúng chánh pháp, để giúp chánh tri kiến lại và hiểu chính xác tên Đức Phật.
Một ví dụ điển hình, nếu người học trò gọi tên sai tên người thầy, người cô dạy mình thì chúng ta cảm thấy thế nào? Cũng vậy, nếu chúng ta học Phật mà ngay tên vị Bổn sư mà hiểu sai, đọc sai hay là niệm sai thì sao gọi là đệ tử Phật? Vì học Phật chính là học sự thật, Đức Phật luôn khuyến khích chánh tri kiến và tư duy cho đúng. Đức Phật đã từng nhắc nhở trong Tứ y pháp “ Y trí bất quy thức”.
-
Phần 2 của chủ đề. Tìm xem phần 1 trong nội dung trước.
-
Hai chữ “giải thoát” hiểu ra sẽ rất nhiều nghĩa. Vì vậy trong việc tu học giác ngộ ta cần phải phân biệt rõ ràng: ta cần giải thoát cái gì, điều gì trói buộc, giam hãm ta. Nghĩa là xác định đối tượng giải thoát, phạm vi, phạm trù giải thoát.
Chứ không lấp lửng, lập lờ, đánh đồng việc giải thoát tình huống đời thường đa tạp (giải thoát tương đối tính) mà sai lầm quy đồng thành giải thoát Dukkha (giải thoát tuyệt đối tính), nếu hiểu sai điều cơ bản này thì sao mà thành tựu Giải Thoát? -
Trong những bước đầu tìm hiểu về Phật học hầu như đa số mọi người đều bị vướng mắc rất nhiều về những thuật ngữ Hán Việt chuyên biệt sử dụng xen lẫn trong giáo pháp. Mà sự trói buộc (Nhược tùy ư văn giáo) áp đặt tuân thủ theo bởi do nhiều nguyên nhân. Hãy cùng tri kiến và tư duy để đồng tháo gỡ những vướng mắc giúp ta thêm vững vàng trên con đường tu học giác ngộ.
-
Tháng 7 âm lịch là thời điểm giao thời giữa mùa hạ và mùa thu
Xét theo lý Ngũ Hành, Mùa hạ tượng Hỏa cục – mùa thu tượng Kim cục
-> Đây là 2 hành tương khắc, xung đối với nhau
->Cho nên tương tác Âm/Dương Ngũ Hành tạo biến động Thiên-Địa-Nhân mạnh-> gây mưa, nắng, gió bão thường xuyên -> khiến cho tâm lý người, động vật, thực vật chính vì vậy mà cũng sẽ bị xáo trộn.
Điểm lại lịch sử, chúng ta cũng thấy được sự tương đồng thời gian của những cuộc chiến tranh đẫm máu nhất trong lịch sử thường rơi vào thời điểm khoảng Tháng 7 – Tháng 8 âm lịch. -
Thông tin được truyền tải từ www.phathocnguyenthuy.com
Tục ngữ Việt Nam có câu “Lá lành đùm lá rách”
trong dân gian thường gọi là “làm phước”
– nghĩa là giúp đỡ người khác bằng lời động viên, an ủi, bằng lời khuyên để giải quyết vấn đề hiện tại,
hoặc bằng hành động như phụ công sức hay tiền của vật chất…
trong Phật học nguyên thuỷ gọi là đó “PHƯỚC ĐỨC” tức là Thiện nghiệp hữu vi.
Ngoài chữ “PHƯỚC ĐỨC” chúng ta cũng thường nghe chữ “CÔNG ĐỨC”, vậy 2 chữ này thực sự là giống hay khác nhau? -
Thông tin được truyền tải từ www.phathocnguyenthuy.com
Trong thời kỳ thật giả hỗn độn như ngày nay, chúng ta cần hiểu rõ làm thiện để tích phước sao cho đúng là điều rất cần thiết.
Hiểu để tránh làm thiện sai (còn gọi là bất chánh thiện thí) dẫn đến uổng phí công sức mà còn hoại phước đức, tạo nghiệp chướng, ác nghiệp dẫn đến những nỗi khổ lớn mai sau.
Chánh thiện nghiệp là quy luật sẵn có của vũ trụ, đã tồn tại dù có hay không có Đức Phật,
do vậy chúng ta cần lưu ý đây là điều không phải do Đức Phật tự nghĩ ra và bắt buộc mọi người làm.
Người nào làm thuận theo chánh thiện nghiệp thì sẽ tốt, tiến hóa lên. Còn ngược lại thì tất nhiên sẽ suy hóa. -
(Phần 21) CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH & LÝ GIẢI THUYẾT NGŨ GIỚI
5. Say nghiện: (tiếp theo) -
(Phần 21) CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH & LÝ GIẢI THUYẾT NGŨ GIỚI
5. Say nghiện: -
(Phần 20) CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH & LÝ GIẢI THUYẾT NGŨ GIỚI
4. Tà khẩu: -
(Phần 19) CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH & LÝ GIẢI THUYẾT NGŨ GIỚI
2. Giới tà dâm: -
(Phần 18) CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH & LÝ GIẢI THUYẾT NGŨ GIỚI
2. Giới trộm cắp: - Mostrar más