Episodios
-
Nếu coi khách hàng là thượng đế, và việc chiều lòng khách hàng luôn là điều quan trọng nhất, thì có vẻ như… không phải lúc nào chúng ta cũng đang làm đúng thì phải, có phải không nhỉ?
Tại sao coi khách hàng như thượng đế nhưng chúng ta lại không cho họ chọn món ăn và phải ăn theo những gì đã chuẩn bị trước, theo đúng thứ tự chúng ta sắp xếp? Tại sao thượng đế lại là người phải kiểm tra xem hôm nay chúng ta mở cửa hay đóng cửa, và đôi khi bị nhắc nhở về việc nên hạ giọng xuống khi lỡ cười quá to với bạn bè? Tại sao thượng đế mà còn bị cấm làm việc này việc kia, như là không được chụp ảnh, không được bật flash, dù điều đó đôi khi sẽ khiến họ ngay lập tức quay lưng với thương hiệu đang cấm đoán?
Lý trí mà nói, đó không phải những hành động đặt thượng đế lên hàng đầu, phải không?
-
Ở đây có BAKES và “một năm sau đó”. Một ghi nhận về Trung Thu từ góc nhìn một con người chứ không phải chuyên gia này hay thương hiệu nọ. 🌕
-
¿Faltan episodios?
-
Câu chuyện của hôm nay, thì bắt đầu từ một bình luận mình đọc được trong quá trình chạy chiến dịch. Bình luận đó là: Làm ơn đừng gọi đây, tức những chiếc bánh nướng cốm xào, là bánh nướng. Mình hiểu trong ngữ cảnh bình luận, thì ý bạn ấy là đừng gọi bánh nướng cốm xào là bánh nướng Trung Thu.
Nếu có hình dáng giống bánh Trung Thu, vỏ nướng của bánh Trung Thu, vẫn không phải bánh Trung Thu, thì thế nào mới là bánh Trung Thu?
-
Trung Thu là một đường đua độc lập, theo thời vụ, béo bở và bởi vậy cũng vô cùng cạnh tranh với tất cả các tay đua.
Trên đường đua này, ai là những đối thủ đáng gờm nhất?
Có 2 tượng đài lớn trên thị trường Trung Thu: các nhà làm bánh thủ công truyền thống, và các khách sạn lớn.
Theo bạn, tượng đài nào đang lung lay?
-
Để nói một cách thành thật nhất, Threads với mình là một minh chứng rõ ràng về những điều bất biến giữa những mạng xã hội khác nhau và luôn luôn thay đổi.
Có rất nhiều điều bất biến theo thời gian. Độ tuổi dậy thì có thể sớm hơn hoặc muộn hơn một chút, nhưng kiểu gì bạn cũng cần trải qua tuổi dậy thì rồi mới đến được tuổi trưởng thành. Một món ăn có thể được chế biến theo cách này hoặc cách khác, nhưng đều cần đi từ bước sơ chế nguyên liệu rồi mới tới bước nấu bếp. Một ly rượu có thể được thưởng thức theo cách này hoặc cách khác, nhưng đều cần được lên men đủ độ trước khi phục vụ. Khi nhìn vào bức tranh lớn hơn, bạn sẽ thấy có rất nhiều điều bất biến âm thầm đứng sau những thay đổi tưởng chừng như vô cùng to lớn.
Mình cũng tìm thấy những điều bất biến tương tự khi quan sát sự lớn lên của Threads. Mới là “lớn lên” thôi, bởi mình nghĩ mạng xã hội này vẫn cần thêm nhiều thời gian nữa để đạt tới điểm trưởng thành.
Những điều bất biến mình quan sát được là gì? Để câu chuyện này cụ thể hơn và giúp bạn không ngủ gật khi nghe podcast, mình sẽ lấy bối cảnh thị trường F&B trên Threads để vừa kể, vừa làm ví dụ cho trực quan nhé. -
Cách đúng nhất để làm marketing cho một thương hiệu F&B là gì?
Chà, mình có thể mở đầu bằng kết luận luôn để bạn đỡ mất thời gian: bạn sẽ không tìm thấy một cách làm đúng nhất trong podcast này đâu. Mỗi thương hiệu sẽ có một cách làm đúng nhất riêng, và bởi vậy chẳng có công thức nào cả. Trong podcast này, chúng ta sẽ bàn về cách tư-duy-đúng để tìm ra cách làm đúng nhất cho riêng thương hiệu của bạn. Cái này thì hơi-hơi có công thức, nói là hơi hơi bởi đây là công thức của riêng cá nhân mình – mình hy vọng nó cũng sẽ áp dụng được cho bạn, còn nếu không, hy vọng nó sẽ là tiền đề để bạn tự xây dựng nên một công thức tư duy cho riêng mình.
Chúng ta sẽ khám phá công thức ấy như thế nào?
Một dự án giả lập. Một (vài) tình huống có thể xảy ra. Xin giới thiệu với các bạn một việc mình rất thường làm – khi rảnh rỗi, khi thấy tò mò và hứng thú, khi nhàm chán và muốn tự thách thức đầu óc của chính mình: tự giao cho mình một đề bài marketing, và tự giải nó. Giống như trong podcast này đây. -
Khởi đầu với Starbucks, hồi sinh nhờ Thái Yên, và khép lại với bạn. Thương hiệu F&B cần làm gì để có những vị khách hàng trung thành hơn? Mình nghĩ tập podcast này có một-phần câu trả lời đấy.
-
Bạn có thấy rất nhiều Matcha Latte ở Threads không? Mình cũng vậy. Bạn có thấy Matcha đang quay trở lại như một xu hướng không? Mình có thấy.
-
Nếu mình so sánh công dụng của một ly cà phê và một chiếc thảm chùi chân thì quả là quá khập khiễng. Nhưng nếu mình nhìn chúng như 2 công cụ mua niềm vui, công cụ tìm kiếm những hormones hạnh phúc chứ chẳng phục vụ một nhu cầu thưởng thức hay sử dụng nào quá sâu sắc, thì cuộc cạnh tranh lại trở nên công bằng và căng thẳng hơn bao giờ hết.
-
Mình định đặt tên podcast này là, "Có phải buffet đang trở lại không nhỉ?", nhưng nghĩ đi nghĩ lại thì cái tên trên hợp lý hơn. Tính thời điểm quả là một yếu tố vô cùng quan trọng để đánh giá bất cứ mô hình F&B nào, và mình nghĩ đã tới thời điểm để chúng ta đón buffet trở về rồi.
Bạn có nghĩ vậy không?
-
Ngày mới biết về khái niệm marketing 0 đồng, nó làm mình hoang mang và hào hứng. Mình lao vào tìm hiểu về những chiến lược, công thức, thuật ngữ và cách làm để đạt được kết quả ấy. Mình đặt nó ở một vị trí tối cao, như là một đích đến cần đạt nếu muốn trở thành một người làm marketing giỏi nhất. Cho tới khi mình nhận ra marketing 0 đồng không phải là một đích đến, một chiến lược, và thậm chí là không phải một cách làm marketing đáng lưu tâm. Một thuật ngữ mà nếu bạn không đặt trong đầu thì cũng chẳng mất mát gì, nếu không muốn nói là còn tốt hơn.
Và hôm nay chúng ta sẽ nói về việc ấy. Rốt cục bản chất của Marketing 0 đồng là gì, và tại sao mình lại nói rằng nó không đáng lưu tâm? -
Bạn đã bao giờ ăn một món ngọt trong thoả mãn và rồi hối hận ê chề khi cả tiếng đồng hồ sau khi ăn xong tô chè ấy, họng bạn cứ vương vấn mãi một vị chua khó tả không?
Nếu có, thì bạn không phải là người duy nhất đâu.
Trong podcast hôm nay, chúng ta sẽ bàn về hậu vị và những gì có thể rút ra từ chúng. Chúc bạn một ngày mới không có chút hậu vị chua chát nào, và cùng thảo luận thêm với mình ở IG hachu.works nhé! -
Mấy tháng gần đây của mình như thế này, không có nhiều bài học chuyên môn cho lắm, nhưng rất nhiều điều khiến mình đắn đo.
Link bài viết mình nhắc tới trong podcast là: https://hbr.org/2021/10/the-toxic-effects-of-branding-your-workplace-a-family
-
Mình có quá nhiều điều muốn nói về Michelin Guide, nhưng vài ngày sau khi danh sách được công bố, đây là những điều đầu tiên mình cảm thấy đủ chắc chắn để chia sẻ. Mình tin một hiểu biết đúng đắn về ngữ cảnh của danh sách này là điều cần có để chúng ta đánh giá những cái tên được nêu lên với nhiều thấu hiểu hơn, cũng như biết điều gì nên kỳ vọng trong những năm tiếp theo hơn.
Bài viết mình nói tới trong podcast là: https://www.eater.com/2018/7/18/17540672/michelin-guides-restaurants-tourism-bangkok-thailand-south-korea-singapore-funding
P/S: Đôi mắt, thì là của noma. -
Thứ chúng ta ăn đang đưa dinh dưỡng vào người ta như thế nào, và dinh dưỡng đang tạo nên con người chúng ta ra sao?
Mình đã nghĩ rất nhiều về chủ đề này, vì nó khó như là phải kể với bạn về cả vũ trụ trong một podcast vậy. Everything is related, mọi thứ đều liên kết với nhau, nói nôm na là ly trà sữa bạn uống hôm nay hoàn toàn có thể đang góp phần tạo nên niềm vui của bạn chiều nay và tạo nên phần nào sự thiếu kiên nhẫn trong tính cách bạn lâu dài. Đây chỉ là một ví dụ thôi nhé, nhưng nó cũng không hẳn sai đâu. Nghĩ mãi thì mình quyết định rằng hôm nay chúng ta sẽ làm quen với việc thức ăn tạo nên con người theo dòng chảy sau.
– Thứ nhất: chúng ta cần những chất gì để tạo nên con người mình mong muốn?
– Thứ hai: chúng ta sẽ tìm thấy những chất ấy trong những nguyên liệu nào?
– Thứ ba: chúng ta cần hấp thụ những nguyên liệu ấy như thế nào?
Xen kẽ trong 3 yếu tố kia là một yếu tố thứ tư ngầm. Mình sẽ bổ sung vào đây những lỗi thường gặp khi nghĩ về dinh dưỡng, ăn uống và tính cách.
Và xin hẹn gặp bạn trong podcast, để cùng khám phá câu trả lời.
-
Trong series này mình muốn cùng bạn tìm hiểu về những khía cạnh khác nhau của You are What you Eat, để cùng nhau khám phá cái cách mà việc ăn uống không chỉ nuôi sống ta, mang cho ta niềm vui, mà theo một cách nào đó còn điều khiển chúng ta, còn âm thầm đưa cho chúng ta những chỉ dẫn, những cảm giác rằng chúng ta cần-phải ăn cái này và bỗng-dưng thấy cái kia ngon. Đáng sợ, nhưng với mình cũng vô cùng kỳ thú. Thông qua series này, mình mong muốn tự tìm thấy cho bản thân một câu trả lời tổng quát và toàn diện nhất về việc rốt cục chúng ta được xây dựng nên bởi những thứ gì qua cái cách chúng ta ăn, và từ đó hiểu chúng ta nên làm gì, hay thậm chí là có trách nhiệm như thế nào, với những thứ chúng ta đưa cho khách hàng của mình ăn.
Yếu tố đầu tiên mình muốn tìm hiểu thông qua You are what you eat là, Lối sống. Cách chúng ta ăn đang định hình lối sống và cách chúng ta vận hành cả ngày của mình như thế nào? -
Thế nào là trưởng thành hơn? Trưởng thành trong khía cạnh nào? Có phải ý mình đang muốn nói về những vị khách già hơn, lớn tuổi hơn không? Có và Không. Hãy để mình nói kỹ hơn trong podcast này nhé.
-
Mình làm podcast này nhân dịp vài ngày trước, thương hiệu mình vô cùng yêu quý là Ngoặm, đã đạt liền 2 giải Restaurant of the Year từ People’s Choice và Grand Jury, co-fouder của Ngoặm là Tú thì đạt giải Young Leader of the Year. Như một bà chị Hà Nội lẩm cẩm và lắm điều, chỉ cần qua một đêm, toàn bộ niềm vui khi thấy Ngoặm đạt liền 3 giải thưởng với Vietcetera trong mình bỗng biến thành một nỗi lo lắng bất an. Chẳng có gì là đi lên mãi. Khi đã đạt được sự công nhận mà mình xứng đáng rồi, thì sao nữa?
-
Không biết bạn thế nào, nhưng mình luôn có một vài người mà mình gọi là google cá nhân. Có thể thân thiết, có thể không. Có thể chẳng có bất cứ điểm chung gì ngoài chung mong muốn biết nhiều hơn và nhiều hơn nữa về một chủ đề cụ thể.
Đấy là 20% những gì mình muốn nói về Google cá nhân. 80% còn lại, hẹn bạn ở podcast.
Những nhân vật và đường link mình nhắc tới trong podcast này là:
– Chị Cooked by Chi: https://www.instagram.com/cooked_by_chi/
– TEDx dạy vẽ: https://www.youtube.com/watch?v=7TXEZ4tP06c -
Nói thật mình chưa từng xem tập Chef’s Table của bác Will Goldfarb, người chef và cũng là founder của R4D trước khi đến với nhà hàng. Mình biết về R4D qua lời giới thiệu của một người bạn thì phải, và cái tên R4D cứ quanh quẩn trong tâm trí mình như một điểm phải đến khi tới Bali thôi. Câu chuyện trong đầu mình là về một kẻ đào tẩu, người đã rời khỏi New York ở đỉnh cao sự nghiệp để đến mở concept trong mơ của bản thân tại Bali, nơi mà món desserts, các món tráng miệng sẽ thay thế cho tất cả những món khai vị, món chính, món phụ trong một bữa ăn. Như vậy với mình là đủ hấp dẫn để phải tới thử rồi, vì làm gì có nhà hàng nào khác như thế? Nghe hay không?
- Mostrar más