Episodios
-
Xin chào các bạn đến với LAB 2 LAB nơi chúng mình chia sẻ và bình luận về những thông tin mới và đáng quan tâm trong khoa học.
Để tiếp tục bàn luận về ảnh hưởng của con người tới môi trường và khí hậu, lần này chúng mình đề cập tới vi nhựa, đây cũng là một vấn đề không quá mới, nhưng được khá ít người quan tâm. Trong khi đó ở đời sống hiện đại rất khó để chúng ta không thấy/dùng nhựa trong những hoạt động thường ngày, từ quần áo đồ gia dụng, hay máy tính và điện thoại mà bạn đang sử dụng để nghe podcast này.
Một thực tế bất ngờ là nhựa tổng hợp chỉ được con người phát minh ra cách đây chưa tới 2 thế kỷ (1862) và chỉ thực sự đi vào đời sống của con người ở trong và sau thế chiến thứ hai, chúng được tận dụng như là sản phẩm phụ của việc khai thác và sử dụng dầu mỏ, tức là chỉ cách đây 80 năm.
Ở thời điểm hiện tại vi nhựa đã có mặt ở hầu hết tất cả những địa điểm trên toàn trái đất từ biển sâu tới đỉnh Everest. Hãy cùng chúng mình tìm hiểu thêm và có cái nhìn rõ hơn về ảnh hưởng của vi nhựa tới môi trường và đời sống sức khoẻ của con người nhé
-
Việt Nam vốn là một nước nông nghiệp và cũng là là một trong số những quốc gia sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi biến đổi khí hậu do vậy trong lần nói chuyện này chúng mình muốn đề cập tới biến đổi khí hậu và nông nghiệp.
1. Định nghĩa về biến đổi khí hậu
2. Tác động qua lại giữa biến đổi khí hậu và nông nghiệp trong những năm trở lại đây
3. Nông nghiệp bền vững
-
¿Faltan episodios?
-
Xin chào các bạn trong số này chúng mình trình bày những tin tức khoa học đã giúp định hình năm 2021 do tạp chí khoa học Nature chọn lọc.
1. Trong đó không thể không nói tới các biến chủng của COVID-19 và tranh luận trong việc có nên tiêm vaccine mũi bổ sung
2. Năm 2021 cũng đánh dấu những bước đi đầu tiên trong công cuộc chinh phục hành tinh mới, sao Hoả.
3. Kiểm định lại thông tin về hạt muon, một hạt hạ nguyên tử, sự tính toán lại ảnh hưởng của hạt này tới vật chất có thể dẫn tới sự thay đổi lớn trong khoa học vật lý.
4. Lần đầu tiên các thử nghiệm chỉnh sửa gene trực tiếp trên cơ thể người sử dụng hệ thống CRISPR/cas9.
5. Những tranh cãi trong cấp phép sử dụng liệu trình chữa bệnh Alzheimer tại Mỹ, bỏ qua lời khuyên của 9/10 thành viên của hội đồng khoa học.
6. Trí tuệ nhân tạo DeepMind giúp dự đoán cấu trúc protein.
7. Biến đổi khí hậu.
-
Sự bùng nổ của kỷ nguyên CRISPR đã nhen nhóm cho sự phát triển công nghệ chẩn đoán xét nghiệm nhanh nucleotide (nucleic-acid-based point-of-care- POC) đặc hiệu áp dụng cho chẩn đoán y học. Trong số này chúng mình bàn luận đến CRISPR áp dụng cho chẩn đoán SARS-CoV-2: (STOPcovid) Cas12b (LAMP-dsDNA), (SHINE) Cas13 (RPA-ssRNA) và tương lai là Cas14.
-
Trong thập niên gần đây, công nghệ chỉnh sửa gene đang là 1 hướng nghiên cứu mới và rất hot trong mọi lĩnh vực: y sinh đặc biệt là chỉnh sửa gene ở các mô tế bào biệt hóa, công nghệ cây trồng, công nghệ thực phẩm.
Thử nghiệm trị liệu cho bệnh nhân mù màu ở Mỹ, công ty Dược Editas đã trực tiếp tiêm adeno-associated virus (AVV) có chứa CRISPR/Cas đến tế bào giác mạc, để loại bỏ đột biến trên tế bào CEP290 và phục hồi chức năng của CEP290. Kết quả cho thấy có 3 bệnh nhân có dấu hiệu phục hồi 1 bên mắt. 1 vài bệnh nhân khác có tác dụng phụ ví dụ như đau mắt hoặc viêm mắt.
Trước đó, công nghệ chỉnh sửa gene cũng đã giúp các bệnh nhân nhân mắc bệnh liên quan đến gene như là bệnh hồng cầu hình liềm, hồi phục dựa trên tế bào đã được chỉnh sửa của chính họ
Công nghệ chỉnh sửa gene được hiểu là những can thiệp (xóa, thêm, đổi nu) vào DNA hoặc RNA để tạo ra những trình tự gene mới ở trong genome. Nghiên cứu đầu tiên về chỉnh sửa genome tiến hành lần đầu trên nấm và chuột vào những năm 1970 và 1980. Sau đó, các công nghệ chỉnh sửa gene đã có những bước đột phá trong khoảng 10 năm trở lại đây. Chúng ta có thể nhắc đến các công nghệ như là zinc-finger nucleases (ZFNs), transcription activator-like effector nucleases (TALEN) và đặc biệt là CRISPR/Cas. -
Xin chào các bạn đây là LAB2LAB, Podcast chia sẻ thông tin khoa học. Nơi chúng mình cùng bàn luận và đưa ra các quan điểm, đồng thời cập nhật các xu hướng và câu chuyện xoay quanh khoa học.
Khi các biến thể của virus SARS-CoV-2 gây ra bệnh Covid-19 đã xuất hiện trong vài tháng qua, các nhà khoa học đã tìm cách tìm hiểu xem chúng hình thành như thế nào.
Trong số các giả thuyết được đưa ra, một số nhà nghiên cứu đang xem xét các đột biến xuất hiện ở bệnh nhân với hệ thống miễn dịch bị tổn hại (Immune compromised). Trong vài tháng, họ đã nghiên cứu ảnh hưởng của mối liên hệ có thể có giữa sự xuất hiện của các biến thể được quan tâm nhiều nhất và hệ thống miễn dịch bị suy yếu ở những bệnh nhân, ví dụ, mắc bệnh ung thư, đang chờ ghép nội tạng hoặc người nhiễm HIV đang được điều trị.