Episodios

  • Quy định về việc thành lập công ty

    Quy định về việc thành lập công ty bao gồm:

    Quy định về quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần và quản lý doanh nghiệp (59/2020/QH14 về Doanh nghiệp‎). Quy định về hồ sơ đăng ký thành lập các loại hình công ty (điều 20,21,22,23, Luật 68/2014/QH13 về Doanh nghiệp). Quy định về điều lệ công ty (điều 25, Luật 68/2014/QH13 về Doanh nghiệp) Quy định về danh sách thành viên, cổ đông hay tổ chức công ty (điều 26, Luật 68/2014/QH13 về Doanh nghiệp). Quy định về cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (điều 28, Luật 68/2014/QH13 về Doanh nghiệp).Các bước nộp hồ sơ theo quy định

    Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ đầy đủ để lập hồ sơ thành lập công ty (Nghị định 01/2021 về Đăng ký doanh nghiệp).

    Xác định loại hình công ty: Công ty TNHH 1 thành viên hoặc 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh,… Bản sao công chứng các loại giấy tờ tùy thân của các thành viên góp vốn sáng lập công ty. Đặt tên công ty sao cho dễ nhớ, dễ phát âm không bị trùng lặp và ngắn gọn. Lựa chọn vị trí đặt trụ sở doanh nghiệp bao gồm: Địa chỉ (Số nhà, kiệt, tên đường,…) cụ thể, số điện thoại, số fax và thư điện tử (đã được xác minh). Xác nhận số vốn điều lệ do các thành viên/cổ đông đóng góp. Ngành nghề đăng ký của doanh nghiệp.

    Bước 2: Tiến hành nộp hồ sơ thành lập công ty/ doanh nghiệp:

    Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc online đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Nếu bạn thuê dịch vụ thành lập doanh nghiệp thì phải có văn bản ủy quyền hợp pháp (Điều 12 - Nghị định 01/2021 Về Đăng ký doanh nghiệp). Hồ sơ hợp lệ sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sau 3 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ.

    Bước 3: Làm con dấu pháp nhân

    Đến cơ sở khắc dấu để đặt làm con dấu pháp nhân cho công ty (đính kèm bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp). Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản gốc) được đem theo để nhận con dấu pháp nhân. Có thể để người khác nhận giúp (phải có giấy ủy quyền đã được công chứng).

    Bước 4: Sau khi thành lập công ty cần tiến hành:

    Góp vốn điều lệ trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhận được GPKD. Thông báo thành lập công ty theo quy định của pháp luật. Trụ sở chính được treo bảng hiệu tên công ty. Đăng ký hồ sơ thuế (quy định trong Luật số 21/2012/QH13 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế). Nộp thuế và lệ phí môn bài (theo Nghị định 139/2016/NĐ-CP). Áp dụng tính thuế GTGT (Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài Chính).
  • Co-founder là gì? Co-founder là cụm từ được sử dụng để nói về sự hợp tác, đồng sáng lập giữa nhiều người với nhau. Từ đó tạo nên một tổ chức, doanh nghiệp, công ty hay một đơn vị cụ thể nào.

    Nếu một doanh nghiệp, công ty có 2 người làm chủ thì ta gọi đó là Co-founder của công ty. Thuật ngữ Co-founder được giải thích như sau:

    Found: mang ý nghĩa sáng lập, thành lập, đặt nền móng xây dựng. Co-found: mang ý nghĩa đồng sáng lập, đồng thiết lập.

    Một ví dụ để bạn đọc dễ hình dung đó là Sergey Brin và Larry Page là 2 nhà đồng sáng lập của Google. Vậy thì cả 2 người họ đều được gọi là Co-founder của Google.

    Hiện nay, hình thức đồng sáng lập doanh nghiệp khá phổ biến, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp Startup, doanh nghiệp trẻ. Khi được dẫn dắt bởi đội ngũ lãnh đạo theo hình thức hợp tác, doanh nghiệp sẽ được đầu tư nhiều hơn về mặc chất xám. Đồng thời được chăm sóc kỹ hơn để phát triển thành quy mô rộng lớn trong khoản thời gian ngắn.

    Phân biệt sự khác nhau giữa Co-founder và Founder

    Bên cạnh Co-founder, chắc chắn bạn cũng từng nhiều lần nghe qua khái niệm Founder. Founder là chủ công ty, doanh nghiệp, trực tiếp chịu rủi ro để đứng ra thành lập công ty, tổ chức đơn lẻ. Bên cạnh đó, họ là người có những đóng góp tích cực trong việc xây dựng, phát triển và biến ý tưởng trở thành hiện thực. Đồng thời tìm kiếm các nguồn đầu tư để duy trì hoạt động doanh nghiệp.

    ==> Để hiểu rõ hơn về Founder bạn có thể xem bài viết: Founder là gì?

    Founder sẽ là người có sẵn ý tưởng kinh doanh, tích lũy kiến thức, có tính đột phá trong kỹ thuật, có cái nhìn sâu sắc về một vấn đề, hiểu biết rộng, có niềm đam mê mãnh liệt,… Các Founder này sẽ tìm kiếm các nhà đồng sáng lập và biến họ trở thanh một phần trong nhóm những người sáng lập. Từ đó điều hành các hoạt động trong doanh nghiệp.

    Không giống như Co-Founder, Founder sẽ là những người trực tiếp đứng ra điều hành và định hướng hoạt động của doanh nghiệp một cách độc lập mà không cần đến sự hỗ trợ dòng vốn từ người khác. Cùng không cần phải thảo luận, tham khảo ý kiến như hình thức đồng sáng lập.

    Founder là hình thức được khá nhiều cá nhận lựa chọn và áp dụng. Tuy nhiên họ sẽ phải đối mặt với rất nhiều áp lực, khó khăn với khối lượng công việc chồng nhất và phức tạp.

    Và quan trọng, cả Co-founder và Founder sẽ được sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế chứ không sử dụng trong lĩnh vực chính trị.

  • ¿Faltan episodios?

    Pulsa aquí para actualizar resultados

  • Pinterest là mạng xã hội hình ảnh được sử dụng với mục đích chia sẻ và phân loại hình ảnh theo các chủ đề khác nhau. Người dùng có thể tạo và quản lý nhiều chủ đề theo sở thích cá nhân. Người sử dụng có thể xem được các bộ sưu tập của người khác, kéo về và đính vào các bộ sưu tập cá nhân của mình.

    Pinterest được phát triển vào tháng 3/2010 bởi Ben Silbermann cùng với hai cộng sự của ông là Paul Sciarra và Evan Sharp. Chỉ sau 9 tháng ra mắt, Pinterest đã có hơn 10.000 người dùng. Ở thời điểm hiện tại, Pinterest đã được xếp vào là một trong những trang mạng xã hội truyền thông hàng đầu trên thế giới.

    Pinterest còn được biết đến là một website chia sẻ hình ảnh theo dạng social hay còn được gọi là trang mạng xã hội. Hình thức chia sẻ này khá phổ biến, người dùng có thể đăng và phân loại hình ảnh dưới dạng tệp đính kèm. Bên cạnh đó, người dùng cũng có thể tạo ra và quản lý hình ảnh trên Pinterest theo nhiều chủ đề khác nhau hoặc theo sở thích cá nhân.

    Đánh giá Pinterest1. Ưu điểm

    – Giao diện thân thiện, dễ sử dụng.

    – Là kho lưu trữ hình ảnh khổng lồ.

    – Là công cụ hỗ trợ quảng bá sản phẩm và kinh doanh online.

    – Pinterest hiện nay số lượng người dùng nữ chiếm tới 81%. Thế nên đây được xem là môi trường màu mỡ để quảng bá các sản phẩm dành cho phái đẹp.

    2. Nhược điểm

    – Nội dung chủ yếu tập trung vào hình ảnh.

    – Không có chính sách bảo vệ bản quyền hình ảnh cho tác giả.

    – Những doanh nghiệp có khách hàng mục tiêu là nam giới sẽ rất khó thành công.

  • Vùng lãnh hải là vùng biển tiếp giáp với vùng nội thủy có chiều rộng do Quốc gia ven biển quy định nhưng không được vượt quá 12 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải.

    Mặc dù vùng lãnh hải là một bộ phận của lãnh thổ của Quốc gia ven biển nhưng chủ quyền không phải là tuyệt đối, tàu thuyền nước ngoài được tự do qua lại trong vùng lãnh hải.

    Quốc gia ven biển phải thực hiện quyền tài phán với các vi phạm của tàu thuyền nước ngoài nhưng bị hạn chế vì phải tuân thủ Điều 27, 28 Công ước luật biển năm 1982.

    Cách xác định vùng lãnh hải

    – Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải là ngấn nước triều thấp nhất dọc theo đường bờ biển được thể hiện trên các hải đồ tỷ lệ lớn đã được các quốc gia ven biển khác công nhận. Đối với đảo có cấu tạo từ san hô hoặc đá ngầm ven bờ bao quanh thì cách tính đường cơ sở thông thường vẫn được áp dụng.

    – Đường cơ sở thẳng được xác định bằng cách nối liền các đoạn thẳng các điểm thích hợp có thể lựa chọn điểm ngoài cùng, nhô ra nhất của bờ biển, tại ngán nước thủy triều thấp nhất.

    – Các điều kiện cần tuân thủ trong khi vạch đường cơ sở thẳng là tuyến các đường cơ sở không được đi chệch quá xa hướng chung của bờ biển và các vùng biển ở bên ưong các đường cơ sở này phải gắn với đất liền đủ đến mức được đặt dưới chế độ nội thuỷ.

    Quyền đi qua lại không gây hại là gì?

    Đi qua không gây hại được hiểu là việc đi qua nhưng không làm phương hại đến hoà bình, an ninh, trật tự hay lợi ích của quốc gia ven biển. Danh sách các hoạt động không liên quan đến việc đi qua mà tàu thuyền nước ngoài khi đi qua lãnh hải không được tiến hành được liệt kê tại Điều 19 của Công ước 1982. Các quốc gia ven biển không được phép đặt điều kiện cho các tàu thuyền nước ngoài đi qua lãnh hải cùa mình phải xin phép hoặc thông báo trước. Đi qua không gây hại tồn tại đồng thời với chủ quyền quốc gia trong lãnh hải nhung không làm mất đi chủ quyền đó.

    Trong trường hợp có vi phạm, đe dọa hoà bình an ninh, trật tự của quốc gia ven biển, quốc gia này hoàn toàn có thể sử dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ chủ quyền cùa mình, kể cả biện pháp tạm thời đình chỉ quyền đi qua không gây hại. Việc tạm thời đình chỉ này chỉ có hiệu lực sau khi đã được công bố theo đúng thủ tục và trong thực hiện không có sự phân biệt đối xử gì về mặt pháp lý hay về mặt thực tế giữa các tàu thuyền nước ngoài.

  • Ngành truyền thông là ngành học hết sức đa dạng, có tính ứng dụng cao trong thực tế với cơ hội nghề nghiệp hết sức rộng mở như: truyền thông báo chí, truyền thông thực hành, phương tiện truyền thông (Media) và nghiên cứu về truyền thông.

    Thông thường, truyền thông sẽ được thể hiện thông qua lời nói, âm thanh, hình ảnh, chữ viết, video,… hay bất kỳ một phương tiện nào có khả năng truyền tải thông điệp đến với người nhận. Đồng thời, truyền thông cũng chính là một trong những kiểu tương tác với xã hội. Từ đó tạo nên những lợi ích thiết thực thông qua việc truyền tải thông tin.

    Lĩnh vực truyền thông bao gồm những ngành nghề nào?

    Không ít người vẫn đang còn lầm tưởng và cho rằng truyền thông tức là làm về báo chí hay quảng cáo. Điều này không sai nhưng vẫn thể hiện được đầy đủ cái nhìn về truyền thông. Bởi vì truyền thông là một lĩnh vực rất rộng lớn.

    Vậy thì truyền thông cụ thể bao gồm những ngành nghề nào. Dưới đây, Topkinhdoanh sẽ liệt kê ra 4 ngành truyền thông chính để bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng cho chiến lược Marketing của mình.

    1. Ngành nghiên cứu truyền thông – Communications Studies

    Communications Studies được hiểu là lĩnh vực chuyên nghiên cứu chiến lực cho các loại hình truyền thông. Cụ thể như media, truyền thông báo chí, truyền thông online,… Người nghiên cứu sẽ không trực tiếp tham gia thực hiện các dự án truyền thông đó.

    Thế nhưng, họ lại có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của hoạt động truyền thông. Các nhà nghiên cứu đóng vai trò nghiên cứu, quan sát hành vi, hiện tượng, thói quen của người tiêu dùng,… Từ đó đưa ra chiến lược truyền thông sao cho hiệu quả nhất và thu về kết quả tốt nhất.

    2. Ngành truyền thông báo chí – Journalism

    Đã từ rất lâu, báo chí được xem là một phần trong lĩnh vực truyền thông và có lịch sử phát triển bền lâu đời nhất so với các ngành truyền thông khác. Hiện nay, khi xã hội càng phát triển, truyền thông báo chí không chỉ thông qua hình thức giấy báo, mà còn được phát triển sang hình thức báo điện từ, đài phát thanh, báo hình,… Thậm chí, hình thức này còn có phần phát triển là lất lướt hơn so với loại báo giấy truyền thống.

    3. Ngành truyền thông đa phương tiện – Media

    Ở thời điểm hiện tại, truyền thông Media là ngành rất hot, thu hút lượng lớn người lao động, chủ yếu liên quan đến các công việc hậu kỳ. Những người làm trong lĩnh vực truyền thông Media sẽ thường xuyên sử dụng đến các thiết bị quay phim, chụp ảnh, phần mềm, ứng dụng,… Mục đích là để tạo ra các ấn phẩm truyền thông đặc sắc.

    4.  Ngành truyền thông thực hành – Communication practice

    Truyền thông thực hành sẽ bao gồm Public Relations – PR (Quan hệ công chúng), Non – Profit Communication (Truyền thông phi lợi nhuận cho các tổ chức phi chính phủ) và Corporate Communication (Truyền thông doanh nghiệp).

  • Mã vùng Việt Nam (mã nước Việt Nam) là mã số đại diện cho Việt Nam, đồng thời là mã vùng điện thoại Việt Nam. Theo quy ước Quốc tế:

    Mã vùng Việt Nam là: +84. Ký hiệu ISO: VNM. Tên miền quốc gia: VN.

    Theo các quy ước Quốc tế thì số điện thoại Việt Nam được viết với dấu “+” (cộng) phía trước mã quốc gia. Ở nước ngoài gọi về thì bạn bắt buộc thêm mã +84 ở đầu số điện thoại.

    Ví dụ: Bạn ở nước ngoài muốn gọi đến số 0912345678 tại Việt Nam phải bấm số +84912345678 hoặc 0084123456789.

    Tổng hợp mã vùng các tỉnh Việt Nam

    Lưu ý: từ năm 2017, mã vùng điện thoại các tỉnh Việt Nam đã thay đổi hoàn chỉnh. Mã vùng điện thoại bàn của 59/63 tỉnh thành phố, 7 vùng kinh tế đã được đổi, riêng 4 tỉnh Vĩnh Phúc (211), Phú Thọ (210), Hòa Bình (218), Hà Giang (219) vẫn được giữ nguyên.

    1. Gọi từ nước ngoài gọi đến điện thoại cố định Việt Nam

    Khi thực hiện gọi về số điện thoại cố định (điện thoại bàn) tại Việt Nam, bạn phải thêm mã vùng điện thoại của tỉnh thành phố đó. Bạn có thể tham khảo bảng mã vùng các tỉnh Việt Nam ở phía trên và thực hiện theo cú pháp sau:

    – Cách 1: bấm số [+] – [84] – [mã vùng] – [số điện thoại cần liên hệ]

    – Cách 2: bấm số [00] – [84] – [mã vùng] – [số điện thoại cần liên hệ]

    2. Gọi từ nước ngoài đến số di động tại Việt Nam

    Để thực hiện cuộc gọi đến số di động của người đang sống tại Việt Nam, bạn có thế thức hiện 2 cách sau:

    – Cách 1: Nhấn số [+] – [84] – [số điện thoại cần liên lạc]

    – Cách 2: Nhấn số [00] – [84] – [số điện thoại cần liên lạc].

    Lưu ý khi thực hiện cuộc gọi:

    – Cần bỏ sô 0 đầu tiên của thuê bao di động.

    – Gọi từ nước ngoài về Việt Nam thì phải đăng ký chuyển vùng Quốc tế.

  • KOL là viết tắt của từ tiếng anh Key Opinion Leader (tạm dịch: người tư vấn quan điểm chính). KOL là những người có sức ảnh hướng nhất định đến một công đồng nhất định. Họ đều là những người có chuyên môn trong một lĩnh vực nào đó. Thông qua những chia sẻ về kiến thức chuyên môn, họ nhận được sự yêu thích và tín nhiệm của nhiều người.

    Ngày nay, KOL gần như phủ sóng ở tất cả mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực. Trong Marketing, KOL có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc kết nối sản phẩm với người tiêu dùng. Các thương hiệu sẽ tìm đến KOL, dựa vào mức độ ảnh hưởng của họ để mời họ tham dự vào các chiến dịch quảng cáo. Mục đích là nâng cao mức độ tin tưởng của người tiêu dùng dành cho sản phẩm.

    Chính vì vậy mà dựa vào độ nhân diện của mỗi KOL mà họ sẽ nhận được mức thù lao khác nhau.

    Phân loại các nhóm KOL hiện nay

    Hiện nay, KOL được chia thành 3 loại:

    1. Celebrity

    Celebrity hay gọi tắt là Celeb là những người nổi tiếng, có ảnh hưởng lớn đến cộng đồng như diễn viên, ca sĩ, nghệ sĩ,…Họ thường đóng vai trò là hình ảnh đại diện cho một thương hiệu, nhãn hàng hay đại sứ thương hiệu,…

    2. Influencer

    Influencer là những người truyển cảm hứng mang đến thông tin, thông điệp hữu ích về một lĩnh vực nào đó như thời trang, du lịch, nấu ăn, viết Blog, làm Podcast,… Nhóm KOL này có thể là bất cứ ai trong bất kỳ ngành nghề hay lĩnh vực nào.

    3. Mass Seeder

    So với Celeb và Influencer thì Mass Seeder có sức ảnh hưởng ở phạm vi nhỏ hơn. Công việc của các Mass Seeder đó là chia sẻ lại thông tin của các Celeb và Influencer nhằm mục đích quảng bá sản phẩm, thương hiệu đến với một nhóm khách hàng nhỏ của mình.

  • Social Media bao gồm các công cụ truyền thông được sử dụng trên nền tảng các trang mạng xã hội. Mục đích là thông qua các thiết bị công nghệ tiếp cận và tương tác với người dùng.

    Bản chất của Social Media

    Mạng xã hội trước nay vốn là nơi để mọi người giao lưu, kết nối với nhau dựa trên sở thích và mục đích cá nhân từng người. Chính sự kết nối này giúp cho con người dần phá bỏ mọi rào cản về không gian lẫn thời gian cũng như rào cản về tuổi tác, giới tính, màu da, chủng tộc,… Những người làm Marketing đã tận dụng triệt để tính toàn cầu hoá của mạng xã hội và từ đó, Social Media đã ra đời.

    Không ít các doanh nghiệp đã tận dụng các trang mạng xã hội để tiếp thị quảng bá sản phẩm của mình. Đồng thời doanh nghiệp cũng nhận lại được những đánh giá, phản hồi trực tiếp đến từ người tiêu dùng và những thông tin trên hoàn toàn có thể đo lường bằng công cụ.

    Số lượng người sử dụng Youtube ước tính lên đến khoảng 500 triệu người. Trong đó, 50% số người dùng truy cập vào Youtube hàng tuần, tức là 250 triệu người truy cập. Còn đối với Facebook, con số này lên đến hơn 750 triệu người.

    Các công ty lớn như Coca-cola, Toyota, Samsung, Sony,… phát triển vượt bậc trong những năm gần đây không phải là điều ngẫu nhiên. Các công ty này đã khai thác triệt để những lợi ích đến từ sức mạnh lan toả của mạng xã hội. Sản phẩm của họ khi ra mắt đã có thể dễ dàng tiếp cận hàng triệu người chỉ chưa đầy 1 giây. Đây quả thực là một sức mạnh khủng khiếp.

    Tuy nhiên, chúng ta phải luôn tỉnh táo để hiểu rõ được bản chất của mạng xã hội. Cũng như hiểu được sự tác động của nó đến từng doanh nghiệp, từng ngành nghề để không phải “tiền mất tật mang”.

  • Instagram là gì? Instagram là một mạng xã hội chuyên chia sẻ video và hình ảnh được thiết kế dựa trên yếu tố sáng tạo ra những hình ảnh chuyên nghiệp và đẹp mắt. Bên cạnh đó, Instagram có rất nhiều chế độ chỉnh sửa ảnh phục vụ sở thích người dùng.

    Instagram được biết đến là một ứng dụng miễn phí trên hệ điều hành Android, iOS và Windows Phone. Người dùng có thể thoải mái đăng tải hình ảnh cá nhân hoặc chia sẻ với nhóm bạn bè của mình. Bạn cũng có thể xem và tương tác với bạn bè của mình trên Instagram.

    Instagram có phải của Facebook hay không? Năm 2010, Instagram phát triển nhanh chóng trong và vụt sáng trở thành mạng xã hội hot nhất hiện nay. Vào năm 2012, Facebook đã tiến hành mua lại Instagram. Chính cuộc sát nhập này đã khiến số người dùng Instagram tăng vọt hơn cả Facebook, Pinterest hay Twitter. Và 1 năm sau đó, Instagram đã đạt đến 150 triệu trong mỗi tháng.

    Ưu điểm của mạng xã hội Instagram1. Chỉnh sửa hiệu ứng dễ dàng

    Instagram có rất nhiều hiệu ứng chỉnh sửa ảnh, giúp người dùng dễ dàng tạo ra những hình ảnh, video mà không phải mất quá nhiều thời gian để chỉnh sửa và edit. Đặc biệt phải kể đến hiệu ứng Boomerang gần như đã chiếm trọn trái tim của người dùng.

    2. Thông tin sạch sẽ

    Vốn là một mạng xã hội chuyên về video và hình ảnh, Instagram luôn khiến cho người dùng quan tâm về những thông tin trên mạng xã hội này. Đặc biệt, Instagram rất ít thông tin rác so với các mạnh xã hội khác.

    Ưu điểm này thấy rõ nhất khi so sánh với Facebook, không ít người cảm thấy phiền toái khi Facebook liên tục gửi thông báo, tin nhắn spam quảng cáo về dịch vụ, độ bảo mật cũng thấp. Tuy nhiên với ứng dụng Instagram bạn sẽ không gặp phải tình trạng này.

  • Webinar là gì? Webinar là sự kết hợp của “web + seminar” được hiểu là hội thảo trên website, kết hợp giữa nền tảng Web và Internet có khả năng kết nối lượng lớn khán giả có mặt khắp nơi trên toàn thế giới. Ở đó, các khán giả sẽ tham gia hội thảo bằng cách trả lời câu hỏi, gửi câu hỏi và sử dụng các công cụ được trang bị sẵn trên ứng dụng.

    Tính năng và ưu điểm nổi bật của Webinar1. Tính năng

    Webinar có những tính năng vượt trội như sau:

    Chia sẻ màn hình và webcam: Tính năng này giúp cho người tham gia thấy được toàn bộ hình ảnh của diễn giả, người thuyết trình và cả nội dung họ đang trình bày.

    Không bị giới hạn về không gian: Nền tảng web của Webinar cho phép tất cả mọi người tham gia không phân biệt thời gian, địa điểm hay không gian.

    Tương tác dễ dàng: Webinar giúp cho những người tham dự cùng với diễn giả, người thuyết trình có thể tương tác với nhau một cách dễ dàng. Họ sẽ tương tác thông qua tính năng trò chuyện bằng micro và chat trực tiếp.

    Khảo sát và thăm dò ý kiến: Webinar cho phép người tham dự đặt ra những câu hỏi và tham gia vào cuộc khảo sát thăm dò ý kiến mà người thuyết trình đưa ra. Đây cũng là cách giúp có người tham gia giữ được sự hứng thú của mình trong suốt buổi hội thảo.

    Thu lại video là chỉnh sửa: Webinar cho phép người dùng có thể ghi lại hình ảnh, video sau đó chỉnh sửa để làm cho video trở nên sinh động, thu hút hơn.

    2. Ưu điểm của Webinar

    Những tính năng vừa kể trên của Webinar đã giúp cho mọi người thấy rõ được tính hữu dụng thực tế và lợi ích mà nó mang lại cho người dùng. Đặc biệt là đối với các tổ chức, doanh nghiệp, Webinar là công cụ không thể thiếu để tổ chức các buổi hội thảo mang đến khả tăng tương tác cho người sử dụng.

    Webinar có thể tổ chức bất cứ lúc nào, ở thời điểm, địa điểm nào. Chỉ cần có đầy đủ thiết bị của người thiết trình và người dùng có thiết bị điện tử kết nối với internet.

    Webinar không ngừng cập nhật thêm các tính năng mới hơn, đa dạng hơn. Giúp cho các tổ chức, doanh nghiệp có thêm nhiều sự lựa chọn cho hình thức họp trực tuyến.

    Chính vì những ưu điểm trên mà Webinar đang ngày càng phổ biến và được nhiều người sử dụng.

    Các dạng Webinar hiện nay

    Hiện nay có 2 dạng Webinar chính đó là Webinar trực tiếp và Webinar phát lại video đã ghi sẵn trước đó:

    Webinar trực tiếp là buổi hội thảo được diễn ra ở thời gian thực. Giúp cho tổ chức, doanh nghiệp và các cá nhân có cơ hội tương tác trực tiếp với người tham gia và nhân được phải hồi ngay sau đó.

    Webinar phát lại video là dạng Webinar đã được ghi hình sẵn trước đó, sau đó được phát lại. Hình thức này khiến cho người dùng khó có thể tương tác trực tiếp với diễn giả ngay tại thời điểm đó. Thế nhưng điểm nổi bật của hình thức này là người tham dự có thể xem đi xem lại video nhiều lần, thuận tiện hơn trong việc tiếp nhận thông tin.

  • Founder dịch sang tiếng Việt nghĩa là người sáng lập, thiết lập hay xây dựng một công ty, dự án, cộng đồng… Thuật ngữ Founder khi sử dụng trong kinh doanh sẽ mang hàm ý là người thành lập nên công ty và đưa tổ chức đó đi vào hoạt động để duy trì sự tồn tại.

    Founder là chủ công ty, doanh nghiệp, trực tiếp chịu rủi ro để đứng ra thành lập công ty, tổ chức đơn lẻ. Bên cạnh đó, họ là người có những đóng góp tích cực trong việc xây dựng, phát triển và biến ý tưởng trở thành hiện thực. Đồng thời tìm kiếm các nguồn đầu tư để duy trì hoạt động doanh nghiệp.

    Co-founder có nghĩa là người đồng sáng lập, hợp tác với một hay nhiều người để tạo nên một công ty, dự án mới. Trong trường hợp, tổ chức đó có 2 người làm chủ trở lên thì những người đồng sở hữu hoặc khởi tạo tổ chức đó được gọi là Co-founder.

    Trong một tổ chức Co-founder thường là người đưa ra những ý tưởng, đóng góp nguồn vốn hay các loại tài sản khác để tạo dựng nên tổ chức đó.

    Những phẩm chất cần có của Founder

    Không có bất kỳ một quy chuẩn nào để đánh giá sự thành công của một Founder. Founder đôi khi còn bị người khác đánh giá là lập dị và tiêu cực.

    Bởi vì, hầu hết mọi người đểu sẽ không hiểu được con đường cũng như ý tưởng mà các Founder kiên trì theo đuổi. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận kỹ, những người sáng lập và điều hành doanh nghiệp thường sẽ có những phẩm chất như sau:

    1. Đam mê mãnh liệt

    Phẩm chất dễ nhận thấy nhất của một Founder đó là niềm đam mê đặc biệt với một điều gì đó. Đây cũng chính là nguồn động lực giúp họ không ngừng nghiên cứu, tìm tòi và học hỏi, luôn mong muốn được trải nghiệm.

    Trong quá trình theo đuổi đam mê đó, những kinh nghiệm, kỹ năng, kiến thức về kinh doanh, Marketing của họ sẽ liên tục được trau dồi, giúp họ thực hiện được ý tưởng trong đầu mình cho dù không dễ dàng để thực hiện.

    2. Quyết đoán

    Các Founder thành công hiện nay họ đều biết cách nắm bắt cơ hội rất tốt. Những người nhút nhát, thiếu ý chí thường sẽ rất khó để thành công. Sự quyết đoán sẽ giúp cho người điều hành đưa ra những quyết định kịp thời, sáng suốt, giúp doanh nghiệp vượt qua những khó khăn trong bước đầu khởi nghiệp.

    Ví dụ cho phẩm chất quyết đoán này phải kể đến George Soros là Founder của một công ty tài chính. Năm 1992, ông đã đặt cược tất cả những gì ông có vào sự sụt giá của đồng bảng Anh. Nhiều người cho rằng ông quá mạo hiểm, liều lĩnh. Tuy nhiên đồng bảng Anh đã tuột giá thê thảm. Và chính sự quyết đoán này của ông đã giúp ông sở hữu hàng tỷ USD chỉ trong vòng 1 tuần.

    3. Mở rộng giao tiếp và mối quan hệ

    Nguồn tài sản vô giá của các Founder đó chính là mối quan hệ, các Founder thường sẽ rất chịu khó giao lưu, học hỏi kiến thức, kinh nghiệm. Trong những buổi gặp mặt xã giao, các ý tưởng kinh doanh cũng từ đó mà nảy sinh. Những người có chung ý tưởng có thể hợp tác với nhau từ đó tạo nên các Co-founder.

    Hơn thế nữa, những mối quan hệ trong xã hội này sẽ giúp cho các Founder dễ dàng bước tới thành công hơn trong quá trình khởi nghiệp.

  • Landing page là gì? Landing page hay còn gọi trang đích là một trang web hoàn toàn độc lập được sử dụng phổ biến trong các chiến dịch quảng cáo hoặc Marketing. Khi người dùng click vào đường link trong email, quảng cáo trên Google, Facebook hoặc những nơi tương tự thì sẽ được chuyển hướng đến Landing page.

    Không giống như những website được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau và khuyến khích người truy cập ở lại lâu trên trang web. Landing page được thiết kế chỉ với một mục tiêu duy nhất là CTA – kêu gọi hành động (Call to action) từ đó gia tăng tỷ lệ chuyển đổi cho các chiến dịch Marketing và giảm thiểu chi phí bán hàng và chi phí chuyển đổi lead.

    Landing Page khác gì Website?

    Website sẽ phục vụ nhiều mục đích khác nhau chứ không đơn thuần tìm kiếm khách hàng như Landing page bởi một Website bán hàng thường sẽ có nội dung cơ bản sau:

    Danh mục, chuyên mục sản phẩm, dịch vụ. Mô tả của sản phẩm dịch vụ. Thông tin liên hệ. Chính sách bán hàng, bảo hành, bảo mật thông tin khách hàng. News hoặc Blog cung cấp giá trị cho khách hàng.

    Tóm lại, Website cung cấp tất cả thông tin của doanh nghiệp đến với khách hàng, Landing Page tập trung vào việc bán hàng.

    Tại sao nên tạo Landing Page để chạy quảng cáo?

    Việc thiết kế Landing Page phục vụ cho việc chạy quảng cáo – bán hàng ngày càng phổ biến tại Việt Nam và nó có ưu thế hơn rất nhiều so với một Website phức tạp. Dưới đây là một vài lý do tại sao nên tạo Landing Page để phục vụ việc chạy Adwords.

    1. Tăng tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng

    Tỷ lệ chuyển đổi là số phần trăm người vào Landing Page trở thành khách hàng (hoặc thực hiện các thao tác liên quan đến bán hàng). Vì Landing Page thường chỉ tập trung vào 1 sản phẩm hay dịch vụ đúng với Insight khách hàng, không lan man như trên Website.

    2. Truyền tải giá trị doanh nghiệp

    Những thông tin trên Landing Page đã được chọn lọc và cung cấp đến một nhóm khách hàng nhất định, chính vì vậy doanh nghiệp dễ dàng chiếm được lòng tin của khách hàng ngay lần đầu ghé thăm Landing Page.

    3. Mang đến thiện cảm cho khách hàng

    Khi bạn muốn tạo ra một trang Langding Page chỉnh chu, thì người thiết kế phải tối đa hóa sự thân thiện với khách hàng. Mỗi từ, mỗi chữ, thông tin truyền tải đến khách hàng phải khiến họ có cảm giác thú vị, dễ tiếp cận, đặt biệt là các chức năng liên quan đến mua hàng phải thật sự tiện lợi.

    4. Sáng tạo ra hình thức quảng cáo mới

    Đã qua cái thời mà khách hàng tiếp nhận thông tin 1 chiều, nhàm chán, dồn dập thông tin sản phẩm dịch vụ. Với nhiều chức năng trên Landing Page bạn có thể tạo ra các Game Marketing vui nhộn, tặng Ebook, mã giảm giá… để thu hút người dùng mua hàng.

  • Quy luật lợi ích cận biên giảm dần (Law of Diminishing Marginal Utility) là khi người tiêu dùng tiêu thụ một mặt hàng hay sản phẩm bất kỳ nào đó, thì lợi ích hay sự hài lòng mà họ có được khi tiêu dùng sản phẩm sẽ giảm đi khi số lượng tiêu thụ ngày càng tăng cao.

    Nội dung của quy luật lợi ích cận biên giảm dần

    Trong kinh tế học, quy luật lợi ích cận biên giảm dần thể hiện lợi ích cận biên của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ sẽ giảm khi nguồn cung sản phẩm tăng lên. Tiếp đến, những tác nhân kinh tế sẽ tác động lần lượt số lượng hàng hóa, dịch vụ làm cho ngày càng giảm sút cho đến khi nó mất hết giá trị.

    Quy luật lợi ích cận biên giảm dần còn được sử dụng để giải thích cho nhiều hiện tượng kinh tế khác như lý thuyết về thị hiếu người dùng theo thời gian.

    Khi một cá nhân có sự tương tác nhất định với một hàng hóa kinh tế nào đó, đơn vị đầu tiên được tiêu thụ chính là dành mục đích có giá trị cao nhất, đơn vị thứ hai sẽ được sử dụng cho mục đích có giá trị thứ hai, và cứ tiếp tục như vậy.

    Nói cách khác, quy luật lợi ích cận biên giảm dần quy định rằng, khi người tiêu dùng tiêu thụ hàng hóa, họ không đặt giá trị tất cả các mặt hàng là như nhau. Họ sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho một số mặt hàng nhất định và ít hơn cho các mặt hàng khác.

    Giá trị sử dụng và giá trị trao đổi trong quy luật lợi ích cận biên giảm dần?

    Giá trị sử dụng hay còn gọi là lợi ích mà người tiêu dùng nhận được bao gồm các giá trị mà họ nhận được khi sử dụng hàng hóa, dịch vụ đó. Số tiền phải chi trả để mua hàng hóa hay dịch vụ được gọi là giá trị trao đổi hàng hóa.

    Giá trị sử dụng thông thường luôn lớn hơn giá trị trao đổi hàng hóa ở công cụ sản xuất như máy tính, ô tô, máy móc, thiết bị,… Chúng ta có thể dễ dàng chứng minh điều này vì nếu không thì bạn đã không bỏ ra một số tiền rất lớn để mua nó mà thu lại giá trị sử dụng không bằng giá trị trao đổi ban đầu.

    Trong trường hợp này thì lợi ích cận biên cũng theo xu hướng giảm dần. Khi chúng ta mua hai chiếc ô tô nhưng nhu cầu đi lại không tăng lên thì rõ ràng rằng chiếc ô tô thứ hai mang lại ít lợi ích hơn hẳn so với chiếc ô tô đầu tiên.

    Quy luật này chính là tiền đề cho quá trình định giá sản phẩm. Có hai cách định giá sản phẩm chính như sau:

    – Định giá căn cứ vào chi phí: Tổng chi phí + Lợi nhuận mong muốn.

    – Định giá theo nhu cầu: Căn cứ vào mức giá mà khách hàng sẵn sàng chi trả, xác định tương đối với lợi ích mà họ nhận được.

    Ví dụ khi cốc bia đầu tiên bạn có thể bán với giá là 10.000 đồng thay vì giá cũ 5.000 đồng; từ cốc thứ hai sẽ giảm 1.000 đồng tức là còn 9.000 đồng,… Như vậy người uống sẽ liên tục nhận thấy được lợi ích cận biên của họ luôn cao hơn giá thành chi trả cho cốc bia. Khi này việc định giá bia sẽ được thực hiện theo nguyên tắc lợi nhuận giảm dần cho đến khi bằng 0 thì ngừng.

    Một trong những vấn đề khó khăn ở đây chính là nếu như có giá độc quyền thì còn có thể thực hiện được ý tưởng nói trên. Tuy nhiên khi có nhiều người bán bia, nếu ta bán với giá 10.000 đồng mà quán kế bên bán 5.000 đồng thì khách hàng sẽ đổ xô sang bên đó.

  • Ngưỡng cảm giác là cường độ tối thiểu của các kích thích để tạo ra được cảm giác. Quy luật ngưỡng cảm giác còn được gọi là quy luật về tính nhạy cảm bởi vì chỉ với một cường độ kích thích nhỏ đã tạo nên cảm giác.

    Ví dụ về quy luật ngưỡng cảm giác: Có những người nhạy cảm với âm thanh (hay được gọi là tai thính) có thể nghe được các âm thanh rất nhỏ trong không khí, trong khi đó những người xung quanh lại không nghe thấy. Như vậy, độ nhạy cảm càng cao thì ngưỡng cảm giác càng thấp.

    Phân loại quy luật ngưỡng cảm giác

    Có hai ngưỡng cảm giác khác nhau là ngưỡng cảm giác phía trên và ngưỡng cảm giác phía dưới.

    – Ngưỡng cảm giác phía trên là cường độ tối đa mà ở đó còn tạo nên được cảm giác.

    – Ngưỡng cảm giác phía dưới là cường độ tối thiểu cần có để tạo ra được một cảm giác.

    Ví dụ: Tai người bình thường có thể nghe được âm thanh ở tần số 16 – 20.000Hz. Vậy 16Hz là ngưỡng cảm giác phía dưới, 20.000Hz là ngưỡng cảm giác phía trên.

    Khoảng cường độ kích thích nằm giữa ngưỡng trên và dưới được chính là vùng cảm giác được. Ngoài ngưỡng cảm giác trên và ngưỡng cảm giác dưới thì còn có ngưỡng sai biệt là mức độ khác biệt tối thiểu về tính chất hoặc cường độ của hai chất kích thích để chúng ta có thể phân biệt được sự khác nhau giữa hai chất.

    Ví dụ: A và B đang nói chuyện với nhau, những người thân của họ có thể phân biệt đâu là giọng của A và đâu là của B.

    Ngưỡng cảm giác có thể được rèn luyện hay thông qua tiếp xúc với hiện tượng đó nhiều lần và ngưỡng sai biệt là một hằng số cụ thể như sau:
    – Cảm giác thị giác: 1/100.
    – Cảm giác thính giác:1/10.
    – Cảm giác sức ép trọng lượng, vị ngọt 1/30.

    Mỗi cơ quan cảm giác khác nhau đều tồn tại ngưỡng riêng của mình, ở những cá thể khác nhau thì ngưỡng cảm giác cũng không giống nhau. Ngưỡng cảm giác này chịu ảnh hưởng tác động của các điều kiện kèm theo hoạt động giáo dục và rèn luyện.

    Ngày nay, nhiều nhà khoa học còn đưa ra các thuyết phát hiện tín hiệu. Thuyết này nói rằng ngưỡng cảm giác không chỉ phụ thuộc vào cường độ của kích thích và khả năng đáp lại của các cơ quan cảm giác mà còn phụ thuộc vào một số tác nhân tâm lý và thực trạng ở hiện tại.

    Những tác nhân tâm lí ở đây có thể kể đến như kỳ vọng, kinh nghiệm và động của của con người trong trường hợp cảm giác đơn cử này. Chẳng hạn khi bạn đang ở trạng thái sẵn sàng đón nhận thông tin thì tính nhạy cảm sẽ cao hơn hẳn so với lúc thông thường.

    Quy luật thích ứng của cảm giác

    Thích ứng là khả năng biến hóa độ nhạy cảm của cảm giác sao cho tương thích với sự thay đổi của cường độ kích thích. Khi cường độ kích thích tăng lên thì độ nhạy cảm giảm đi và khi độ kích thích giảm thì độ nhạy cảm lại tăng lên.

    Cảm giác của con người có thể dễ dàng thích ứng với sự thay đổi của môi trường như cách thích ứng với bóng tối hay nhiệt độ của nước nóng. Ngoài ra, cảm giác của con người còn có khả năng thích ứng với những kích thích kéo dài nhưng không làm thay đổi cường độ hay tính chất bất kỳ nào đó. Trong tình huống này chúng ta sẽ ngừng nhận thấy những kích thích cho đến khi những kích thích này có sự thay đổi.

  • Quy luật khách quan là mối liên hệ của bản chất, sự ổn định, được lặp đi lặp lại nhiều lần giữa các hiện tượng trong tự nhiên, xã hội. Tuy nhiên, đây là quy luật tồn tại bên ngoài và hoàn toàn không phục thuộc vào ý thức của con người.

    Bản chất quy luật khách quan trong triết học!

    Triết học Mác – Lênin đã dựa vào bản chất của mối quan hệ giữa ý thức vật chất để rút ra nguyên tắc: phương pháp luận phải có xuất phát điểm từ thực tế khách quan.

    Xuất phát từ thực tế khách quan ở đây có nghĩa là bắt đầu từ tính khách quan của vật chất. Phải bắt đầu từ bản thân của sự vật đó, không được tuỳ tiện gán cho sự vật cái nó chưa có hoặc không có. Trong mọi hoạt động đời sống, mọi đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật đều phải xuất phát từ thực tế khách quan. Cần phải tôn trọng vai trò quyết định đời sống vật chất đối với đời sống tinh thần con người.

    Vì vậy, khi mọi việc đều xuất phát từ quy luật khách quan, tôn trọng sự khách quan thì sẽ mang lại nghĩa rất lớn trong hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức.

    Có thể tổng quan được rằng, bản chất của quy luật khách quan là khi đánh giá, nhận định, phân tích sự vật, hiện tượng nào đó. Chúng ta cần phải đánh giá đúng với sự thể hiện của sự vật. Không được gán cho sự vật cái mà vốn không phải của nó. Khi chúng ta có tính bôi đen hoặc tô hồng sự vật thì như vậy chúng ta đã vi phạm quy luật khách quan trong đánh giá.

    Nội dung của quy luật khách quan

    Khi xem xét bất kỳ một sự vật, sự việc nào đó, chúng ta cần phải xem xét như chính sự tồn tại của nó. Không nên để các yếu tố khác chi phối để rồi bị sai lệch trong nhân thức, bôi đen, tô hồng cho sự việc. Chúng ta cần phải có cách nhận thức khoa học, tuân thủ theo các phương pháp luận trong triết học để luôn tôn trọng các điều kiện khách quan.

    – Trong mọi hoạt động đời sống, trước khi đề ra phương hướng hoạt động cần phải căn cứ vào những điều kiện khách quan cũng như quy luật khách quan. Để đảm bảo được tính hiệu quả cho hoạt động và không bị các yếu tố chủ quan cản trở.

    – Mỗi khi xác định phương pháp, cách tổ chức một hoạt động bất kỳ. Cần phải căn cứ vào quy luật khách quan để lựa chọn ra phương pháp phù hợp với từng điều kiện khách quan. Đảm bảo cho các đối tượng tác động và hoạt động đó diễn ra theo đúng với ý thức con người.

    – Cần phải có kế hoạch cụ thể để điều chỉnh mục tiêu của bản thân sao cho phù hợp với điều kiện, quy luật khách quan. Để từ đó nhận thấy được sự biến đổi trong ý thức, luôn sáng tạo, năng động trong mọi điều kiện.

    Cần phát huy tính năng động của chủ quan: Dựa theo theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Thì ý có tính độc lập chứ không hề thụ động. Ý thức tương đối với vật chất mà nó tác động trực tiếp thông qua các hoạt động thực tiễn của con người. Bản chất của ý thức đó là tính sáng tạo và năng động.

    – Tri thức khoa học và cách vận dụng tri thức khoa học trong đời sống có vai trò rất quan trọng. Bởi vì tri thức khoa học tác động trực tiếp lên hành động của con người, giúp nó trở nên hiệu quả hơn và trở về đúng quy luật của nó.

    – Luôn luôn phát huy tính tích cực của ý thức và không ngừng học hỏi, tìm tòi cái mới. Bởi vì những quy luật này giúp ta có sự khác biệt, đột phá hơn so với việc luôn hoạt động theo quy luật và không chủ động tìm tòi cái mới.

    – Tính sáng tạo cần phải được phát huy liên tục. Bởi vì tính sáng tạo giúp trí tuệ con người phát triển hơn, tạo nên sự đột phá. Giúp con người biết cách dự đoán có cơ sở, khoa học, phù hợp với quy luật khách quan. Chỉ khi đó, con người mới có thể đối mặt với sự biến đổi của quy luật khách quan.

  • Quy luật kinh tế (tiếng Anh: Economic Laws) phản ánh mối quan hệ tất yếu, bản chất, tính khách quan, thường xuyên, lặp đi lặp lại của những hiện tượng và quá trình kinh tế. Nền kinh tế hàng hóa là một dạng tổ chức kinh tế xã hội, trong đó các sản phẩm hàng hóa được sản xuất dùng để trao đổi, bán trên thị trường. Nó vận động và chịu sự tác động của các quy luật kinh tế riêng biệt của nó: Quy luật cung cầu, Quy luật giá trị và Quy luật lưu thông tiền tệ.

    Nội dung, tính chất Quy luật kinh tế

    Quy luật kinh tế có tính khách quan xuất hiện và tồn tại trong những điều kiện kinh tế nhất định và chỉ mất đi khi những điều kiện này mất đi. Quy luật kinh tế tồn tại độc lập bên ngoài ý chí con người, chính vì vậy con người không thể sáng tạo, hay thủ tiêu quy luật kinh tế mà chỉ có thể nhận thức và vận dụng các quy luật này nhằm phục vụ cho hoạt động kinh tế của mình.

    Quy luật kinh tế là các quy luật xã hội, không giống với các quy luật tự nhiên, Quy luật kinh tế chỉ có tác dụng thông qua các hoạt động kinh tế của con người. Nếu nhận thức và hành động đúng theo quy luật kinh tế thì sẽ thu được kết quả tốt, ngược lại sẽ phải hứng chịu nhiều tổn thất.

    Quy luật kinh tế đều có tính lịch sử chỉ tồn tại trong một số điều kiện kinh tế nhất định. Chính vì vậy, có thể phân chia Quy luật kinh tế thành hai loại là quy luật kinh tế đặc thù và Quy luật kinh tế chung. Các quy luật kinh tế đặc thù chỉ tồn tại trong một phương thức sản xuất nhất định. Các quy luật kinh tế chung sẽ tồn tại trong một vài phương thức sản xuất.

    Ý nghĩa quy luật kinh tế?

    – Tìm hiểu quy luật kinh tế hết sức quan trọng bởi các hiện tượng trong kinh tế đều chịu chi phối của quy luật kinh tế, hay nói các khác quy luật kinh tế chính là cơ sở để xây dựng chính sách của kinh tế của mỗi Quốc gia hay vùng lãnh thổ.

    – Khi vận dung tốt quy luật kinh tế sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng lợi ích của con người.

    – Khi vận dụng sai hoặc đánh giá thấp quy luật kinh tế sẽ không tránh khỏi sai lầm, chủ quan, duy ý chí, chính sách kinh tế không thể áp dụng vào đời sống, thậm chí còn gây nhiều thiệt hại to lớn, trên phạm vi rộng.

    Quy luật kinh tế bao gồm các quy luật nào?1. Quy luật cung cầu

    – Quy luật cung cầu là sự điều chỉnh của thị trường với một mức giá cân bằng và một lượng giao dịch cân bằng sẽ được xác định. Khi cầu lớn hơn cung thì giá tăng; cầu nhỏ hơn cung thì giá giảm; cầu bằng cung giá về trạng thái cân bằng.

    – Quy luật này xác định rằng thông qua việc điều chỉnh của thị trường, một mức giá cân bằng hay mức giá thị trường và một lượng giao dịch hàng hóa cân bằng sẽ được xác định. Mức giá và khối lượng hàng hóa tương ứng với giao điểm của đường cung và đường cầu.

    – Trạng thái cân bằng của mặt hàng như thế này được gọi là cân bằng đường cung và đường cầu. Khi đạt trạng thái cân bằng cùng một lúc tất cả các mặt hàng, kinh tế học gọi chúng là cân bằng chung hay cân bằng tổng thể. Tại trạng thái cân bằng, không có hiện tượng dư cung hay dư cầu.

  • Quy luật cạnh tranh (Competition Law) là sự điều tiết mối quan hệ ganh đua kinh tế giữa chủ thể sản xuất, trao đổi hàng hóa một cách khách quan. Khi tham gia vào thị trường, các chủ thể thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, trao đổi hàng hóa ngoài hoạt động hợp tác thì cũng cần chấp nhận quy luật cạnh tranh.

    Trong kinh tế thị trường, hoạt động cạnh tranh là điều tất yếu. Nói một cách đơn giản thì cạnh tranh chính là sự ganh đua giữa các chủ thể tham gia sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ nhằm thực hiện tối đa lợi ích của mình.

    Ví dụ quy luật cạnh tranh

    Ví dụ 1: Bên bán luôn muốn bán sản phẩm với giá cao nhất, còn bên mua luôn giá rẻ hơn, 2 bên đều muốn cạnh tranh để mình có lợi nhất.

    Ví dụ 2: Người bán Táo và Lê cạnh tranh với nhau về giá để bán được nhiều, nhanh nhất có thể. Xét trên cùng công năng Táo và Lê đều là 2 loại trái cây có giá trị sử dụng ngang nhau (bỏ qua yếu tố sở thích, chất lượng) thì ai bán giá rẻ hơn thì sẽ bán được nhanh hơn.

    Ví dụ 3: Cửa hàng A và B đều bán quần áo thời trang cho giới trẻ. Cửa hàng A chuyên nhập hàng sản xuất Việt Nam mẫu mã không mới, không cập nhật xu hướng như cửa hàng B chuyên lấy sỉ tại các trang mạng của Trung Quốc. Theo thời gian, cửa hàng B luôn bán hàng được nhiều hơn, cửa hàng A thua lỗ phải đóng cửa.

    Kinh tế thị trường là gì?

    Kinh tế thị trường là mô hình kinh tế được vận hành dựa trên mối quan hệ giữa người mua và người bán theo quy luật cung cầu, để xác định giá cả thông qua giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ sẵn sàng giao dịch trên thị trường.

    Để hiểu rõ hơn về kinh tế thị trường bạn có thể xem bài viết: Kinh tế thị trường là gì?

    Tác động của quy luật cạnh tranh

    Quy luật cạnh tranh mang tính 2 mặt: Tích cực và tiêu cực. Tìm hiểu chi tiết về tính 2 mặt của quy luật cạnh tranh dưới đây!

    1. Tác động tích cực của Quy luật cạnh tranhThúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất

    Để nâng cao năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường các chủ thể không ngừng tìm kiếm, cải thiện các ứng dụng, vận dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hệ thống dây chuyền sản xuất, đồng thời nâng cao tay nghề cho người lao động nhằm hướng đến kết quả thúc đẩy sự phát triển của lực lượng xã hội.

    Ví dụ: Sự cạnh tranh giữa các hãng Tivi như Sony, Samsung, LG, TCL, Panasonic,... Để có thể chiếm lĩnh thị trường và trở thành lựa chọn ưu tiên của người tiêu dùng thì bắt buộc các nhãn hàng tivi cần nghiên cứu, phát triển thêm nhiều tính năng, thay đổi thiết kế mẫu mã đẹp mắt, hỗ trợ chính sách bảo hành,...

    Thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế thị trường

    Trong một nền kinh tế thị trường, để đảm bảo lợi nhuận tối đa thì các chủ thể kinh tế ngoài sự hợp tác thì họ luôn sẵn sàng cạnh tranh với nhau để giành cho mình những điều kiện kinh doanh thuận lợi nhất và đảm bảo tính sáng tạo, đổi mới.

    Từ sự cạnh tranh này, các chủ thể kinh tế trở nên năng động hơn, nhạy bén hơn với những biến động của thị trường. Cách chính sách kinh tế được cải thiện thường xuyên sao cho phù hợp với quy luật phát triển của cơ chế thị trường. Nhờ sự vận động này mà nền kinh tế thị trường được hoàn thiện không ngừng.

  • Quy luật lưu thông tiền tệ (tiếng Anh là The Law of Monetary Circulation) là quy luật dựa trên quá trình lưu thông tiền tệ trên thị trường, phản ánh lượng tiền cần thiết cho việc lưu thông hàng hóa diễn tra trong một thời điểm nhất định. Tính chất cân đối hay điều tiết được thực hiện dựa trên hoạt động quản lý của Nhà nước đảm bảo lợi nhuận cho cá nhân, phát triển kinh tế chung giảm tiêu cực từ lạm phát.

    Đặc điểm của Quy luật lưu thông tiền tệ

    Lượng tiền cần thiết cho việc lưu thông hàng hóa trong một giai đoạn thời kỳ nhất định được xác định thông qua tổng giá cả của số lượng hàng hóa lưu thông trong thời kỳ đó chia cho tốc độ lưu thông của đồng tiền.

    Lượng tiền cần thiết cho lưu thông = Tổng giá cả của hàng hóa lưu thông / Tốc độ lưu thông của đồng tiền.

    Công thức này được hiểu là việc tính toán, xác định các thực tế thị trường nhằm mục đích điều tiết lượng tiền lưu thông sao cho hợp lý. Từ đó, phản ánh phần nào giá trị của đồng tiền một cách hiệu quả nhất.

    Bởi vì trên thực tế, nếu lượng tiền được lưu thông quá lớn, vượt ngoài tầm kiểm soát thì sẽ dẫn đến sự mất giá trị của đồng tiền. Dẫn đến hậu quả khôn lường đó là lạm phát khiến cho hoạt động kinh tế kém hiệu quả. Vì tỷ giá tiền tệ trên thị trường đang chịu tác động và quốc gia này đang gặp phải những khó khăn nhất định trong quá trình xuất, nhập khẩu hàng hóa. Nhu cầu mở rộng thị trường không thể thực hiện khiến cho nhu cầu của người dân cũng không được đáp ứng.

    Trong công thức nêu trên:

    – Tốc độ lưu thông của đồng tiền là tổng số vòng quay trung bình của một đơn vị tiền tệ. Nó cũng thể hiện cán cân cung cầu trên thực tế của thị trường. Khi nhận thấy tiềm năng của lợi nhuận hay giao dịch qua đầu tư, tiền tệ bắt đầu tham gia và luân chuyển một cách thường xuyên với các chủ sở hữu khác nhau. Qua đó phản ánh các tính chất xoay vòng hoặc xây dựng nên giá trị mới cho nền kinh tế.

    – Tổng giá cả của hàng hóa lưu thông bằng giá cả hàng hóa nhân với khối lượng hàng hóa được đưa vào lưu thông. Yếu tố này phản ánh các giá trị quy đổi ra tiền tệ của tất cả các hàng hóa trong từng giai đoạn cụ thể. Tổng giá cả hàng hóa lưu thông sẽ bằng tổng giá cả của tất cả các loại hàng hóa lưu thông. Lúc này, giá trị hàng hóa phản ánh nhu cầu được thực hiện trong thời điểm nhất định.

    Dựa vào hai tính chất này để tính toán và cân đối lượng tiền được thực hiện cho hoạt động lưu thông trên thị trường và thu về hiệu quả nhất định cho nền kinh tế. Khi đó những quy luật sẽ mang lại ý nghĩa cho nền kinh tế, đảm bảo các phản ánh tích cực sơ với hiệu quả hoạt động của nền kinh tế.

  • Mượn tiền không trả phạm tội gì? Mượn tiền không trả sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Người phạm tội có thể bị phạt tù đến 20 năm, phạt tiền lên đến 100.000.000VND. Cho dù đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nhưng người vay vẫn phải hoàn thành đúng nghĩa vụ trả nợ của mình.

    Mượn tiền không trả bị xử lý thế nào?

    Vay mượn tiền là vấn đề dân sự được Bộ luật Dân sự 2015 điều chỉnh. Tại Điều 466 Bộ luật Dân sự quy định cụ thể như sau:

    “Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác”.

    Chính vì vậy, việc thanh toán và trả nợ đúng hạn là nghĩa vụ của người vay tiền. Trường hợp đến hạn thanh toán nhưng bên vay không trả sẽ xảy ra 2 trường hợp như sau:

    Trường hợp 1: Bên vay không có khả năng chi trả nợ và không có dấu hiệu sử dụng thủ đoạn gian xảo để chiếm đoạt tài sản hay bỏ trốn. Đây là trường hợp được quy vào tranh chấp dân sự, bên cho vay có thể khởi tố lên Tòa án dân sự để tiến hành khởi kiện và thu hồi lại tài sản.

    Trường hợp 2: Bên vay có khả năng trả nợ nhưng cố tình không trả và có dấu hiệu sử dụng thủ đoạn chiếm đoạt tài sản, bỏ trốn. Hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm và chiếm đoạt tài sản.

    Cố tình không trả nợ bị xử lý như thế nào?

    Vay tiền nhưng cố tình không trả thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội lạm dụng lòng tin và chiếm đoạt tài sản. Cụ thể hơn, tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 được bổ sung, sửa đổi năm 2017 quy định:

    – Thuê, vay, mượn tài sản của người khác, hoặc nhận được tài sản người khác có hợp đồng, giấy tờ rõ ràng. Nhưng cố tình dùng thủ đoạn chiếm đoạt tài sản, bỏ trốn, cố tình không trả khi đến hạn mặc dù có khả năng chi trả.

    – Thuê, vay, mượn tài sản của người khác có hợp đồng, giấy tờ nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất chính, phạm pháp và không có khả năng chi trả.

    Người vi phạm một trong số những trường hợp trên có khả năng bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm hoặc phạt cải tạo không giam giữ 3 năm khi:

    – Tài sản có giá trị từ 4.000.000 VND – dưới 50.000.000 VND

    – Tài sản có giá trị dưới 4.000.000 VND nhưng trước đó đã bị xử phạt về hành vi chiếm đoạt tài sản, hoặc đã kết án về một trong các tội danh như bắt cóc chiếm đoạt tài sản, cướp tài sản, cưỡng đoạt tài sản,… chưa được xoá án tích nhưng lại tiếp tục vi phạm.

  • Tóc con sâu (hay tóc uốn Textured) là tóc uốn xoăn xù bằng giấy bạc trên nền tóc layer, mohican… với độ ngắn dài khác nhau, khiến tóc trở nên bồng bềnh cứng cáp. Tóc con sâu đang là một trong những kiểu tóc mới lạ được giới trẻ yêu thích, đặc biệt là các bạn nam bởi kiểu tóc này mang đến một diện mạo cực kỳ nam tính và cool ngầu.

    Nguồn gốc ra đời của tóc con sâu

    Tóc con sâu chính thức được trình làng vào mùa hè năm 2020 được các thợ cắt tóc barber kết hợp với sự táo bạo cùng một chút nổi loạn, ngông cuồng để cho ra kiểu tóc.

    Tóc uốn con sâu được lấy cảm hứng từ các kiểu tóc Mohican trẻ trung, năng động, kết hợp với kỹ thuật uốn tóc Textured dựa trên nền tóc layer có sẵn. Từ đó tạo nên một kiểu tóc hoàn toàn mới lạ và thú vị có tên tóc uốn con sâu.

    Ngày nay, đây là kiểu tóc dẫn đầu xu hướng và không quá khó khăn để bắt gặp tại các cửa tiệm, salon, barber làm tóc. Với kiểu dáng năng động, trẻ trung, tóc uốn con sâu hiện đang là kiểu tóc giữ vị trí đầu bảng trong bảng xếp hạng các kiểu tóc nam đẹp nhất 2022. Và cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

    Uốn tóc con sâu giá bao nhiêu?

    Giá trung bình cho đầu tóc con sâu khoảng 400.000đ, tùy theo khu vực và salon tóc thì giá thành có thể chênh lệch 100.000đ – 200.000đ:

    – Uốn tóc con sâu thuốc thường: có thể gây khô tóc 300.000đ đến 400.000đ.

    – Uốn tóc con sâu thuốc có collagen: có độ bóng, bồng bền giàu sức sống giá 600.000đ.

    Ưu điểm nổi bật của kiểu tóc uốn con sâu1. Làm nổi bật lên vẻ đẹp nam tính và tạo ấn tượng mạnh

    Sở dĩ kiểu tóc uốn con sâu này được nhiều bạn nam yêu thích là vì nó giúp tôn lên vẻ đẹp nam tính, mạnh mẽ, lạnh lùng và dứt khoát. Đây là kiểu tóc giúp tạo ấn tượng mạnh bởi diện mạo đầy nam tính với người đối diện.

    2. Kiểu tóc gọn gàng, phù hợp với thời tiết tại Việt Nam

    Có thể bạn cũng biết khí hậu Việt Nam nóng ẩm quanh năm. Thế nên lựa chọn một kiểu tóc phù hợp với thời tiết, khí hậu sẽ giúp cho bạn cảm thấy thoải mái, mát mẻ hơn. Không còn cảm giác tóc bết dính hay bí bách, nóng bức vào mùa hè.

    3. Tạo thiện cảm với người đối diện

    Khi sở hữu một kiểu tóc đẹp, chắc chắn diện mạo của bạn cũng sẽ có sự thay đổi tích cực. Bạn vẫn sẽ giữ được diện mạo bên ngoài sạch sẽ, tự nhiên mà không cần phải lúc nào cũng phải vuốt keo bóng bẩy.