Episodit
-
Thiết thực kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024); 70 năm ngày ký Hiệp định Genève về chấm dứt chi.ến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương (21/7/1954 - 21/7/2024); 70 năm trao trả tù binh của Việt Nam và Pháp theo nội dung Hiệp định Genève (8/1954 - 8/2024), Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức Trưng bày Chuyên đề “Khoảng trời mới”. Trưng bày giúp công chúng hiểu hơn về các chiến dịch lịch sử, kể câu chuyện về các binh lính, sỹ quan Pháp bị b.ắt, giam ở các chiến trường Việt Nam (1946 - 1954). Trưng bày cũng là lời tri ân các chiến sỹ cách mạng bị địch b.ắt, giam trong các nhà tù thực dân: trải qua khắc nghiệt tù đày nhưng không nhụt ý chí, vẫn kiên cường, bền bỉ đấu tranh để biến nhà tù thành trường học cách mạng. Kháng chiến thành công, các chiến sỹ lại cùng nhau đoàn kết, quyết liệt đấu tranh để được trao trả và trở về với cách mạng, với nhân dân.
-
Trưng bày chuyên đề “Thang âm cuộc chiến” gồm 02 phần:
2. Trưng bày giới thiệu cuộc sống của các phi công Mỹ trong Trại tạm giam Hỏa Lò cùng mong muốn chấm dứt chiến tranh để trở về với gia đình; câu chuyện về những ngày trao trả phi công Mỹ cách đây 50 năm (1973 – 2023).
-
Puuttuva jakso?
-
Nhân dịp kỷ niệm kỷ niệm 51 năm chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” (12/1972 - 12/2023); kỷ niệm 50 năm trao trả phi công Mỹ (1973 - 2023), dưới sự chỉ đạo của Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức trưng bày chuyên đề “Thang âm cuộc chiến”.
Trưng bày chuyên đề “Thang âm cuộc chiến”gồm 02 phần:
Phần 1: Tập trung mô tả sự khốc liệt của những cuộc tập kích chiến lược bằng Không quân và Hải quân Mỹ khi leo thang phá hoại miền Bắc; tái hiện cuộc sống sinh hoạt, lao động của quân, dân Hà Nội (cuối năm 1972) với tinh thần đoàn kết chiến đấu và phục vụ chiến đấu vượt qua mất mát, đau thương, làm nên chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”.
-
Nhân dịp kỷ niệm 94 năm ngày Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2024), Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức triển lãm: Hai Cảnh xuân. Triển lãm giới thiệu những tư liệu, hình ảnh về việc tổ chức những hoạt động đón xuân của tù nhân trong Nhà tù Hỏa Lò nhân dịp Tết đến xuân về, qua đó thể hiện tinh thần lạc quan, niềm tin tất thắng của các chiến sĩ yêu nước, cách mạng Việt Nam trong hoàn cảnh tù đày. Triển lãm cũng là lời tri ân, tưởng nhớ công lao, sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ yêu nước, cách mạng bị thực dân Pháp bắt, giam tại Nhà tù Hỏa Lò; góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc. Không gian triển lãm còn tái hiện hình ảnh đón xuân xưa của nhân dân hai miền Nam Bắc qua các thời kỳ lịch sử; từ đó góp phần tôn vinh những nét văn hóa độc đáo của ngày Tết Việt Nam.
-
Nhân kỷ niệm 69 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2023), dưới sự chỉ đạo của Sở Văn hóa, Thể thao Hà Nội, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức khai mạc Trưng bày “Sông Hồng cuộn sóng”.
Trưng bày nhắc nhớ những gian khổ, hy sinh của quân, dân Thủ đô để có được “Ngày về chiến thắng”, góp phần làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp trường kỳ. Trưng bày được thể hiện qua 2 nội dung: Trường kỳ kháng chiến và Ngày về lịch sử -
Trưng bày “Phút hồi sinh” gợi nhớ thời khắc lịch sử hào hùng của những ngày chiến thắng trở về để thế hệ sau càng thêm thấu hiểu và tri ân công lao, sự hy sinh anh dũng của các chiến sỹ cách mạng bị địch bắt, tù đày; càng thêm trân quý giá trị của hòa bình, của độc lập, tự do ngày hôm nay.
Trưng bày được thể hiện qua 3 nội dung: Mở cửa ngục tù; Ngày chiến thắng trở về; Viết tiếp bản hùng ca. Mời các bạn cùng lắng nghe tại kênh: Time Travel trên nền tảng Apple Podcast; Spotify
-
Những trận bom rải thảm, những vầng lửa đỏ rực trên bầu trời Hà Nội, Hải Phòng chưa bao giờ phai mờ trong ký ức những người đã trải qua 12 ngày đêm khói lửa cuối năm 1972. Với quyết tâm chiến thắng, quân và dân Việt Nam đã làm nên kỳ tích “Điện Biên Phủ trên không” của thế kỷ XX.
Trưng bày gợi nhớ về:
Khoảng lặng sau các trận bom rải thảm, sau các trận đánh khốc liệt và những mất mát, hy sinh mà mỗi chiến sỹ, người dân đã trải qua.
Khoảng lặng sau bức tường đá “Hilton - Hà Nội”, nơi phi công Mỹ suy nghĩ về cuộc chiến mà mình tham gia và cảm nhận về cuộc sống, con người Việt Nam.
Khoảng lặng sau 50 năm, những cựu binh Mỹ quay trở lại thăm chiến trường xưa và thăm “Hilton - Hà Nội”.
Hãy cùng cảm nhận để trân quý hòa bình!
Hãy cùng chung tay để xây đắp tương lai!
-
Những trận bom rải thảm, những vầng lửa đỏ rực trên bầu trời Hà Nội, Hải Phòng chưa bao giờ phai mờ trong ký ức những người đã trải qua 12 ngày đêm khói lửa cuối năm 1972. Với quyết tâm chiến thắng, quân và dân Việt Nam đã làm nên kỳ tích “Điện Biên Phủ trên không” của thế kỷ XX.
Trưng bày gợi nhớ về:
Khoảng lặng sau các trận bom rải thảm, sau các trận đánh khốc liệt và những mất mát, hy sinh mà mỗi chiến sỹ, người dân đã trải qua.
Khoảng lặng sau bức tường đá “Hilton - Hà Nội”, nơi phi công Mỹ suy nghĩ về cuộc chiến mà mình tham gia và cảm nhận về cuộc sống, con người Việt Nam.
Khoảng lặng sau 50 năm, những cựu binh Mỹ quay trở lại thăm chiến trường xưa và thăm “Hilton - Hà Nội”.
Hãy cùng cảm nhận để trân quý hòa bình!
Hãy cùng chung tay để xây đắp tương lai!
-
...Trước đau thương Hà Nội không buồn
Hà Nội rắn như thanh sắt nguội
Mặt nhựa nứt ra làm chiến hào
Cát sông Hồng vào nâng cao chiến luỹ
Mỗi con đường đều muốn thành chiến sĩ
Kiêu hãnh mang thương tích trên mình
Chặn chân giặc dù là một bước
"Gạch ngói thà tan để ngọc lành"
Những năm tháng chiến đấu oai hùng giữa lòng thủ đô và chiến thắng vang dội giữa tháng 10 lịch sử ấy sẽ còn vang vọng đến mai sau.
Trưng bày chuyên đề “Khúc ca khải hoàn” chào mừng kỷ niệm 68 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10.10.1954 - 10.10.2022).
-
Ngày 3/2/1930, dưới sự chủ trì của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức được thành lập, là bước ngoặt to lớn trong lịch sử đất nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Việt Nam đãgiành được nhiều thắng lợi vẻ vang trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Để có được những thành quả vĩ đại đó, Đảng và nhân dân ta đã phải đổ biết bao xương máu, gánh chịu biết bao mất mát, hy sinh.
...Tôi sẽ chết sau những giờ chiến đấu.
Cần biết chi gươm súng của quân thù
Chĩa vào đầu cách mạng vẫn cao hô:
“Chống khủng bố! Chống khủng bố!”.(Trích: “Tranh đấu”, Tố Hữu)
Hàng nghìn chiến sỹ bị thực dân Pháp bắt, giam tại Nhà tù Hỏa Lò và anh dũng hy sinh vì nền độc lập tự do của Tổ quốc trong đó có những người con ưu tú được giới thiệu trong phạm vi trưng bày.
Tới hiện tại, dù đã ở tuổi xưa nay hiếm, người chiến sỹ cách mạng bị địch bắt tù đày năm xưa vẫn giữ mãi phẩm chất cao đẹp:Sống trong tù kiên trung bất khuất
Ở ngoài đời tình nghĩa thủy chung.
Tri ân sâu sắc những đóng góp của các thế hệ tù chính trị cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, Ðảng, Nhà nước, Thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều chính sách thiết thực, góp phần chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho những chiến sỹ cách mạng bị địch bắt tù đày. Sức mạnh tinh thần và gương sáng của những chiến sỹ cách mạng là nguồn động viên các thế hệ hôm nay sống, lao động vàhọc tập để xứng đáng với sự hy sinh của các thế hệ cha ông đi trước.
-
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, đất nước Việt Nam chìm trong đêm dài nô lệ. Các phong trào đấu tranh của nhân dân diễn ra mạnh mẽ, tràn đầy khí phách nhưng đều không thành công vì thiếu một đường lối đúng đắn. Nhiều chiến sỹ yêu nước bị thực dân Pháp bắt, giam trong Nhà tù Hỏa Lò rồihành quyết hay kết án chung thân, đày đi những hải đảo xa xôi. “Dù thất bại vẫn anh hùng”, sự hy sinh của các chiến sỹ đã gióng lên “Tiếng chuông gọi tỉnh hồn nước”, thể hiện khát vọng độc lập cháy bỏng cho non sông Việt Nam.
-
Mỗi nhà báo chiến trường là một chiến sỹ can trường, mỗi tác phẩm ra đời là biết bao lần đối mặt với hiểm nguy. Nhưng với trái tim quả cảm, dấn thân vì Tổ Quốc, họ sẵn sàng vượt qua mọi gian khó để đưa đến những tác phẩm chân thực, phản ánh sự khốc liệt của cuộc chiến. Những tác phẩm ấy đã góp phần cất cao tiếng nói hòa bình và khát vọng độc lập của dân tộc Việt Nam.
-
Báo chí cách mạng Việt Nam đã trải qua 97 năm hình thành và phát triển kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt nền móng đầu tiên. Trong mọi hoàn cảnh, những nhà báo - chiến sỹ luôn vững tay bút, sáng niềm tin, góp phần mạnh mẽ cất lên tiếng nói của khát vọng độc lập, tự do, hòa bình và dựng xây đất nước. Ngay cả khi bị bắt giam trong các nhà tù thực dân, đế quốc, các chiến sỹ yêu nước, cách mạng vẫn dùng ngòi bút làm vũ khí để bẻ gãy gông cùm. Những tờ báo đặc biệt được xuất bản sau song sắt đã tố cáo chế độ nhà tù hà khắc, thể hiện ý chí kiên trung, tinh thần lạc quan và niềm tin với cách mạng.
-
Sau khi Trung đoàn Thủ đô rút lên căn cứ kháng chiến, Hà Nội tạm rơi vào tay địch. Sống trong vòng kiềm tỏa của quân thù nhưng người dân Thủ đô vẫn một lòng hướng về cách mạng. Sau 9 năm gian khổ, cuộc kháng chiến chống Pháp đã kết thúc thắng lợi bằng chiến dịch Điện Biên Phủ (7/5/1954).
“Ra đi là để trở về”, lời thề hẹn năm xưa đã trở thành hiện thực. Ngày 10/10/1954, cả Hà Nội náo nhiệt đón mừng đoàn quân chiến thắng trở về. Trong lớp lớp đoàn quân tiến về ấy có những chiến sỹ Trung đoàn Thủ đô đã góp phần làm nên bản hùng ca 60 ngày đêm khói lửa. Biết bao ký ức chợt ùa về
-
Cả Hà Nội anh dũng đứng lên, mở đầu cho cuộc kháng chiến toàn quốc. Những khẩu hiệu “Sống chết với Thủ đô”, “Thà chết không chịu làm nô lệ” được nhân dân nhất tề hưởng ứng. Mỗi người dân là một người lính, mỗi nhà là một pháo đài, mỗi khu phố là một chiến tuyến. Dù gian khổ, cận kề hy sinh, quân và dân Thủ đô đã kiên cường chiến đấu, giam chân địch trong lòng thành phố suốt 60 ngày đêm, đập tan âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp, tạo điều kiện cho cả nước chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ.
-
Chớp thời cơ ngàn năm có một, nhân dân Việt Nam đã vùng lên giành chính quyền trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945. Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Không lâu sau, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược. Cùng với “nạn ngoại xâm” là “nạn đói”, “nạn dốt” hoành hành, tình thế đất nước tựa như “Ngàn cân treo sợi tóc”.
Trung ương Đảng và Chính phủ đã thực hiện các biện pháp đấu tranh mềm dẻo nhằm giữ vững độc lập dân tộc và tranh thủ thời gian củng cố lực lượng kháng chiến nhưng “càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới”. “Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”, lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được truyền đi. Áng hùng văn như lời hịch non sông, báo hiệu giờ cứu quốc đã điểm.
-
Tốt gỗ - Tốt Sơn
Dũng cảm tiễn đưa chồng con đi chiến đấu, những người phụ nữ nơi hậu phương luôn phấn đấu "Giỏi một nghề, biết nhiều việc". Các mẹ, các chị giữ một "tấm lòng son", chăm lo sản xuất, nuôi dạy con ngoan, học hành tiến bộ, chăm sóc chu đáo cha mẹ già yếu. Bảo đảm sự ổn định, vững vàng của hậu phương lớn miền Bắc, hỗ trợ đắc lực cho tiền tuyến lớn miền Nam. -
“Lòng vàng, gan sắt”, giới thiệu câu chuyện về những người mẹ, người chị, người em dịu dàng, nhỏ nhắn, đã hòa mình vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói:
Mấy phen tranh đấu xông pha
Lòng vàng gan sắt nào đà kém ai
Khi đất nước lâm nguy, chị em hăng hái tham gia đánh giặc bằng “đòn gánh đánh càn" ở miền Bắc, "tầm vông diệt giặc" ở miền Nam… Những đội nữ du kích, tự vệ địa phương, nữ thanh niên xung phong xông pha nơi chiến trường ác liệt hay những nữ chiến sĩ chiến đấu thầm lặng nơi đầu não của địch đã góp phần làm nên chiến thắng lẫy lừng của dân tộc trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. -
Lịch sử dựng nước và giữ nước Của dân tộc Việt Nam luôn gắn liền với dáng hình của người phụ nữ. Đức hy sinh cao cả, tấm lòng sắc son với quê hương, gia đình, tinh thần quả cảm “Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh” đã làm nên vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam như những bông hoa nở giữa phong ba, bão táp.
-
Đi theo con đường cách mạng, cống hiến không chỉ thanh xuân, sức lực, trí óc mà cả tình thân, tình yêu vì một lý tưởng tự do, độc lập là lựa chọn của biết bao người con trên khắp mọi miền đất nước. Có người hy sinh trong chiến tranh, cũng có người hy sinh khi đang chiến đấu với những khắc nghiệt của tù đày - tất cả những người anh hùng đó đã ngã xuống và trở thành tượng đài hiên ngang cho sự kiên trung, bất khuất. Trưng bày Thắp lửa yêu thương là lời tri ân sâu sắc gửi tới những hy sinh lớn lao ấy, để những yêu thương, đồng cảm, sẻ chia bùng lên như ngọn lửa, trao tới thế hệ hôm nay và mai sau.
Mời các bạn đến với trưng bày trực tuyến. Trưng bày được chia làm nhiều tập, mong được các bạn theo dõi và lắng nghe.
#TLYT
- Näytä enemmän