Episodes
-
Dù đã làm một cuộc cách mạng nhân sự rất khôn khéo nhưng Diệu Ứng vẫn lo lắng về lực lượng quân đội ở các quận của ông Lý vô cùng hùng hậu và chúng có cả súng đạn. Để bảo vệ hoàng cung cho mọi trường hợp, Diệu Ứng quyết định tìm mua vũ khí.
-
Nguyễn Thành Nam kể lại ngày tháng bị bắt khi tìm đường sang miền Bắc gặp Cụ Hồ. Những người cách mạng vượt Trường Sơn chiến đấu đem lại hòa bình cho đất nước thì cậu Hai cũng vượt Trường Sơn tìm kiếm hòa bình cho dân tộc.
-
Episodes manquant?
-
Nguyễn Thành Nam cùng ba đệ tử đã đi được một tháng nhưng ở Cồn Phụng vẫn không nghe ngóng được tin tức gì. Người đoán cậu đã bị bắt, người lại nghĩ cậu bị tai nạn chiến tranh, bị cọp ăn thịt trong rừng. Cả Cồn Phụng sống trong lo lắng, ai cũng mong tin và cầu cho cậu tai qua nạn khỏi.
-
Sự xuất hiện của nhân vật Tạ Văn Lý đã làm thay đổi giang sơn của đạo Dừa tại Cồn Phụng. Ông vốn tốt nghiệp Đại học luật nhưng không chọn làm Nhà nước mà chọn đi theo cậu Hai, bởi ông nhìn thấy tương lai cậu Hai sẽ trở thành giáo chủ của một nền đạo.
-
Nguyễn Thành Nam đã khiến cho Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ không thốt lên lời và phải công nhận, khâm phục tài đạo của ông. Những thuyết giảng của Nguyễn Thành Nam cùng việc đọc vị được hết những tính toán, ý đồ chiến lược của Nguyễn Cao Kỳ khiến ông cảm thấy trở nên sáng dạ và muốn trở thành đệ tử của đạo Dừa.
-
Nguyễn Thành Nam gặp gỡ Bân Cơ - vị đại sứ của nhiều nước nổi tiếng với nghệ thuật ngoại giao khôn khéo ông vua lật đổ bất cứ nước nào không chịu nghe theo Mỹ. Một ngài đại sứ thép như vậy lại dành cho Nguyễn Thành Nam một sự tiếp đãi trang trọng, thân tình như tiếp một nguyên thủ quốc gia, làm cho sư tổ đặc biệt cảm động và các đệ tử đạo Dừa hết sức hãnh diện.
-
Năm 1964, khi chiến trường chiến tranh đặc biệt của Mỹ ở Việt Nam đang diễn ra ác liệt, Nguyễn Thành Nam quyết định rời bờ sông Ba Lai, đưa toàn bộ cơ ngơi về Cồn Phụng. Đây là nơi lý tưởng cho thanh niên các tỉnh trốn lính, bởi Cồn Phụng bị ngăn cách sông nước và luật pháp chế độ Sài Gòn không cho phép bắt sư đi lính.
-
Năm 1961, hai miền bị chia cắt bởi con sông Bến Hải, Đạo Nam khó có thể vượt qua vĩ tuyến 17 để ra miền Bắc gặp Cụ Hồ. Trước tình hình không có giấy phép, cũng không thể xin chính quyền Ngô Đình Diệm bởi họ sẽ quy kết là phạm thượng, phản động. Dương Văn Hiền đã bàn với Nguyễn Thành Nam nên thông qua một bước trung gian rồi nhờ Đại sứ quán ở Hà Nội giúp đỡ.
-
Một buổi sáng cuối năm 1948, Nguyễn Thành Nam từ giã Thất Sơn trở về quê nhà. Lần này, vẫn có ông thầy bói đại tài đi cùng. Hàng ngày, Nam ngồi trước rạp hát Viễn Tường tịnh khẩu không nói chuyện với ai, chỉ khi bắt buộc phải trả lời, ông mới dùng bút viết.
-
Sau hai ngày di chuyển, Nam và thầy bói đã đến núi Tượng (Liên Hoa Sơn) nhưng phải gian nan leo núi, cả hai mới đến được An Sơn Tự. Trong khi thầy muốn Nam vào chùa để giới thiệu anh với các vị trụ trì thì anh lại muốn đi sâu vào rừng để tìm cái huyền diệu nơi núi Tượng.
-
Sau ba đêm ở khách sạn Đế Vương, Nam bị vứt ra đường. Anh không dám về nhà, lang thang hết phố này đến đường khác, luôn luôn nghĩ cách để được làm vua. Thay vì mua vé tàu về nhà, anh mua vé đi miền Đông bởi nghe nói trên núi ở Nha Trang có một vị hòa thượng tu đến độ có thể tàng hình.
-
Lấy bối cảnh ở Cồn Phụng - một cồn nhỏ giữa sông Tiền Giang, trong giai đoạn 1960 - 1970 nhiều biến động. Tiếu thuyết đã làm sáng tỏ giai thoại bí ẩn của Nguyễn Thành Nam - một thầy tu đạo Dừa ẩn dật thu hút gần 1 triệu tín đồ đến vương quốc tự xưng của ông.
-
Nguyễn Thừa đã có quyết định đi làm ở phòng hành chính thuộc ủy ban thị xã, tuy nhiên lý lịch vẫn luôn là con đường duy nhất cản trở anh. Sau một thời gian công tác, ủy ban đã nhận đơn kiện sử dụng con cháu phản động vào công việc chính quyền của nhân dân, buộc anh phải chuyển xuống phòng thủy lợi và đến Châu Lam làm công trình.
-
Những năm học cấp ba, nhà trường tuyển chọn bồi dưỡng học sinh giỏi đi thi miền Bắc, Nguyễn Thừa đã được chọn vào tốp Văn còn cô bạn được chọn vào tốp Toán. Hai năm liền đi thi, cả hai đều đoạt giải Nhất, Nhì. Thành tích đó làm rạng danh cho cả tỉnh và nhà trường. Vậy nên, cả hai đã được Ban Giám hiệu đề nghị cử sang Liên Xô học.
-
Vì cái nghề thu mua bán xe cũ của cha và cái nghề nuôi rắn của mẹ thuộc vào hàng hóa ngoại thương nhằm phục vụ cho giai cấp tư sản đã gắn cho gia đình Nguyễn Thừa tiếng phản động và người thuộc "tầng lớp khác", vì vậy gia đình anh khó mà thoát khỏi vòng lao tù. Sự việc xảy ra khiến cả nhà Nguyễn Thừa lao đao, mẹ anh lâm bệnh nặng.
-
Sau khi Hiệp định Genève được ký kết, gia đình Nguyễn Thừa cùng làng xóm trở về phố Đệ Nhị, giờ là phố Văn Miếu. Nhà cửa được lợp lại, chị lớn đi lấy chồng, cha anh bắt đầu gom một số xe cũ hỏng mang về sửa sang rồi cho thuê. Mẹ anh thì khôi phục lại nghề sắn. Nguyễn Thừa cùng anh hai được đi học trở lại.
-
Tưởng như mọi hành động đối xử của bà Phó Chủ tịch với Hải Linh là nhiệm vụ tình cờ nhưng thực chất lại là sự sắp đặt của Chủ tịch thông qua Phó Chủ tịch. Anh nhờ bà đưa cho cô chiếc máy ảnh và cũng chính anh là người ngấm ngầm gửi tác phẩm của cô đi thi và đạt giải. Tuy Hải Linh biết rất rõ tất cả là ý đồ của Chủ tịch nhưng cô vẫn lờ đi như không hay.
- Montre plus