エピソード
-
Tóm tắt về giáo pháp, có 3 điều cần nhớ.
Thứ nhất, cái hiện ra này chỉ là sự sống động của Biết. Thực tại chỉ là cái Biết sống động thôi, không có gì khác. Biết không là cái gì cả, Biết là nền tảng cho mọi kinh nghiệm hiện ra. Mọi kinh nghiệm hiện ra trong Biết là sự sống động của Biết, và cũng chính là Biết, giống như nhà cửa cây cối, con người, vật này vật kia trong gương là sự sống động của mặt gương. Những thứ hiện ra chỉ như ảo ảnh, như giấc mơ, rất có vẻ là thật, nhưng không có cái gì có thật ở đấy, hiện ra rõ ràng nhưng không thực sự tồn tại.
Thứ hai, tất cả mọi chuyện trên đời này chỉ ở trong suy nghĩ thôi. Cuộc đời này, tôi, người ta, luân hồi, sinh tử, cõi Phật, yêu đương, làm ăn, sinh sống, gia đình, con cái, danh dự, uy tín, tôi giác ngộ hay chưa giác ngộ …, tất cả chỉ là suy nghĩ, không có trong thực tại. Suy nghĩ nó cứ bảo thế thôi, cũng chẳng kề dao vào cổ bắt ai phải tin đây là thật. Suy nghĩ hiện ra để trang hoàng cho cái Biết này.
Thứ ba, mọi kinh nghiệm đều tự giải phóng. Mọi sự vật hiện tượng, bao gồm cả suy nghĩ, đều tự hiện ra rồi tự tan biến, hiện ra rồi lập tức tan mất không còn gì hết, không để lại dấu vết gì hết. Vì thế chúng không thể gây chuyện gì hết. Và ngay khi hiện ra mọi thứ cũng không thực sự tồn tại, mà là một với Biết, là một với cái nền nơi nó hiện ra. Vì vậy thực tại luôn tự giải phóng.
Nếu con hiểu ba điều này trong cuộc sống, con sẽ thấy thế giới hoàn hảo, không có vấn đề gì, từ sáng đến tối chỉ có cái Biết và sự trang hoàng rực rỡ rồi tự giải phóng thế thôi. Khi con chứng ngộ thực tại như vậy thì thế giới của con trở thành thế giới của giác ngộ. Con không cần lên cõi A Di Đà hay lên cõi Phật nào nữa.
Nếu con lên cõi A Di Đà thì thứ nhất, thế giới đó cũng là ảo ảnh trang hoàng của Biết. Thứ hai, “đây là cõi A Di Đà”, “đây là tôi”, đó cũng chỉ là suy nghĩ thôi, không có trong thực tại. Thứ ba, cõi đấy cũng tự tan hiện rồi tự mất ngay vào Biết, giống hệt như kinh nghiệm con đang ngồi đây. Khi đó địa ngục hay cõi Phật sẽ bình đẳng như nhau. Thế giới của con chẳng còn khác gì thế giới của Phật. Phật cũng thấy sự sống động của Biết, cũng thấy mọi thứ chỉ là suy nghĩ, cũng thấy mọi kinh nghiệm tự tan biến chẳng để lại dấu vết gì, chẳng gây chuyện gì.
Khi hiểu ba điều này, phần việc còn lại của các con, là cần chứng kiến thật nhiều để sự hiểu đó trở thành sự tự tin sâu thẳm.
Trích từ buổi nói chuyện của Trong Suốt với học trò sau buổi sáng đi bộ, Cafe Trung Nguyên gần lăng Bác, 09/04/2023 -
Con không cần cố đạt được một trạng thái đặc biệt nào hết. Bất kì cái gì con đang cảm thấy, đó chính là thiền. Vì sao? Vì bất kì cái gì con đang cảm nhận thấy đều là mặt gương huyền ảo của Biết. Giống như trăng sao và các vì tinh tú trên mặt nước cũng chính là nước.
Ngay ở đây, bất kì thứ gì con cảm nhận được cũng chính là Biết, là thực tại tối hậu. Con không cần tìm một cái gì nữa, vì tất cả những gì con đang cảm nhận chính là sự thật tuyệt đối rồi. Niềm vui, nỗi buồn, kể cả cảm giác kinh hãi nhất… bất kể cái gì con cảm nhận chính là một với không gian ngập tràn sự nhận biết này rồi.
Cái đang là chính là cái con tìm. Dù con có bất kì suy nghĩ, hình ảnh, cảm giác, âm thanh, xúc chạm nào bây giờ đi nữa, tất cả những thứ con đang cảm thấy chính là Biết, chính là Đại giác ngộ, chính là thứ lâu nay con đi tìm.
- Trong Suốt -
Trích buổi nói chuyện tại Thanh Hoá, 30/4/2022. -
エピソードを見逃しましたか?
-
Anh Phong là một nhà giao dịch ngoại hối. Một hôm, anh ấy đến gặp Trong Suốt và hỏi rằng:
- Muốn thoát ra khỏi giấc mơ này thì phải làm sao?
Trong Suốt trả lời:
- Đừng nhìn vào suy nghĩ, mà hãy nhìn vào trạng thái cảm xúc của con.
Tập bất kỳ pháp gì cũng được, cho đến khi cảm xúc của con đối với được và mất trở nên bình đẳng.
Ví dụ như khi con đang chơi forex, và dốc toàn bộ tài sản của mình vào đó. Điều này rất rủi ro vì con có thể trắng tay nếu thị trường đi ngược lại so với hướng con dự đoán.
Con hy vọng thị trường đi lên và lo sợ thị trường đi xuống.
Khi thị trường đi xuống, con cảm thấy tuyệt vọng, còn khi thị trường đi lên, con cảm thấy ngất ngây. Nếu nỗi đau khi mất và niềm vui khi được vẫn còn thật với con đến như vậy, thì con vẫn đang sống trong sự kịch tính của giấc mơ, và giấc mơ sẽ còn tiếp diễn.
Ngược lại,
Nếu con nhận ra niềm vui và nỗi buồn là một vị với cái nền Biết nơi chúng hiện ra, giống trăng sao trên mặt nước đều có một vị là nước
Thì niềm vui con cảm nhận khi thị trường đi lên sẽ là một trạng thái cảm xúc bình đẳng như nỗi buồn khi thị trường đi xuống,
Chúng có cùng một vị, vị của Biết
Nếu được mất có cùng một vị với con, cho dù đó vẫn là hai sự kiện khác nhau,
thì không còn gì khác để làm ngoài tận hưởng cuộc chơi
và cùng lúc đó con đã thoát khỏi giấc mơ rồi.
Trong Suốt
(Trích từ bài nói chuyện “Xả Cảm xúc - Bí kíp mở Hư không Tạng, Hà Nội 06 tháng 03, 2019) -
Một học trò hỏi Trong Suốt:
Thưa Thầy, năm mới đến rồi. Con giờ đã chán cuộc sống cô đơn và quyết tâm năm nay sẽ tìm được một người để trái tim con được vui hơn.
Liệu con có thể tìm được người làm con hạnh phúc như con đang mơ ước không thưa Thầy?
Trong Suốt trả lời:
Việc con đi tìm hạnh phúc không sai, mà việc nương tựa vào một thứ dễ thay đổi, dễ tan vỡ mới là sai.
Khi hiểu điều đấy thì mình mới đặt câu hỏi: Cái gì không bao giờ tan vỡ? Cái gì không bao giờ thay đổi? Đó sẽ là nguồn hạnh phúc vĩnh cửu của mình. Còn tất cả những thứ khác chỉ là hoa thêu trên gấm. Có thì càng vui, nhưng không có thì cũng chẳng sao, vì bản chất là đã có gấm, gấm vốn đã đẹp sẵn rồi.
,
Trong Suốt
(Trích từ buổi nói chuyện tại Sài Gòn, ngày 08/01/2023) -
Chìa khoá để hạnh phúc không phải là làm gì để chuyện đấy xảy ra theo ý mình, hoặc chống lại việc đấy xảy ra.
Chìa khoá để hạnh phúc chính là để mọi thứ xảy ra, trong tâm thái chấp nhận cái gì đến thì đến, đi thì đi, tệ hơn cũng chẳng sao và ở lại mãi cũng chẳng sao.
Hạnh phúc hoàn toàn chính là chấp nhận hoàn toàn cái đang là.
Trong Suốt,
(Trích từ buổi nói chuyện "Bí kíp ước 2.0", 28.07.2022, chuyến du lịch ở Rome) -
Hỏi:
Thưa Thầy, con rất đau khổ và băn khoăn mãi một điều: tại sao con không thể 'yêu thương vô điều kiện' như mọi người hay nhắc đến? Con đã cố gắng rất nhiều lần. Dù con rất yêu chồng con, rất thương anh ấy, nhưng mỗi lần anh ấy làm con trái ý thì con cứ hậm hực, ngầm trách. Con rất dằn vặt vì chính cái cảm xúc 'yêu thương rất có điều kiện' như thế đã đeo đẳng con suốt bao năm nay dù đã có 2 con với nhau. Xin Thầy cho con lời khuyên ạ?
Đáp:
Vì cái Biết vốn có sẵn sự từ bi, khi con nhận ra mình là ai thì từ bi sẽ tự xuất hiện trong con mà con không cần phải đi trau dồi sự từ bi bằng cách giúp hết người này sang người khác. Khi con nhận ra mình là Biết và tất cả nội dung của Biết là ở trong con, thì tự con sẽ không muốn lấy cái gì của thế giới này nữa. Mà tự con sẽ thấy đầy đủ, con sẽ sẵn sàng trao tặng những gì mình có cho thế giới.
Sự từ bi sẽ tự hiện ra, chứ không cần thiết phải tìm cách trau dồi sự từ bi cho cái tôi này, rồi đi giúp hết cái tôi này đến cái tôi khác. Đấy là cách trau dồi từ bi kiểu cũ. Cách đấy có giá trị, rất giá trị là khác, vì nó làm cho người ta bớt tập trung vào cái tôi đi và giúp phát triển các phẩm tính khác. Tuy nhiên, nó là giá trị tương đối. Vì nền tảng là con vẫn tin mình là cái tôi này thì không thể nào tuyệt đối được.
Còn khi con nhận ra mình là ai thì con sẽ có sự từ bi tuyệt đối. Từ bi mà không cần phải tỏ ra từ bi gì cả, tự mọi hành động sẽ toát ra sự từ bi.
Ví dụ, khi con nhìn người khác, mà con thấy ngay đó là mình, thì không đời nào muốn hại họ cả. Thấy họ khổ tự mình thương, như tay phải với tay trái mình đau, mình thấy thương ngay lập tức. Nó đến tự nhiên, không cần phải nghĩ tới việc tôi phải thương nó, mà mình phải chữa ngay cho nó chứ! Hay ở chỗ là, con nhìn thấy mình, con cũng thương mình luôn, chứ không phải là chỉ thương những người trên thế giới này, còn mình thì mặc kệ. Vì tất cả đều bình đẳng, tay nào đau thì chữa tay đấy. Con sẽ tự biết thương chính mình như thương người khác.
Nhưng ‘chính mình’ chỉ là cách nói thôi, con không phải là cái ‘mình’ - cái ‘tôi’ này nữa. Nếu giả sử con là cô A đang yêu anh B, sau khi nhận ra con là ai, con sẽ thương cả cô A và anh B. Khi con thấy cô A đau khổ con sẽ tìm cách chữa cho A như thể con tìm cách chữa cho anh B một cách tự nhiên. Con không muốn làm gì gây tổn thương cho B nhưng con cũng sẽ không muốn làm gì gây tổn thương cho A.
Còn sự từ bi cũ là gì? Tôi là A và tôi phải thương B. Vậy một ngày nào đó, B làm tổn thương A thì A lại phải chọn: tôi không yêu được B nữa vì tôi phải bảo vệ bản thân tôi trước. Đây cũng là lý do các con yêu nhau mà bị tổn thương thì nhất định không thể yêu nhau được nữa. Các con chỉ có thể yêu đến một mức độ tổn thương cho phép, nhưng đến khi người kia làm mình tổn thương đến mức độ nhất định rồi là mình không thể yêu người ta được nữa. Vì mình là người này mà! Chỉ khi con là Biết thì con sẽ thương cả 2 người. Khi hai người làm khổ nhau thì con thương cả hai người cùng lúc. Chứ con không chỉ thương chính mình mà con không thương người kia nữa.
Tình thương khi này sẽ rất khác, nó rất tự nhiên! Không cần phải lập kế hoạch rằng tôi phải rải lòng từ bi gì cả, vì đã thấy hai cái thân tâm đau khổ ở ngay đây thì đương nhiên phải thương rồi. Con sẽ có sự bình đẳng, không cần phải hi sinh cái thân kia để bảo vệ thân này nữa.
Vì vậy con sẽ hiểu tình thương tuyệt đối không phải là kiểu theo một người lập kế hoạch để thương cả thế giới này để tăng lòng từ bi nữa. Không cần! Dù loại tình thương đó cũng rất tốt vì nó có giá trị tương đối trong một giai đoạn nhất định. Con vẫn nên trân trọng nó, nhưng mà con sẽ thấy không cần hành động như thế nữa. Con không cần phải tỏ lòng thương với thế giới nữa vì con đã thương sẵn thế giới rồi, thế giới đã là một phần của con rồi. Lúc đấy con sẽ hiểu những khái niệm về tình yêu vô ngã, vị tha, hi sinh, v.v... ở góc độ khác chứ con sẽ không hiểu đơn thuần ở góc độ của cái tôi như trước đây nữa. -
Sau khi đã xác quyết không có ‘tôi’, và không có thân thể rồi, thì câu hỏi tự nhiên sẽ đến “Con là ai?”, hay “Con là cái gì?”
Không có tôi thì cái gì đang biết tất cả những thứ này? Cái gì đang biết sự nổi lên của suy nghĩ cảm xúc, cái gì biết sự hiện ra của hình ảnh, của các ấn tượng giác quan?
Con khám phá ra cái Biết, một thứ không thay đổi, luôn ở đây, biết mọi thứ. Đấy là cái xưa nay vẫn biết, vẫn trải nghiệm mọi hạnh phúc đau khổ của cuộc sống, chứ không phải là cái ‘tôi’.
Khi con đã xác quyết không có tôi và không có thật rồi thì việc nhận ra cái Biết này là rất tự nhiên. Khi con nhận ra rằng không có ‘tôi’ nào, và thân thể chỉ là một tập hợp các ấn tượng giác quan và suy nghĩ, nhưng mà sự biết vẫn xảy ra, con khám phá ra cái Biết này vượt ra ngoài thân tâm. Với nhận thức đó, con bắt đầu tiến vào thế giới của sự thật tuyệt đối. Cái Biết trở nên rõ ràng trong thực tại, không còn chỉ là lý thuyết.
Với những câu hỏi như “Có đang biết hay không?” “Ai đang làm?” “Điều này xảy ra với ai?”, con nhận ra thứ đang trải nghiệm mọi kinh nghiệm là cái Biết này. Cái đang thực sự nghe Thầy giảng không phải ‘tôi’, không phải thân thể, mà là cái Biết. Cái mà từ nó đang phóng chiếu ra suy nghĩ hiểu lời Thầy không phải cái tôi, không phải cái thân thể, mà là cái Biết.
Con bắt đầu khám phá ra sự thật con là ai, hay chính xác hơn, con là cái gì? Khi đã ngẫm sâu sắc, con thấy con không thể nào là thân tâm này được. Thứ thực sự trải qua mọi kinh nghiệm chính là cái Biết này.
Từ sự suy ngẫm và đồng ý, con xác quyết “Ai đang tu?” “Ai đang nghĩ?” “Ai đang sống?” “Ai đang làm?” Xác quyết đấy sẽ thay đổi dần thói quen “Tôi đang làm” của con.
(Trích từ buổi nói chuyện “Mọi kiến nằm trong bài này”, Công viên Tao Đàn Sài Gòn, 14.11.2023) -
Một học trò đã hơn 70 tuổi và là một trong những học trò lớn tuổi nhất của thầy Trong Suốt. Hôm qua bạn tìm tới thầy để xin được giúp đỡ.
Hỏi: Thưa thầy, là một người mẹ, con rất yêu thương con trai mình. Mỗi khi con trai gặp khó khăn trắc trở, con đau lòng lắm. Dù đã được dạy rằng tất cả mọi thứ đều là Biết, con vẫn rất hay quên. Làm sao có thể thực hành luôn ở trong Biết khi con hay quên như vậy?
Đáp: Về lý thuyết, Biết luôn ở đây, cho dù con nhớ hay quên.
Tuy nhiên khi thực hành, các con thường bị nhầm lẫn bởi một điều: Bỏ cứt đi tìm kẹo.
Thế nào là Bỏ cứt?
Đó là niềm tin và thái độ cho rằng một kinh nghiệm vô minh là cứt, con cần phải từ chối, tiêu diệt hay vứt nó đi.
Thế nào là Đi tìm kẹo?
Đó là niềm tin và thái độ cho rằng một kinh nghiệm giác ngộ phải rất đặc biệt và linh thánh, con cần rất cố gắng nỗ lực mới có được nó.
Thật ra, dù trông có vẻ khác nhau, từ một cục vàng con đúc ra một bức tượng hình cứt và một bức tượng hình kẹo thì chúng đều là vàng hết.
Hiểu điều này khi thực hành, con không cần phải từ chối bất kỳ một kinh nghiệm vô minh nào nữa, như là cảm giác đau buồn khi con cái gặp khó khăn, hay cảm giác hối tiếc khi thực hành pháp kém.
Chỉ cần nhận ra rằng cả đau buồn và hối tiếc đều là vàng. Không có gì sai ở đó để chối bỏ.
Chỉ cần nhận ra rằng ngay khi đang đau buồn và hối tiếc, chúng đều là Biết mà không phải là gì khác.
Ngược lại, nếu con từ chối một kinh nghiệm vô minh, và dùng mọi cách như các pháp thiền cao cấp để tìm một kinh nghiệm đặc biệt như trống rỗng, rộng mở, trong suốt, hay bất kỳ phẩm chất đặc biệt nào mà con nghĩ giác ngộ phải là, thì chính là con đang bị lừa. Cái tâm thông thường này, khi không thực hành bất kỳ loại thiền nào, cái tâm liên tục bắn ra đủ loại suy nghĩ tốt và xấu, luôn là Biết, là Đại hoàn hảo, dù con có biết điều đó hay không.
Trên một hòn đảo bằng vàng không thể thấy được đất đá thông thường dù người ta có cố kiếm tìm. Cũng như vậy, trong sự hiện ra này tất cả đều là Biết, nên con hãy tự tin nhìn thẳng vào cái hiện ra và nhận ra chúng là Biết, không phải chối từ gì cả.
Là hành giả, khi con lo lắng, tiếc nuối, hay sợ hãi, hãy nhìn thẳng vào cái lo lắng, tiếc nuối, hay sợ hãi đó, mà không chối bỏ nó. Hãy nhận ra chúng chính là Biết, nhận ra không có gì ngoài Biết đang ở đó là được rồi. -
Hỏi: Thưa Thầy, con cảm thấy mình có thể hiểu tất cả những giáo lý sâu xa mà Thầy đang giảng. Nhưng không hiểu sao con vẫn thấy cuộc đời mình có thể cứ thế này mãi mà chẳng có mấy tiến bộ...
Đáp: Có một khoảng cách rất lớn giữa cái con hiểu và cách con đang sống.
Con có đọc bao nhiêu cuốn sách, tham gia vô số các cuộc tranh luận trên mạng, và có vẻ rất hiểu biết về tính Không.
Hay con cũng ngồi thiền, thực hành các kiểu kỹ thuật thiền định phức tạp, và có thể cảm nhận được trạng thái vô ngã hay không điểm quy chiếu.
Nhưng hành động của con vẫn hoàn toàn theo thói quen!
Con ăn, ngủ, làm việc, yêu đương, ghét bỏ, và sống một cuộc đời hoàn toàn theo dẫn dắt của thói quen.
Con ngủ dậy, tính xem hôm nay làm gì, lo lắng về tương lai, tự hào và thoả mãn khi việc gì đó diễn ra theo ý mình.
Con cứ sống như thế cho đến khi chết và chẳng có gì xảy ra cả.
Khoảng cách giữa kiến, thiền và hành của con xa vời vợi như trời với đất, như núi cao và vực sâu.
Mọi việc chỉ thực sự thay đổi
Khi đến một ngày con thực sự nhảy một bước ngoặt cách mạng.
Con bắt đầu sống không trù tính và hành động hoàn toàn bất chợt!
Nghe có vẻ dễ, nhưng đây là một cuộc cách mạng.
Không trù tính là không cố tình lên kế hoạch, không nỗ lực, không cố gắng, không mục tiêu.
Con có một loại can đảm và tự tin để cho bất kỳ điều gì xảy ra cũng được
Mọi hành động của con luôn bất chợt và có tính đùa nghịch
Bởi vì chẳng có bất kỳ việc gì cần phải làm
Và thế giới vốn đã luôn an toàn và luôn hoàn hảo sẵn rồi.
Trong Suốt,
(Trích từ bài pháp “Hành động bất chợt không trù tính”, Hà Nội 17/12/2018) -
Hỏi: Thầy ơi, đời con tiêu rồi, như cứt ấy ạ…
Đáp:
Mắt con có thể nhìn thấy “cứt” không?
Tai con có thể nghe thấy, lưỡi có thể nếm thấy, mũi có thể ngửi thấy, tay có thể sờ thấy “cứt” hay không?
Mắt giống như ống kính máy ảnh, chỉ nhìn thấy màu sắc. Vậy điều gì tạo nên “cứt”?
Có vẻ như có “cứt’ ở bên ngoài, thực ra thì nó ở đâu?
“Cứt” ở trong tâm con đấy
Thế giới mà có vẻ là tồn tại ngoài kia, thực ra hoàn toàn là sản phẩm của tâm trí.
Khi con xem một bộ phim, có vẻ là có một đôi tình nhân yêu nhau, khi thì thân mật, khi cãi vã. Thực ra là, mắt và tai con chỉ có thể nhận biết các ấn tượng giác quan, còn chàng trai, cô gái và tình yêu xảy ra ở đâu? Cả bộ phim được chiếu hoàn toàn trong tâm trí của con.
Có vẻ là con đến đây và nghe thầy nói chuyện. Thực ra, thầy là ai và nói điều gì đều hoàn toàn do tâm trí con tạo ra mà thôi. Mỗi người trong các con có một phiên bản thầy của riêng mình, một phiên bản riêng, hoàn toàn khác nhau được tạo nên bởi mỗi người.
Ha ha! Kinh khủng không
Con nghĩ rằng con đang xem phim, thực ra là tâm con đang tạo ra bộ phim.
Con nghĩ rằng con đang nghe thầy giảng, thực ra là tâm con đang tạo ra cả con, thầy và bài giảng.
Cũng giống như khi đang mơ, mọi thứ xảy ra trong giấc mơ đó đều là sản phẩm của tâm trí vậy.
Chẳng có gì thực sự tồn tại.
Nhưng mọi niềm vui và nỗi buồn vẫn hiện ra hoàn toàn sáng tỏ, rõ ràng.
Giấc mơ nào cũng rất thật.
Nhưng khi biết rằng đó chỉ là mơ, nghĩa là con đã tỉnh mộng.
Vì vậy, cho dù đời con có như cứt hay như truyện cổ tích,
Cho dù người ta có đang làm hại con hay đang cứu giúp con,
Không hề có một vật hay một người nào ở đó, cũng không có cả điều tốt hay lỗi lầm.
Bản chất thế giới này hoàn toàn khác so với thế giới mà con cảm nhận.
Khi con nhận ra bản chất ấy, và nhìn thế giới không gì khác một giấc mơ, thì con giải thoát khỏi mọi ràng buộc.
Nếu không còn thấy thế giới này là thật, và ở trong sự Nhận biết tự nhiên không gián đoạn, con có thể chỉ làm những điều trái tim mình hát, và hân hoan nhảy múa giữa vòng luân hồi của hạnh phúc và khổ đau.
Bất kỳ điều gì con làm, một cách tự nhiên, sẽ mang lại tình thương và trí tuệ cho người khác, mà con không cần có ý định hay nỗ lực gì. -
Hỏi: đời con có quá nhiều việc phải làm, con thường xuyên chìm trong lo lắng và sợ hãi, xin hãy cho con một thực hành thật đơn giản để được giải phóng thực sự?
Đáp:
Ảo giác lớn nhất của các con là nghĩ rằng do hành động của con mà việc đó được giải quyết. Nhưng những chuyện mà các con đang lo đó không phải được giải quyết bằng hành động của các con, mà tất cả là do Biết biểu diễn.
Khi nào con tin được điều đấy thì con mới bắt đầu mở cánh cửa để đi ra khỏi dòng đau khổ, lo lắng và sợ hãi. Trước khi thấm điều này thì con chỉ đi vào. Con làm a, làm b để giải quyết được vấn đề đấy. Làm xong rồi thì sẽ có những chuyện mới sinh ra để con lại lo lắng và sợ hãi. Con tiếp tục làm trong trạng thái lo lắng về kết quả xảy ra không theo ý mình.
Vì vậy, các con cần nhắc để niềm tin mới, cách nghĩ mới len lỏi vào đời sống thường ngày của mình. Khi nào nó chưa thành phản xạ thì nó chưa xong. Phản xạ nghĩa là khi con cố đạt một cái gì đấy thì ngay lập tức con hiểu: "Ừ! Cứ cố đi, không sao. Nhưng được hay không là do Biết biểu diễn". Tại sao cố cũng không vấn đề gì? Tại vì cố cũng là do Biết làm, con không quyết định được việc mình cố hay không cố. Bên ngoài con vẫn hành động nhưng bên trong con rộng mở cho mọi loại kết quả xảy ra. Mình vẫn đi làm cuộc sống kiếm tiền nhưng mình rộng mở cho mọi kết quả. Ví dụ, kết quả gì? Kết quả đầu tiên là không ra tiền, kết quả thứ hai là ra rất nhiều tiền.
Đây là cánh cửa ra, chỉ cần một điều này là đủ để con có thể giải quyết mọi vấn đề trên cuộc đời này. Trước khi mình nói đến những cái cao cấp hơn như tất cả là Biết thì nó phải được xây dựng trên nền móng con không phải là cái người này, con không thể quyết định gì được hết mà tất cả là do Biết biểu diễn. Cái xác quyết ấy sẽ giải quyết nỗi khổ cho con và giúp con nhận ra mình là ai. Khi con xác quyết được rồi thì thực chất con chẳng cần lo gì nữa. Tại vì đã có một thứ lo cho con rồi. Cái đó to hơn con nhiều, giỏi hơn con nhiều, quyền lực bao la hơn con nhiều. Giống như chúng ta đi tàu hỏa ấy, con không cần vác hành lý trên vai nữa vì tàu đã chở cho con rồi, Biết lo cho con hết. -
Nhảy múa giữa luân hồi
Hỏi: Thầy ơi, đời con tiêu rồi, như cứt ấy ạ…
Đáp:
Mắt con có thể nhìn thấy “cứt” không?
Tai con có thể nghe thấy, lưỡi có thể nếm thấy, mũi có thể ngửi thấy, tay có thể sờ thấy “cứt” hay không?
Mắt giống như ống kính máy ảnh, chỉ nhìn thấy màu sắc. Vậy điều gì tạo nên “cứt”?
Có vẻ như có “cứt’ ở bên ngoài, thực ra thì nó ở đâu?
“Cứt” ở trong đầu con đấy
Thế giới mà có vẻ là tồn tại ngoài kia, thực ra hoàn toàn là sản phẩm của tâm trí.
Khi con xem một bộ phim, có vẻ là có một đôi tình nhân yêu nhau, khi thì thân mật, khi cãi vã. Thực ra là, mắt và tai con chỉ có thể nhận biết các ấn tượng giác quan, còn cả bộ phim được chiếu trong tâm trí của con.
Có vẻ là con đến đây và nghe thầy nói chuyện. Thực ra, thầy là ai và nói điều gì đều hoàn toàn do con tạo ra. Mỗi người trong các con có một phiên bản thầy của riêng mình, một phiên bản rất giới hạn, hoàn toàn khác nhau được tạo nên bởi mỗi người.
Ha ha! Kinh khủng không
Con nghĩ rằng con đang xem phim, thực ra là con đang tạo ra bộ phim.
Con nghĩ rằng con đang nghe thầy giảng, thực ra là con đang tạo ra thầy và bài giảng.
Cũng giống như khi đang mơ, mọi thứ xảy ra trong giấc mơ đó đều là sản phẩm của tâm trí vậy.
Chẳng có gì thực sự tồn tại.
Nhưng mọi niềm vui và nỗi buồn vẫn hiện ra hoàn toàn rõ ràng, sáng tỏ.
Giấc mơ nào cũng rất thật.
Nhưng khi biết rằng đó chỉ là mơ, nghĩa là con đã tỉnh mộng.
Vì vậy, cho dù đời con có như cứt hay như truyện cổ tích,
Cho dù người ta có đang làm hại con hay cứu giúp con,
Không hề có một vật hay một người nào ở đó, cũng không có cả điều tốt hay lỗi lầm.
Bản chất thế giới này là hoàn toàn khác biệt so với thực tại mà con cảm nhận.
Khi con nhận ra bản chất ấy, và nhìn thế giới không gì khác một giấc mơ, thì con được giải thoát khỏi mọi ràng buộc.
Nếu không còn thấy thế giới này là thật, và ở trong Nhận biết tự nhiên không gián đoạn, con có thể chỉ làm những điều trái tim mình hát, và hân hoan nhảy múa giữa vòng luân hồi của hạnh phúc và khổ đau.
Bất kỳ điều gì con làm, một cách tự nhiên, sẽ mang lại tình thương và trí tuệ cho người khác, mà không cần có ý định hay nỗ lực gì.
,
Trong Suốt
(Trích buổi Trà đàm “Nhảy múa giữa luân hồi”, Tp. Hồ Chí Minh, 27/04/2019) -
BẤT LỰC ĐỂ THẤY SỰ THẬT
Hỏi: Làm sao để thấy sự thật?
Đáp:
Tất cả các con muốn tiến bộ trong thực hành pháp thì phải trải qua nhiều lần bất lực, thấy mình chẳng làm được cái gì hết - mà Biết làm tất.
Con thực hành kém, con thấy bực bội. Nhưng, con có điều khiển được cái bực bội đấy đâu? Bực bội đấy là được Biết ban cho!
Giác ngộ là được ban cho - thì bực bội không phải là được ban cho à?
Biết là tác giả của cả Vô Minh lẫn Giác Ngộ. Nó tạo ra hoàn cảnh vô minh của các con. Giả sử sau này giác ngộ, thì Biết cũng tạo ra sự giác ngộ đấy. Nó là tác giả của cả hai, chứ không phải do con vô minh, rồi con tu hành giỏi, thì con giác ngộ. Những con đường tâm linh cao nhất - Đại Toàn Thiện, Thiền Tông, đạo Lão, đạo Thiên Chúa gốc - đều hiểu rằng đây là ko phải sức của con, không còn nói con cố thì sẽ được nữa, vì con chẳng có vai trò gì trong sự biểu diễn này hết.
Cho nên,
Kinh nghiệm bất lực trong thực hành rất quý, nó giảm cái ảo tưởng rằng con có thể can thiệp vào cái cuộc sống này, cái thực hành này.
Con hãy hài lòng với sự thực hành kém của mình.
Bất lực để thấy Sự Thật.
Nếu con còn cảm thấy có thể can thiệp vào cuộc sống này, vào sự thực hành này, thì con vẫn xa rời Sự Thật.
Nhấn theo dõi kênh Trong Suốt để tìm hiểu thêm về thực tại thật sự là gì. Nhận thức về thế giới của bạn sẽ hoàn toàn thay đổi và bạn đang trở về với hạnh phúc vô điều kiện vốn sẵn bên trong bạn
============= -
NGƯỜI GIÁC NGỘ CÒN BUỒN KHÔNG?
Hỏi:
Người giác ngộ có phải luôn luôn cảm thấy hạnh phúc trong mọi hoàn cảnh hay không?
Thầy Trong Suốt:
Không phải. Người giác ngộ là tự do 100% với hạnh phúc hay không hạnh phúc. Cái thân thể này có cười, có khóc, có rú rít thì giác ngộ vẫn tự do hoàn toàn. Đấy mới là giác ngộ thật sự. Còn loại giác ngộ mà lúc nào cũng hạnh phúc, đấy chỉ như là một cõi Trời nào đấy thôi. Đấy là trạng thái của một vị trời, nghĩa là trạng thái của một chúng sinh trong luân hồi, lúc nào cũng phải có hạnh phúc. Người giác ngộ không cần phải như vậy, không cần phải lúc nào cũng hạnh phúc. Có thể lúc khóc, lúc cười, lúc tức giận, lúc quát mắng... Nhưng người giác ngộ hoàn toàn tự do 100% với cái ấy.
Trong nhà Phật có một khái niệm gọi là Đại lạc và tiểu lạc. Đại Lạc là cái trạng thái mà hạnh phúc không lay chuyển được. Tiểu lạc là hạnh phúc có lay chuyển được. Thì cái bạn hỏi là hỏi về tiểu lạc. Người giác ngộ có phải luôn hạnh phúc không? Có phải người giác ngộ lúc nào cũng có tiểu lạc không? Đúng không? Bạn hỏi tiểu lạc, còn người giác ngộ không quan tâm đến tiểu lạc. Có hạnh phúc thì hạnh phúc, có đau khổ thì đau khổ, nhưng, dù hạnh phúc hay đau khổ thì luôn biết rõ rằng đấy không có thật, nên lúc nào cũng có Đại Lạc, lúc nào cũng có niềm hạnh phúc không thể nào lay chuyển nổi do thấy rõ sự thật .
Cái ấy là cái bạn không thể nào biết được, nên thầy trả lời có, bạn ấy tưởng rằng người giác ngộ có rất nhiều tiểu lạc. Nếu thầy trả lời “Có, giác ngộ sướng lắm!”, thì con hình dung khác gì một vị trời? Vị trời có nhiều tiểu lạc mà. Vì thân thể họ bằng ánh sáng, không bị đau, họ có thần thông nên hoàn cảnh thường theo ý họ nên vị ấy không bị khổ. Nhưng đó là hình dung hoàn toàn sai về cái lạc của người giác ngộ.
Cái lạc của người giác ngộ là Đại lạc, đại lạc này bao trùm cả tiểu lạc luôn. Nghĩa là gì? Trong Đại lạc có cả tiểu lạc lẫn tiểu khổ luôn. Đau đớn dữ dội vẫn Đại lạc. Cười ha hả cũng đại lạc mà khóc hu hu cũng Đại lạc. Giống Marpa, khi con ông chết, ông khóc, khóc ầm ầm luôn. Tất cả học trò bảo “Quái, thầy dạy chúng ta đời là ảo ảnh, rồi không được này kia, sao cuối cùng thầy, bậc giác ngộ xịn của Tây Tạng, mà lại khóc ầm ầm thế này?”. Thế là bà vợ thầy, lúc đầu cũng định không khóc đâu, cuối cùng chạy ra khóc rũ rượi, “Ối con ơi, con ơi”. Thế là Marpa đứng dậy, cười ha hả, đọc bài thơ xong rồi đi. Bài thơ “Đời là giấc mộng” đấy.
Vấn đề là giác ngộ tự do với các loại cảm xúc dù có khổ hay sướng, vì thế người ta mới không ngăn ngại gì cả. Đấy là cái mà người bình thường không thể hiểu nổi. Người bình thường đặt câu hỏi là, “Nhân vật trong phim là bậc giác ngộ, nếu bố mẹ ông chết thì ông ấy buồn hay vui?”. Thì cái màn hình trả lời thế nào? “Quan tâm làm gì? Người đó thích khóc thì khóc, thích cười thì cười, tôi không phải nhân vật đấy”. Đúng chưa? Và dù trong phim có nổ ra chiến tranh, có đủ các loại đau khổ đi nữa, thì cái màn hình có khổ không? Cái màn hình hoàn toàn có khả năng cảm nhận nỗi khổ nhưng nó không bị khổ. Người giác ngộ hoàn toàn có khả năng cảm nhận tất cả những nỗi khổ xảy ra trên thân thể và tinh thần này nhưng không bị cái này ảnh hưởng tí nào luôn, hoàn toàn tự do khỏi nó.
Cái mặt gương hoàn toàn có thể cảm nhận mọi phản chiếu trong đấy, nhưng có một vụ nổ đùng đùng trên bầu trời, mặt gương có bị sao không? Không bị sao hết. Đấy là trạng thái không giải thích được nhưng nếu thầy đưa ra ẩn dụ, các con có thể hiểu được.
Nên câu trả lời cho câu hỏi trên của con là “Tôi không quan tâm, khổ thì khổ, lạc thì lạc, tôi hoàn toàn tự do khỏi lạc và khổ. Vì tất cả luôn ở trong Đại Lạc.”
,
Trong Suốt
(Trích buổi nói chuyện "Người giác ngộ còn buồn không", 4/2018 Bình Dương) -
CÁCH THOÁT KHỎI ĐỊA NGỤC TRẦN GIAN
Hỏi: Gần đây, con thấy mình rất dễ bị đau khổ bởi bệnh tật và trong tinh thần. Con vô cùng đau khổ, cảm giác không thể chịu nổi. Con thấy mình giống như đang ở trong địa ngục vậy. Xin thầy chỉ cho con cách tập khi bệnh tật hoặc những chuyện không may xảy tới.
Đáp:
Khi con đang ở trong địa ngục hãy đọc hai câu kệ: “Mọi việc chỉ trong suy nghĩ thôi, thực tại Biết luôn sáng ngời ngời!”
Địa ngục gì thì địa ngục, nó vẫn ở trong suy nghĩ mà thôi! Làm gì có tôi, làm gì có người ta, làm gì có địa ngục. Toàn trong suy nghĩ! Nếu con thực sự thấy cái Biết đang toả sáng ngời ngời, thì câu nhắc đấy sẽ cứu con ra khỏi cả câu truyện đó.
Lúc đang ở trong địa ngục, con hãy tập cách để thấy mọi việc chỉ trong suy nghĩ thôi. Địa ngục trần gian toàn trong suy nghĩ!
Vì mình quá tin thế giới là thật, nên con tin rằng có một người ngồi đây và chịu cái địa ngục đấy. Con tin rằng cái địa ngục ấy có thật, cảnh địa ngục đấy có thật, cái đau khổ này có thật. Nên con đau khổ. Nếu con xác quyết được ngay lúc con đang đau khổ là “tất cả mọi việc chỉ trong suy nghĩ thôi”. Ở đây không có tôi nào hết, không có cảnh địa ngục nào hết, không có chuyện đau khổ nào hết mà chỉ có Biết đang toả chiếu sống động, mọi đau khổ là cái nhãn do suy nghĩ gán vào đang phất phơ trên nền Biết. Nếu con thực sự xác quyết điều này thì con thoát khỏi địa ngục.
Sau khi đọc xong hai câu kệ, con hãy đi tìm tôi, tìm cái người gây chuyện cho con, tìm những việc gây khổ, tìm tình, tìm tiền, tìm danh vọng, tìm ngày mai…trong kinh nghiệm của con. Khi ngồi đây, con không tìm thấy được ngày mai, không tìm thấy tôi, không tìm thấy được việc gây chuyện cho con thì con mới xác quyết được rằng: “Mọi vấn đề, mọi đau khổ đúng là chỉ xảy ra trong suy nghĩ, nó không xảy ra ở trong thực tại”. Mấu chốt là nó không xảy ra trong thực tại. Trong thực tại chẳng có gì xảy ra cả! Sau khi tìm không thấy, con xác quyết tất cả mọi chuyện mà mình đang khổ sở này nó không xảy ra trong thực tại, nó không xảy ra với tôi, không có chuyện gây ra cho tôi. Mà toàn bộ đống đấy là nằm trong suy nghĩ!
Sau đó, con để ý xem thực tại nó có cái gì?
Thực tại chỉ có cái Biết đang sống động rực rỡ như thế này! Sống động rực rỡ đến mức nó biểu diễn ra cả địa ngục trần gian. Biểu diễn ra cả những suy nghĩ rất đau khổ. Các suy nghĩ đau khổ lúc ấy trở thành sự rực rỡ sống động của biết. Chứ nó không phải là sự thật mà con tin.
Ví dụ: “Con nghĩ rằng ngày mai hết tiền chắc là bị chủ nợ đuổi khỏi nhà.”
Con hãy ngồi tìm xem có tôi không? - người đang hết tiền ấy! Có chủ nợ không? Có ngày mai không? Có nhà không? Con tìm cả bốn thứ ấy con chả thấy có gì! Thế nhưng suy nghĩ vẫn bảo rằng: “ngày mai hết tiền thì bị chủ nợ đuổi ra khỏi nhà. Có phải là mọi việc chỉ ở trong suy nghĩ thôi hay không? Con xác quyết được rằng việc: “ Ngày mai, chủ nợ đuổi tôi ra khỏi nhà là không hề có trong thực tại gì hết! Chỉ trong suy nghĩ thôi!” Kể cả ngày mai có cảnh: “ chủ nợ đuổi ra khỏi nhà “ . Nếu muốn cảnh ấy trở thành câu chuyện chủ nợ đuổi ra khỏi nhà thì phải nghĩ. Nếu không, cảnh đó chỉ là sự sống động của Biết thôi. Nghĩa là, kể cả khi cảnh chủ nợ đuổi ra khỏi nhà hiện ra sờ sờ trước mặt con đi chăng nữa, thì nó chỉ trở thành câu chuyện đó khi suy nghĩ bảo đó là câu chuyện có thật. Còn nếu không nó chỉ là sự sống động của Biết thôi. Tức là “ Thực tại:Biết đang sáng ngời ngời!” Chỉ là Biết đang toả chiếu rực rỡ thôi không có gì khác.
Con xác quyết thật sâu sắc điều đó. Thì câu chuyện “ngày mai hết tiền bị chủ nợ đuổi ra khỏi nhà” chỉ ở trong suy nghĩ thôi. Kể cả ngày mai có cảnh “ chủ nợ đuổi ra khỏi nhà đi nữa” cũng chỉ là biểu diễn sống động của Biết. Nó không phải là chủ nợ đuổi ra khỏi nhà thật. Nếu muốn bảo là chủ nợ đuổi ra khỏi nhà thì phải nghĩ. Khi con tới điểm xác quyết mạnh như vậy thì con thoát khỏi địa ngục.Việc của con không phải đi giải quyết vấn đề chủ nợ đuổi hay không đuổi nữa. Đuổi thì đuổi! Việc của con là hiểu: “ À, lâu nay mình khổ là v -
Chứng ngộ Biết - cách chấm dứt mọi khổ đau
Hỏi: xin hãy cho con hỏi cách chấm dứt mọi khổ đau
Đáp:
Tất cả những thứ có điều kiện thì đều vô thường. Những người sống trong thế giới có điều kiện thì chịu mọi khổ đau do vô thường.
Để kết thúc mọi khổ đau, con phải tìm thấy một thứ chân thường, vượt ra khỏi thường và vô thường, vượt ra khỏi suy nghĩ – đó chính là Biết.
Biết là thực tại tuyệt đối, là cái luôn có thật và luôn ở đây. Tất cả những thứ khác là thực tại tương đối, không có thật và hiện ra rồi biến mất trong Biết.
Biết là cái chân thường, không sinh, không diệt. Tất cả những thứ khác thì vô thường và sinh diệt trên nền của Biết.
Biết không bị ảnh hưởng bởi vô thường.
Không thể dùng suy nghĩ, lý luận hay các cách khác nhau để nắm bắt hay mô tả về Biết.
Nếu con chứng ngộ được Biết thì con sẽ thoát khỏi thế giới của vô thường.
Nếu con là một với Biết thì con không bị phá hủy bởi những thứ vô thường.
Khi con là Biết, con sẽ thấy từ xưa đến nay con chưa bao giờ khổ, cái khổ chiếu ra bên trong con, rồi tan vào bên trong con.
Cách duy nhất để chấm dứt mọi khổ đau là chứng ngộ Biết!
Nhấn theo dõi kênh Trong Suốt để tìm hiểu thêm về thực tại thật sự là gì. Nhận thức về thế giới của bạn sẽ hoàn toàn thay đổi và bạn đang trở về với hạnh phúc vô điều kiện vốn sẵn bên trong bạn -
MẶC KỆ SUY NGHĨ
Các con muốn ở trong Sự thật Tuyệt đối thì phải mặc kệ được suy nghĩ.
Dù con có từng thấy Sự thật, mà không thoát được khỏi suy nghĩ, thì giống như từng đến bữa tiệc của nhà vua, thấy đồ ăn rất ngon, xong lại lủi thủi đi về. Tóm lại là bụng vẫn đói meo.
Các con bây giờ, thấy đây là mặt gương hay là thấy gì đi nữa, cuối cùng vẫn ở trong suy nghĩ chứ gì, thì vẫn đói. Vẫn là người bình thường, vẫn là cái người ngoài đường kia kìa. Họ tin vào suy nghĩ đời, con tin vào suy nghĩ đây là mặt gương thì khác gì nhau. Hòn đá đập vào đầu thì cả hai đều tan biến như nhau.
Về thực hành mà nói, các con nếu vẫn ở trong suy nghĩ thì chẳng có gì hết. Con vẫn là zero không có thành tựu gì.
Hãy liên tục thực hành mặc kệ suy nghĩ, và dùng mọi phương tiện để luôn ở trong kinh nghiệm trực tiếp về Sự thật cho đến ngày chứng ngộ.
,
Trong Suốt
(Trích bài “Phải đưa xác quyết vào cuộc sống” - Hà Nội, 10/08/2019. Dịch tiếng Anh bởi Đức Đoàn) -
CON PHẢI LÀM GÌ ĐỂ GIÁC NGỘ ?
Hỏi:
Thưa Thầy, bấy lâu nay con đã chăm chỉ nghiên cứu kiến và thực hành thiền. Vài lúc có những trạng thái và kinh nghiệm đặc biệt, con tưởng như mình đã gần hơn với “cái đích” giác ngộ. Nhưng con vẫn chưa cảm nhận được giác ngộ thật sự là như thế nào..
Vậy, con phải làm thế nào nữa mới có thể giác ngộ?
Đáp:
Chỉ có cái “tôi” mới tin mình đạt được một trạng thái nào đó. Niềm tin “tôi đang vô minh và tôi sẽ giác ngộ” là một sự nhầm lẫn lớn. Vì sao? Vì vẫn tin là có “tôi” và có cái để đạt được, chính là vẫn tin vào nội dung của suy nghĩ. Đó vẫn là trò lừa đảocũ. Trò chơi của cái “tôi” - tôi tu để giác ngộ” - “tôi thiền để giác ngộ” - sẽ không bao giờ chấm dứt. Nó sẽ làm con luân hồi tiếp.
Cái “tôi” là một ảo giác. Cái “giác ngộ” phải đi tìm ở đâu đó cũng là một ảo giác. Cả hai chỉ là nội dung của một suy nghĩ. Cái đang biết suy nghĩ đó - cái Biết tự nhiên này mới chính là giác ngộ thật sự và nó luôn ở đây. Con chỉ cần nhận ra và làm quen với nó thôi.
Khi con nhận ra thực tại này là cái không gian ngập tràn Nhận Biết sống động, sáng ngời ngời này, không phải là “tôi” và “vật” thì con quay về thực tại, quay về trạng thái tự nhiên của Biết đang biết chính mình.
Khi con xác quyết và làm quen với trạng thái này, sẽ có một sự thở phào nhẹ nhõm, bởi cái “tôi” được nhận ra là chẳng tồn tại ở đâu ngoài ở trong suy nghĩ. Giác ngộ được nhận ra là ở sẵn đây rồi, công cuộc tìm kiếm giác ngộ sẽ kết thúc. Điều này giống như một người đã hoàn thành một công việc rất vất vả và nhận ra rằng không cần phải làm thêm gì nữa, tự nhiên cảm thấy rất thả lỏng, nghỉ ngơi.
Con sẽ tiếp tục sống một cuộc sống bình thường, làm những việc bình thường, nhưng không phải như một cái “tôi”, mà như bầu trời Nhận biết tận hưởng sự biểu diễn đang dần hé lộ của chính mình.
Nhấn theo dõi kênh Trong Suốt để tìm hiểu thêm về thực tại thật sự là gì. Nhận thức về thế giới của bạn sẽ hoàn toàn thay đổi và bạn đang trở về với hạnh phúc vô điều kiện vốn sẵn bên trong bạn -
Mặt gương chính là mặt con
Hỏi: Thưa thầy, mọi đau khổ của con đều đến từ niềm tin con là một “cái tôi” nhỏ bé, đầy hy vọng và sợ hãi giữa thế giới rộng lớn này.
Làm thế nào để con có thể giải trừ nhầm lẫn ấy?
Thầy:
Hãy nhìn vào mặt gương huyền ảo của Tâm, và cảm nhận trực tiếp sự biểu diễn bất tận này.
Ảo tưởng nhầm lẫn là tin rằng tôi là một cái hình nhỏ bé trong mặt gương này. Nhưng điều này cũng ổn, vì ảo tưởng đó cũng chỉ là một sự biểu diễn trong mặt gương bất tận mà thôi.
Khi đó, “cái tôi” biến mất, chỉ còn mặt gương huyền ảo vô tận đang biểu diễn mọi thứ, suy nghĩ, âm thanh, mặt nước long lanh, bầu trời rộng lớn...
Và đây chính là bộ mặt của con.
Mặt gương huyền ảo vô tận này thì vẫn tự nhiên như vậy mà không cần phải suy nghĩ,
Luôn ở đây, rộng mở, toả chiếu rõ ràng, trống không không một vật.
Không thể tìm thấy vật gì ở bên trong mặt gương, nhưng mọi thứ hiện ra rất rõ ràng, cứ y như là chúng có thật.
Chỉ có sự chiêm ngưỡng, không hề có “cái tôi” nào đang chiêm ngưỡng.
“Con” không tồn tại trong mặt gương - không có khái niệm “mặt gương” nào cả
Nên cũng có thể gọi là,
Mặt gương chính là mặt con.
,
Trong Suốt
(Trích bài nói chuyện "Dẫn thiền nhìn vào mặt gương kỳ ảo của Tâm" - Đà Nẵng, ngày 12 tháng 4 năm 2019)
Quote:
“Hãy nhìn vào mặt gương huyền ảo của Tâm, và cảm nhận trực tiếp sự biểu diễn bất tận này.
Ảo tưởng nhầm lẫn là tin rằng tôi là một cái hình nhỏ bé trong mặt gương này. Nhưng điều này cũng ổn, vì ảo tưởng đó cũng chỉ là một sự biểu diễn trong mặt gương bất tận mà thôi.
Khi đó, “cái tôi” biến mất, chỉ còn mặt gương huyền ảo vô tận đang biểu diễn mọi thứ, suy nghĩ, âm thanh, mặt nước long lanh, bầu trời rộng lớn...
Và đây chính là bộ mặt của con.” -
Cách để an trụ trong Biết
Nhiều sách viết về Biết. Để đọc và hiểu đúng cần một quá trình lâu dài. Những người đã từng đọc sách vẫn có thể không hiểu hoặc không tin là có Biết.
Nhưng khi con có một người thầy thì mọi việc sẽ khác. Người thầy truyền toàn bộ cách sống, trạng thái sống, sự tự tin vô đối rằng bất kỳ trạng thái nào cũng là Biết. Khi có Thầy, sự tự tin của con sẽ tăng nhanh.
Con cần tự tin rằng bất kỳ trạng thái nào của con cũng là Biết, không còn trạng thái nào khác nữa. Bất kỳ trạng thái nào bao gồm tất cả những giây phút con tham, sân, si nhất trên đời; bao gồm cả những lúc con chống lại những tiêu cực đấy. Ví dụ: Khi con buồn thối ruột, rồi con chống lại bằng cách muốn hết buồn, con nghĩ phải làm gì để hết buồn, … thì tất cả các trạng thái của con đều là Biết.
Con chỉ cần nhớ và tin điều này thôi thì con sẽ có sự tự tin sâu thẳm, con sẽ có mọi trạng thái tự tin bên trong con mà con không phải làm gì cả.
Đây là cách tiến bộ nhanh nhất, hiểu đúng và tự tin. Mọi pháp tu khác nhau hỗ trợ con đến điểm xác quyết này. Trên nền tảng xác quyết đó, các pháp thiền sẽ giúp con thấy trực tiếp mọi trạng thái đều là Biết, và giúp con an trụ được trong Biết.
Trong Suốt,
“Thế nào cũng được, 30/4/2021” - もっと表示する