エピソード
-
Sắp tới tui sẽ đóng quán Monkey in Black
Tui nghĩ là không chỉ tui, những cộng sự của tui, những người khách hàng thương yêu tụi tui mà ngay cả bạn - một người bạn cùng chung lối sống khởi nghiệp và biết đến Monkey in Black cũng sẽ không khỏi đau lòng khi nghe thấy tin này.
Thế nhưng như cách mà tui luôn nói với mọi người và thực hiện y chang vậy - cái gì lỗ thì mình cắt. Dù một dự án sinh ra gắn với rất nhiều cảm xúc, giá trị, niềm tin, thậm chí là… cái tôi của người chủ. Nhưng khi đã cố hết sức mà không còn cứu được nữa, ta phải bảo vệ chính mình trước chứ, đúng không?
Một góc nhìn khác, tui lại thấy mình có cơ hội để sống một đời thảnh thơi hơn. Rồi tui sẽ có nhiều thời gian để bù đắp những cái mà mình chưa giỏi, để phát triển bản thân. Rồi tui cũng sẽ quay trở lại, thực hiện hóa những ước mơ của mình ở một phiên bản tuyệt vời hơn. “Chấp nhận” là từ khóa đã giúp cho tui tránh những tiêu cực không cần thiết trong suốt quá trình này.
Câu chuyện của tui và Monkey in Black đã kết thúc như vậy đó, nhưng tui sẽ có một lời chính thức chỉn chu hơn với các bạn sau. Cảm ơn tất cả sự thương yêu mà bạn đã dành cho tui lẫn Monkey in Black trong suốt 10 năm qua -
Hãy kể ra một quyết định khiến bạn day dứt nhất cuộc đời này…
Tui trước nha, có lẽ quyết định đau đớn nhất cuộc đời làm chủ của mình chính là tự tay chấm dứt đi sinh mạng của đứa con tinh thần, một thứ mà mình đã gìn giữ, tâm huyết, phấn đấu trong suốt gần một thập kỷ qua.
Tui hay tự an ủi chính bản thân mình, mình dừng lại, không đồng nghĩa là mình hết yêu, mình thất bại không đồng nghĩa là mình sẽ tiếp tục thất bại. Nhưng tui biết chắc một điều rằng, sự dừng lại lần này cũng là lời tạm biệt chính thức cho đứa con tinh thần của mình, cho những kỷ niệm đẹp, cho hành trình 10 năm sáng tạo không ngừng nghỉ, những lần Nghĩ điên làm chất, có lẽ còn là thanh xuân của một số bạn trẻ…
Có lẽ, đây sẽ là chiếc Podcast buồn và sâu lắng nhất của tui trong giai đoạn hiện tại, nhưng mong rằng những bạn thính giả sẽ lắng nghe chiếc Podcast này, để cùng lắng nghe, và cùng gửi lời chào tạm biệt…
-
エピソードを見逃しましたか?
-
Nếu thấy bế tắc trong việc không thể kết nối với, thân thiết với gia đình, thì hãy đi du lịch, như cách mà Tùng BT chọn đi Trung Quốc.
Đi du lịch cũng là để mình kết nối sâu sắc nhất với gia đình, bạn có tin hông?
Nếu ai đó có một quá khứ không có nhiều kỷ niệm đẹp, có những tổn thương sâu sắc với ba mẹ, mặc dù mình yêu thương ba mẹ dữ lắm, nhưng không tránh khỏi những lần bất đồng quan điểm, những vết sẹo tâm hồn vẫn còn đó.
Tui cũng từng như thế đó, nhưng suy cho cùng, gia đình vẫn là nguồn cội của hạnh phúc, là chỗ dựa tinh thần. Vậy tại sao, mình không bắt đầu cuộc sống mới, cùng nhau có khởi đầu mới bằng những kỷ niệm đẹp, học cách kết nối sâu sắc với ba mẹ chứ?
Cho nên, nếu cảm thấy bế tắc vì không thân thiết với ba mẹ, hãy đi du lịch, hoặc đơn giản là tìm ra được một hoạt động có thể kết nối gia đình mà bạn thấy hợp.
Với tui, du lịch là một sợi dây thần thành để giúp các thành viên trong gia đình gần nhau, dễ dàng tiếp nhận và thấu cảm nhau hơn.
Còn lý do vì sao, thì mời bạn lắng nghe chiếc Podcast đầu tuần dưới đây, cùng trải nghiệm với gia đình tui tại chuyến đi Trung Quốc, bạn nghen!
-
Đi làm văn phòng không cần đồng nghiệp
Mới đây, có bạn nhân sự lại chia sẻ với tui là bạn cảm thấy rất bất lực khi không thể kết nối được với nhân sự, đồng nghiệp xung quanh khi đi làm, dần dần nó ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần, thậm chí là đi đường bạn té luôn. Ủa sao mà nghiêm trọng dữ vậy, có làm quá lên hông?
Nhưng sự thật, nếu cuộc sống văn phòng mà thiếu đi những kết nối, chẳng khác nào bản thân bạn tự cô lập mình đi khỏi thế giới. Tui không nói việc này xấu, tùy quan điểm sống mỗi người à, nhưng nó sẽ không hề tốt cho sức khỏe tinh thần.
Đồng nghiệp xa lánh, dần có mâu thuẫn, công việc ảnh hưởng,... Mất đi niềm tin với môi trường mình đang làm, không còn một lý do nào để làm tiếp tại nơi đó nữa,... và hàng trăm hệ hụy khác.
Tùng BT không khuyên, nhưng riêng tui cũng đã có những trải nghiệm trước sự vụ này, mời bạn lắng nghe chiếc Podcast dưới đây, tâm tình và tĩnh lặng để tìm cho mình cách đối diện phù hợp nhất, bạn nghen! -
Sự thật đau lòng là giới trẻ bây giờ không có giỏi chịu đựng áp lực…
Trong lần gặp gỡ các bạn trẻ UEF gần nhất, tui có chia sẻ thẳng thừng “Giới trẻ bây giờ không có giỏi chịu đựng áp lực”, nhưng có phải lúc nào cũng đúng không?
Có những đứa trẻ đã lớn lên với phép so sánh “con nhà người ta”, có những đứa trẻ đã lớn lên trong những lời cay nghiệt, chưa kể, tui đã chứng kiến một bạn trẻ lớn lên giữa “bạo lực mạng”, hậu quả là những năm sau này bạn chỉ toàn sống để chữa lành mà thôi.
Chưa kể, với áp lực cuộc sống ngày nay, những người trẻ vừa mới ra đời phải đứng trước những lựa chọn, phải có những quyết định cho riêng cuộc đời mình. Lựa chọn công việc, lựa chọn môi trường sống, lựa chọn cách mình sống, khẳng định bản thân thành công theo một cách riêng.
Người trẻ ngày nay phải lớn lên như thế đấy, nhưng tui tin không có lý do gì để chúng ta đánh giá thấp tinh thần cứng cỏi của thế hệ này. Có nhiều người vẫn vượt qua được đấy thôi. Nhưng vượt qua bằng cách nào, đấy chính là bài toán bạn cần giải.
Tùng BT cũng từng có một cuộc đời như thế, khi môi trường cấp 2 của mình chỉ toàn bạo lực, lúc đó tui buộc phải học cách cứng cỏi, cách làm sao để bảo vệ mình. Còn câu chuyện của bạn thế nào, mời bạn tâm tình cùng Tùng BT dưới chiếc Podcast đầu tuần này nghen.
-
Chúng ta khi càng trưởng thành lại càng ít niềm vui… bạn nhỉ?
Hồi nhỏ, mình có thể cười chỉ vì một thứ vô tri, có thể khóc nhưng cũng dễ dàng nín chỉ cần kẹo ngọt, nhưng lớn lên rồi, thật ít lý do để mình cười, bạn nhỉ?
Đứa trẻ năm nào giờ đây phải sống với lý tưởng “phải thành công, lương ngàn đô trước năm 30 tuổi, thật giàu, thật hạnh phúc, phải lo cho gia đình”, quá nhiều gánh nặng đè lên vai…
Lúc nhỏ mình ước lớn lên thật hạnh phúc, nhưng lớn lên rồi, hạnh phúc là gì, bạn đã biết chưa? Trưởng thành có thể cho bạn một cuộc đời tự do, đi nơi mình muốn đến, nhưng đó chỉ đơn giản là sống, còn sống hạnh phúc, phải mất bao lâu nữa mới tìm được.
Câu hỏi về cuộc đời luôn là bài toán nan giải, Tùng BT không có lời khuyên, chỉ có trải nghiệm và kinh nghiệm ở đây. Mời bạn lắng nghe chiếc Podcast dưới đây, để cùng tui nhâm nhi chiếc Podcast đầu tuần, và một trải nghiệm của tui về cách tìm “ánh sáng” cuộc đời của mình, bạn nghen! -
Già rồi mà còn nghe nhạc nhí nhố của đám con nít - cái này người ta thường nói về tui. Còn tui?
Tui không chỉ nghe giải trí, mà tui còn học khởi nghiệp từ họ nữa!!
Ai ở đây biết 7UPPERCUTS giơ tay??? Tui mê mấy bạn này lâu rồi, tại cái nhạc quậy quậy, khùm khùm, bậy bậy i chang tui dzị đó. Và gần đây tui có cơ hội được tham gia 1 cái show trong cộng đồng mấy bạn.
Xuyên suốt show, tui chỉ biết... gật. Gật không chỉ do nhạc, gật ở đây còn là gật gù trước cái cách mà các bạn hỗ trợ lẫn nhau hết sức mình trên sân khấu...
Được biết, Tụp Tắc Records chính là hãng thu âm dành riêng cho nhạc punk rock tại Việt Nam, ủa vậy cái này được coi là độc quyền, trong khởi nghiệp nôm na là thị trường ngách chớ còn gì nữa.
Chưa kể, nhìn cách các band nhạc hỗ trợ nhau trên sân khấu, đồng đội hết mình cùng tạo ra một khoảnh khắc bùng cháy, cùng nhau tạo ra kết quả view/reach, phải nói đáng ngưỡng mộ. Tui tưởng tượng y chang cái mô hình khởi nghiệp vậy á, bởi nếu khởi nghiệp mà đơn thân độc mã, cũng sẽ thành công đấy, nhưng có đồng đội, có nhân sự vẫn hơn.
Mời bạn nghe ngay chiếc Podcast dưới đây và cùng Tùng BT trải nghiệm lần đầu tiên được nghe Punk Rock, bạn nghen! -
Kinh doanh phải biết đủ, đừng có tham quá…
Nói vậy chẳng khác nào biểu tui làm ăn đừng có mong lời!
Nói đừng tham thì dễ, nhưng mấy ai làm được. Thử hỏi mấy ai dám dẹp bỏ cái ước mơ hảo huyền, từ bỏ mục tiêu doanh số, lợi nhuận chỉ tập trung vào những cái gì “chắc ăn” mình đang có chứ.
Nhưng khi dấn thân vào cuộc đời kinh doanh nhiều rồi thì bạn sẽ hiểu thế nào là đủ.
Biết đủ để không bị lòng tham làm mờ đôi mắt, làm mờ quyết định, không biến mình trở thành một người mình không muốn. Biết đủ để không phung phí nguồn lực, có những bước đi ngôn khoan bởi khởi nghiệp như một cuộc đua marathon, người chạy nhanh nhất chưa chắc là người thắng mà phải là người dai sức nhất trong cuộc đua dài hạn.
Thật khó để bản thân dẹp bỏ cái ý niệm muốn quá nhiều, tập trung vào thứ mình chắc ăn? Mời bạn lắng nghe chiếc Podcast đầu tuần cùng Tùng BT để biết thế nào là đủ cho chặng hành trình của mình, bạn nghen! -
Tùng BT thật tự hào vì là con người Việt Nam!
Phải nói, tui yêu ngôn ngữ mình nói chuyện, tui yêu những con người quanh tui. Tui yêu nơi mình sinh ra, lớn lên, và thật biết ơn vì đã có cơ hội để sống được một cuộc đời đầy trải nghiệm, có được những vinh quang, cũng có cơ hội được nếm trải những thất bại.
Để có được đời sống này, tui tin chính là sự hy sinh kiên cường của một thế hệ đi trước nên việc mình sống tốt ngày hôm nay là điều đáng phải làm, là trách nhiệm của mỗi công dân.
Đã là người Việt Nam, không quan trọng bạn góp ít hay góp nhiều cho đất nước, chỉ cần mình biết học cách cho đi với một thái độ sống biết ơn, đấy mới mới là điều quan trọng nhất.
Và tình yêu nước, là một tình yêu lớn và không bao giờ cạn. Mỗi người sẽ có cách thể hiện lòng biết ơn khác nhau, với vai trò là một người chủ doanh nghiệp nhỏ, tui tin những cái khởi nghiệp mình đang làm cũng một phần nào đó giúp ích cho cộng đồng theo một cách nào đó. Bàn luận rõ hơn, mời bạn nghe ngay chiếc Podcast dưới đây, ngay vào thời khắc thiêng liêng của đất nước, mình cùng tâm tình, bạn nghen!
Cuối cùng, chào mừng ngày Tết độc lập 2/9 của Việt Nam chúng ta.
-
Ở đời tui chưa thấy ai có cái tôi mà thành công, hoặc có, nhưng họ sẽ không bao giờ được người khác tôn trọng!
Vậy, thử hỏi, sẽ có bao nhiêu người xung quanh chịu được cái tính khí đó, trừ phi bạn là người giỏi nhất, tài nhất trong một tập thể. Nếu bạn là Startup, tự kinh doanh tự làm chủ thì cái tôi cao làm sao để nhân viên nể? Nếu bạn là nhân viên, cái tôi cao làm sao giúp bạn kết nối với những mối quan hệ xung quanh? Trong làm ăn, cái tôi cao sẽ khiến bạn đơn thân độc mã, ai dám làm cùng bạn chứ?
Thật khó để hạ cái tôi, đặt mình xuống để nhìn lên trên, nhưng nếu đã ra đời mà bạn không làm được, thì khó lòng mà tồn tại nổi.
Bản thân tui là một người Sếp, một người tuyển dụng, tui từng trải qua nhiều tình huống, nhân sự cái tôi cao, Co-founder cái tôi cao, người làm ăn chung có cái tôi cao, kể cả bản thân tui cũng có lúc cái tôi ở trên trời. Tui tin, đôi khi cũng cần phải có cái uy, nhưng phải đúng lúc, đúng chỗ?
Vậy làm sao để cân bằng, làm sao để biết khi nào “bản thân mình cần cao hơn người khác”, mời bạn lắng nghe ngay chiếc Podcast dưới đây nghen! -
Sự tức giận có thể khiến bạn mất hết tất cả, mất luôn cả phần người vốn dĩ bạn đã có…
Bạn đã từng hay bao giờ phát đ(iên), tức giận lên chỉ với những điều nhỏ nhặt nhất xảy ra không đúng ý mình hay chưa. Bạn sẵn sàng quát tháo, nạt nộ, xã hết mọi cảm xúc lên người khác, kể cả người thân của mình, chỉ vì không kiềm chế được nỗi tức giận?
Nhiều người dung túng, cho rằng việc bộc lộ cảm xúc ấy chỉ là sống thật với cảm xúc của bản thân, cho rằng mình là người thẳng thắn, nhưng liệu việc giận cọc, chửi người ta có giúp bạn giải quyết vấn đề, hay chỉ làm người khác stress thêm?
Trong quá khứ, tui từng là một người rất cọc, rất mean, nhưng lâu dần tui phát hiện, cái việc xã giận lên người khác không có nghĩa lý gì hết. Chưa kể, mỗi lời nói ra, có thể làm tổn thương đối phương, khiến bạn dần đánh mất bản thân, khiến bạn ôm đồm một cảm xúc tồi tệ, dần dà chỉ khiến sức khỏe tinh thần tệ hơn!
Tùng BT đã làm một việc, thay đổi từ trí tới thân mới có thể trở thành Tùng BT bớt cọc hơn ngày xưa. Mời bạn nhâm nhi tách cà phê đầu tuần cùng tui trong chủ đề “kiểm soát cơn giận dữ”, bạn nghen! -
Chiếc quán từng khiến tui lỗ 1 tỷ 6 nay đã tròn trịa 10 năm tuổi đời.
Mỗi lần nhắc tới Monkey in Black là một chuỗi kỷ niệm của tui, có vui sướng vì những lần viral lên hàng trăm bài báo như mấy món “Nhai luôn ly, uống luôn xô”, là thanh xuân, là vườn ươm tình cảm, vườn ươm khởi nghiệp vì đây là nơi mà tui gắn bó với biết bao cộng sự, biết bao dự án khác của tui.
Nhưng cũng nhiều lần buồn dữ lắm, vì câu chuyện “scale up lỗ 1 tỷ 6”, nào là chia tay nhân sự và vô vàn những thất bại khác.
MiB không quá xuất sắc và còn nhiều thiếu xót, nhiều khi tui cũng phải ngậm ngùi thừa nhận khi MiB không hợp với khách vãng lai vì thiếu bãi đỗ xe. Nhưng tui tin, tui và những người cộng sự đang nỗ lực hết sức để bù đắp khoảng trống đó…
Cảm ơn những người khách hàng của tui đã gắn bó với quán cà phê “Nghĩ điên làm chất” của tui trong suốt hành trình vừa qua. Mời bạn lắng nghe chiếc Podcast đầu tuần cùng tui và nhâm nhi câu chuyện ra đời Monkey in Black, tui tin, nó cũng sẽ có ích rất nhiều cho những người chủ chuẩn bị mở quán cà phê nè.
-
Đi kinh doanh có thể từ đam mê, không vì tiền bạc, nhưng không rành tài chính thì cuối cùng cũng chỉ thốt lên: ĐM!!!
Nghe có thể cay đắng - nhưng thật chất kinh doanh là cuộc chơi của tiền. Bạn không hiểu luật thì bạn thua!
"Đam mê mà"... nên cứ quăng tiền ra, không dự báo doanh thu chi phí, thẳng tay dùng tiền cho nhân sự. Mừng húm khi trên tay cầm đống tiền, nhưng cuối cùng hông phải tiền của mình. Làm quần quật quanh năm, tính lại, xong lỗ, cũng đâu có biết tại sao mình lỗ luôn.
Một người đam mê ra đời kinh doanh, lại chẳng bao giờ đụng tới tài chính, số liệu, thuế má - cái mà ai cũng phải thực thi, cũng là thứ dễ sai sót nhất. Những lúc nguy, hai chữ trong sạch chỉ có tài chính mới nói giúp bạn được thôi!
Hôm nay được dịp gặp chị chuyên gia tài chính, chỉ khuyên tui nhiều điều, và tui làm ngay chiếc Podcast này để chia sẻ cho bạn. Mời bạn nghe Podcast đầu tuần cùng tui nghen!
-
Muốn làm sản phẩm Viral thì phải học cách chôm!
Một ví dụ điển hành là chiếc áo chưa có bồ rần rần brand của tui bị chôm trong vòng 24h tung ra thị trường, doanh thu mấy tỷ bạc, còn tui, chính chủ nhưng chỉ trăm triệu. Nghe hơi nực cười, nhưng thị trường này vốn dĩ là vậy á, người sáng tạo, người chôm về. Nhưng tui tin, chôm cũng có điểm hay của nó, chôm làm sao biến nó thành ý tưởng mới của riêng mình, dựa trên những cái cũ, sáng tạo hơn mới là cách chôm hay.
Thử hỏi, trên đời này có ngàn khóa học giống nhau. Giả dzụ, khóa học làm giàu 5 triệu của anh Hiếu TV, nhưng vì sao khóa học này lại được biết đến nhiều hơn, được nhiều người săn đón hơn, săn đón nhiều tới mức ảnh khủng hoảng dương luôn rồi. Cốt lõi vẫn là do cách làm mới, làm khác của mọi người dựa trên cái đã có sẵn như thế nào.
Và Tùng BT lên hàng trăm bài báo Viral sản phẩm cũng có một lý do, cũng có bí kíp sau. Nếu không muốn bỏ lỡ mời bạn nghe ngay chiếc Podcast dưới đây nghen!
-
Nếu mai này bạn không còn trên đời, điều ước cuối cùng là gì? Và ngoại tui, muốn được nghe tiếng kèn saxophone.
Đã 2 ngày kể từ khi bà tui mất, tui chợt nhận ra: cuộc đời mình bận bịu để cày, để kiếm tiền, nhưng tới khi nhắm mắt xuôi tay, thứ mà mình mang theo, thứ mình muốn giản đơn chỉ là sự kết nối, là tình thân, là máu mủ ruột rà và một xíu kèn saxophone.
Bà tui hông còn nữa, nhưng tiếng kèn Saxophone đưa tiễn bà vào giây phút cuối cùng ấy sẽ dăng dẳng theo tui tới suốt cuộc đời này. Là chút niềm tin, động lực để khiến tui trân quý hơn bao giờ hết các kết nối, mối quan hệ hiện tại.
Đời người vô thường, sinh ly tử biệt phận người như chúng ta làm sao có thể quyết định, chúng ta chỉ có thể quyết định, làm sao để giây phút cuối cùng đó, người mà ta yêu quý sẽ thật hạnh phúc, thật an tâm về mình, không còn nuối tiếc. -
Ê, thằng diễn hài lên mạng nói chuyện khởi nghiệp tào lao! Ai mà tin!!!
Hồi xưa, Tùng BT từng bị khinh thường như thế… họ cho rằng nghệ sĩ là không làm nên tích sự gì khi kinh doanh. Ai mà béc, tui khởi nghiệp viral còn sớm hơn đi diễn hài độc thoại.
Và buổi ra mắt sách đầu tay của Tùng BT như một sự nỗ lực mà tui muốn minh chứng cho việc “Hổng ai cấm được KOL/Nghệ sĩ làm doanh nhân, thậm chí họ còn làm rất tốt nữa.”
Bản chất của khởi nghiệp là nhiều thăng trầm, trầm tới mức nhiều khi trầm cảm. Tui tin, những lúc đó, mỗi người sẽ đối diện khác nhau, và có một số người sẽ chọn làm nghệ thuật để vực dậy tinh thần. 2 điều này chẳng hề chỏi giá trị nhau, chúng chỉ đơn giản là sở thích của một người.
Vậy tui cân bằng giữa con buôn và tính nghệ sĩ như thế nào, và hành trình trở thành tác giả sách của Tùng BT ra sao, mời bạn lắng nghe ngay chiếc Podcast dưới đây nghen! -
Phụ nữ lấy chồng chỉ nên ở nhà là nội trợ, lo cho con cái. Chuyện vun vén gia đình là trách nhiệm của người phụ nữ, chồng đi làm lo cho gia đình là được? Nếu không hạnh phúc, thì hai từ ly hôn cũng khó để mà phụ nữ nói ra.
Thậm chí, ngày xưa nếu người phụ nữ mất đi tiết hạnh như thể mang gông cổ trên người, là một kẻ phạm tội tày trời, nhưng với người đàn ông, thì chẳng có gì sai trái mà đôi khi còn được tung hô là kẻ đào hoa,.. Hàng trăm cái nhãn mác vẫn còn tồn tại đâu đó vô hình áp đặt lên người phụ nữ Việt Nam cho tới tận ngày nay.
Sau khi nghe xong bài hát của Phương Mỹ Chi, tui càng thấm thía và trân quý hơn vẻ đẹp của người phụ nữ truyền thống. Không còn cái xiềng xích “tam tòng tứ đức”, mà tui tin một người phụ nữ họ xứng đáng nhận được sống an lạc, hạnh phúc dù chọn lối sống truyền thống hay phá cách, hiện đại, dám nghĩ dám làm.
Bạn nghĩ như thế nào về chủ đề “Người phụ nữ Việt Nam xưa và nay”, mời bạn lắng nghe ngay chiếc Podcast dưới đây của Tùng BT và bày tỏ quan điểm dưới đây, bạn nghen. -
Bỏ tập đoàn quốc gia, lương nghìn đô chọn đi khởi nghiệp, đúng là k.hùng!
Có bao giờ bạn trải qua hoàn cảnh này chưa, một môi trường làm việc ai cũng mơ ước, duy chỉ có bản thân là ước out.
Rồi nào là: Có sẵn gia tài mà không kế nghiệp, mày dọn đồ ra khỏi nhà luôn đi!
Anh đừng khởi nghiệp nữa, mẹ con em cần sự an toàn...
Em không yêu một người khởi nghiệp...
Tùng BT cũng từng như thế, tui tự nhận mình là kẻ bất thường tới nỗi “biến thoái”, kẻ đam mê với cuộc sống tự lập, cỡ nào cũng chọn khởi nghiệp dù biết rằng ngay thời điểm đó, từ bỏ công việc thì bản thân chỉ đủ tiền mua 1 ổ bánh mì mỗi sáng.
Nhưng tui là vua lì đòn mà, có thế nào vẫn khởi nghiệp. Nếu ai đó muốn biết tui như thế nào, hãy nhìn cách tui sống. Tui chính là những gì tui đang làm! Đặc biệt, tất cả đã được thể hiện trọn vẹn dưới cuốn sách “Người bình thường không ai khởi nghiệp”
Mời cả nhà cùng lắng nghe chương 1 quyển sách dưới giọng đọc của Tùng BT, cùng ngẫm nghĩ, cùng sẻ chia và bình luận ngay quên dưới về quên điểm của bạn sau khi nghe xong, bạn nghen! -
Bộ phim Inside out 2, khiến Tùng BT trân trọng nhiều hơn về cảm xúc, kể cả cảm xúc tiêu cực, lo âu!
Nghe thật ngược đời, ai mà lại đi trân quý thứ cảm xúc làm người ta ăn không ngon, ngủ không yên, dùng mọi cách healing, tham vấn tâm lý để thoát khỏi, ai mà chấp nhận mình bị lo âu chứ!
Sau khi tui xem phim, tui chọn - Hãy lo âu còn hơn chọn cách tích cực một cách tô xích, ép bản thân phải vui, phải hạnh phúc trong khi một mớ hỗn độn còn đó.
Sao bạn không nghĩ, bất kỳ cảm xúc nào xuất hiện cũng có lý do, dù tốt hay xấu? Sao bản thân không xem nó như một động lực thôi thúc để “tìm và gỡ rối” những cái chưa tốt?
Bộ phim Inside out 2 giúp Tùng BT không còn sợ cái cảm giác lo âu, cũng là một động lực rất lớn để thôi thúc Tùng sống để hiểu hơn về cảm xúc, dù cảm xúc đó nghe có phần tiêu cực.
Lần đầu tiên, Tùng BT có chiếc Podcast rì viu phim luôn. Mời bạn lắng nghe chiếc Podcast dưới đây để nhâm nhi một số cảm nghĩ của Tùng BT đằng sau bộ phim hoạt hình này, bạn nghen! Tui tin, hổng phí thời gian của bạn chút nào! -
Hãy xem gia đình như đối tác, mỗi khi bất đồng quan điểm!
Ra đường thì nói chuyện rất chuyên nghiệp, về nhà nói chuyện với gia đình lại là một đứa rất mất dại, chỉ vì ở nhà mới sống thật với bản thân.
Tui tin bất kỳ đứa con nào trong hành trình trưởng thành cũng có những sang chấn, những đớn đau riêng không thể sẻ chia cùng gia đình.
Định kiến với cha mẹ về những lần cố hết sức giãi bày quan điểm nhưng chẳng được lắng nghe. Hay những đoạn hội thoại bất đồng quan điểm, ai cũng muốn bảo vệ cái lý lẽ riêng của mình đến mức chẳng ai nhường ai. “Nói ra cũng vậy à”, hoặc sẽ chọn nói ra trong tâm thế không kiềm chế cảm xúc, để rồi lại vô tình tổn thương lẫn nhau.
Tui cũng từng như thế, từng gân cổ lên để bảo vệ quan điểm của mình, nhưng sau này, tui chọn cách xem gia đình như đối tác - dùng cách giao tiếp một chuyên nghiệp của một người đi làm! Cãi lộn trong gia đình với tâm thế là một nhà khởi nghiệp, nghe lạ hen!
Còn cụ thể như thế nào, mời bạn lắng nghe ngay chiếc podcast dưới đây để biết thêm quan điểm của tui nghen! - もっと表示する