エピソード

  • Có bao giờ bạn cảm thấy mình như đang lạc trôi? Những niềm tin, giá trị bạn từng sống chết với chúng bỗng một ngày trở nên chẳng còn nghĩa lý gì. Bạn liên tục tự hỏi những điều trước giờ có vẻ là hiển nhiên, như: Vì sao mình lại làm công việc này? Mình ở trên đời này làm gì? Cuộc sống này có ý nghĩa gì không? Về nhà bạn cũng không thấy thoải mái dễ chịu hơn vì bị chính những suy nghĩ hoang mang của mình hành hạ.

    Đáng sợ hơn nữa là bạn không thể chia sẻ điều này với người khác.

    Nếu những điều này quen quen với bạn, thì có thể là bạn đang trải qua 1 trong 2, hoặc cả 2 cuộc khủng hoảng mà mình nghĩ là ai cũng trải qua trong đời, nhưng không phải ai cũng có thể gọi tên được, đó là: khủng hoảng hiện sinh và khủng hoảng bản sắc.

    Mình cũng từng vô cùng chật vật với chúng ở những khoảng thời gian khác nhau. Trong tập podcast này, mình chia sẻ lại những suy tư của bản thân về 2 cuộc khủng hoảng này, để giúp bạn nhận ra những biểu hiện của chúng và làm thế nào để phân biệt chúng. Đây là bước đầu tiên để chúng ta có thể hiểu rõ hơn về bản thân và tìm cách vượt qua những thử thách này.

    Nếu thích những gì mình chia sẻ, muốn có thêm kiến thức chất lượng hoặc đơn giản là cảm ơn bằng cà phê, hãy tham gia cộng đồng phát triển tư duy MindYourMind tại:👉 ⁠⁠⁠⁠https://www.skool.com/mindyourmind⁠⁠⁠⁠

    Nơi khác của hoangthoughts:

    ⭐️ Page: https://www.facebook.com/hoangthoughts

    ✍️ Blog: http://hoangthoughts.com/

    🎙️ Youtube: https://www.youtube.com/@hoangthoughts

  • Có một câu chuyện như thế này về đại bàng, tuổi thọ của đại bàng có thể lên tới 70 năm, thế nhưng khi đến 40 tuổi nó buộc phải trải qua một quá trình lột xác đau đớn, đó là tự tái sinh.

    Sau nhiều chục năm móng, lông và mỏ đã không còn phù hợp để giúp nó tiếp tục sinh tồn. Lúc này, đại bàng sẽ đi vào rừng sâu, tìm một nơi an toàn và bắt đầu đập mỏ vào đá để lột bỏ đi phần mỏ đã dài quặp lại.

    Quá trình này rất đau đớn, mà để hoàn thành đại bàng càng phải dùng nhiều sức hơn nữa, cho đến khi lớp mỏ cũ hoàn toàn bị vỡ ra, bắt đầu mọc ra cái mới. Thì lúc này nó mới có thể sử dụng chiếc mỏ mới này để nhổ phần móng và lông cũ kỹ, hoàn toàn thay thế tất cả các bộ phận cần thiết cho việc săn mồi.

    Sự biến đổi này mất khoảng 150 ngày với rất nhiều sự đau đớn để lột xác, nhưng nhờ thế mà nó mới có thêm 30 năm tuổi thọ tiếp theo.

    Thật hư của câu chuyện này như thế nào, và còn những bài học nào khác mà chúng ta có thể học từ những tập tính tự nhiên của loài chim được mệnh danh là chúa tể bầu trời, đại bàng này?

    Hãy nghe tập Podcast ngày hôm nay nhé.

    Nếu thích những gì mình chia sẻ, muốn có thêm kiến thức chất lượng hoặc đơn giản là cảm ơn bằng cà phê, hãy tham gia cộng đồng phát triển tư duy MindYourMind tại:👉 ⁠⁠⁠https://www.skool.com/mindyourmind⁠⁠⁠

    Nơi khác của hoangthoughts:

    ⭐️ Page: https://www.facebook.com/hoangthoughts

    ✍️ Blog: http://hoangthoughts.com/

    🎙️ Youtube: https://www.youtube.com/@hoangthoughts

  • エピソードを見逃しましたか?

    フィードを更新するにはここをクリックしてください。

  • Có bao giờ bạn cảm thấy dù có được ngủ thoải mái bao nhiêu tiếng đi nữa thì khi thức dậy bạn vẫn cảm thấy uể oải, thiếu năng lượng, không muốn rời khỏi giường làm gì cả.

    Hay thỉnh thoảng bạn cảm thấy có chút tội lỗi, vì ở cái tuổi 2 mấy 3 mươi, độ tuổi mà người ta hay bảo là độ tuổi tràn đầy sức sống, khoảng thời gian vàng để phát triển bản thân thì bạn lại cảm thấy cơ thể mình như là của một người già vậy.

    Có lẽ bạn đang gặp vấn đề giống như mình trong một thời gian dài trước đây.

    Dù đã xây dựng được những thói quen như thể dục hàng ngày, chú ý tới việc ăn uống điều độ, ngủ đủ giấc thì vẫn có những ngày mình thức dậy với trạng thái lờ đờ, như zombie vậy.

    Cho đến khi mình nhận ra giải pháp không phải là ở những thói quen lớn, mà chỉ cần những điều chỉnh rất nhỏ thôi cũng đã có thể tạo ra những thay đổi tích cực rõ ràng.

    Hãy nghe tập Podcast này để xem có thông tin hữu ích nào cho tình trạng của bạn hay không nhé.

    Nếu thích những gì mình chia sẻ, muốn có thêm kiến thức chất lượng hoặc đơn giản là cảm ơn bằng cà phê, hãy tham gia cộng đồng phát triển tư duy MindYourMind tại:👉 ⁠⁠https://www.skool.com/mindyourmind⁠⁠

    Nơi khác của hoangthoughts:

    ⭐️ Page: https://www.facebook.com/hoangthoughts

    ✍️ Blog: http://hoangthoughts.com/

    🎙️ Youtube: https://www.youtube.com/@hoangthoughts

  • “Cho đến khi bạn biến những điều vô thức thành ý thức, chúng sẽ điều khiển cuộc đời bạn và bạn sẽ gọi đó là số phận” - Carl Jung

    Tự nhận thức là khả năng nhìn bản thân một cách rõ ràng, để hiểu mình là ai, người khác nhìn mình như thế nào, và làm thế nào để có thể phù hợp với thế giới.

    Với hai giai đoạn:

    Trong ngắn hạn, tự nhận thức là để điều chỉnh hành vi giúp chúng ta có những phản ứng phù hợp hơn với hoàn cảnh, mà không làm mất đi vị thế xã hội (hình ảnh, mối quan hệ) Trong dài hạn, tự nhận thức là để hiểu đủ các điểm mạnh, yếu của bản thân, cũng như tìm ra các niềm tin, giá trị cá nhân phù hợp để nâng cao vị thế xã hội hoặc chất lượng cuộc sống

    Tự nhận thức không phải là điều có thể đạt được trong một sớm một chiều. Chúng ta cần phải có thời gian và những thói quen hàng ngày để tích lũy và nâng cao. Thực hành những thói quen này, cũng là cách bạn đầu tư vào bản thân, tạo nên một nền tảng vững chắc để đối mặt với những thử thách trong cuộc sống.

    Tập podcast tuần này, mình sẽ nói về những thói quen để nâng cao tự nhận thức mà mình vẫn đang thực hành mỗi ngày..

    Nếu thích những gì mình chia sẻ, muốn có thêm kiến thức chất lượng hoặc đơn giản là cảm ơn bằng cà phê, hãy tham gia cộng đồng phát triển tư duy MindYourMind tại:👉 ⁠https://www.skool.com/mindyourmind⁠

    Nơi khác của hoangthoughts:

    ⭐️ Page: https://www.facebook.com/hoangthoughts

    ✍️ Blog: http://hoangthoughts.com/

    🎙️ Youtube: https://www.youtube.com/@hoangthoughts

  • Sinh ra ở vạch đích.

    Là câu nói đùa chỉ những bạn may mắn được sinh ra trong gia đình đầy đủ, hay thậm chí là thừa điều kiện để đảm bảo những nguồn lực tốt nhất cho sự phát triển của những bạn ấy.

    Thế nhưng, những người như vậy sẽ có một “game” khác để chơi, mà thậm chí theo mình thử thách của họ có khi còn khó khăn hơn đó là “vượt sướng”.

    Vậy còn những người, sinh ra thậm chí còn ở phía sau vạch xuất phát thì sao?

    Nếu biết được 3 loại “vốn” của một người, một khái niệm đến từ nhà kinh tế học Gary Becker, người đã đoạt giải Nobel Kinh tế vào năm 1992 thì có thể bạn sẽ tìm ra chiến lược phù hợp để đầu tư và phát triển hơn, cho dù bạn đang có xuất phát điểm không bằng người khác.

    3 loại vốn đấy là gì? Hãy nghe tập Podcast này hôm nay nhé.

    Nếu thích những gì mình chia sẻ, muốn có thêm kiến thức chất lượng hoặc đơn giản là cảm ơn bằng cà phê, hãy tham gia cộng đồng phát triển tư duy MindYourMind tại:
    👉 https://www.skool.com/mindyourmind

    Nơi khác của hoangthoughts:

    ⭐️ Page: https://www.facebook.com/hoangthoughts

    ✍️ Blog: http://hoangthoughts.com/

    🎙️ Youtube: https://www.youtube.com/@hoangthoughts

  • Tập hôm nay là danh sách tiếp theo về những tư duy nguy hiểm đang ngăn cản sự phát triển của chúng ta. Trong đó, có một tư duy mà mình hay nói đùa đó là lời nguyền của những người tự cho là mình thông minh.Tư duy này tương tự như việc bạn có một thư viện cá nhân, và rất tự hào về những cuốn sách bạn đã sưu tầm được. Sự tự hào này đi kèm với sự thiên vị, chủ quan luôn tin rằng những cuốn sách của mình mới viết những điều đúng đắn nhất, thế nên bạn không muốn có thêm những cuốn sách khác cùng chủ đề cho thư viên này.Đấy là còn chưa nói tới tình huống xấu hơn là bạn thậm chí còn chưa thật sự hiểu hết những cuốn sách, hay nói cách khác là những kiến thức bạn đang có.Đấy là tư duy gì?Ngoài ra thì trong tập này, mình cũng có nhắc tới một câu chuyện đã từng chia sẻ ở trong cộng đồng MindYourMind, tạm đặt tên là Triết lý sống như một con ong và (một con bướm).Liệu chúng ta có cần mục đích lớn cho những việc đang làm?Hãy nghe tập Podcast hôm nay, và chia sẻ với mình suy nghĩ của bạn nhé.Nếu thích những gì mình chia sẻ, muốn có thêm kiến thức chất lượng hoặc đơn giản là cảm ơn bằng cà phê, hãy tham gia cộng đồng phát triển tư duy MindYourMind tại:👉 ⁠https://www.skool.com/mindyourmind⁠

    Nơi khác của hoangthoughts:

    ⭐️ Page: https://www.facebook.com/hoangthoughts

    ✍️ Blog: http://hoangthoughts.com/

    🎙️ Youtube: https://www.youtube.com/@hoangthoughts

  • Nếu bạn tin tiềm năng của tất cả chúng ta đều giống nhau.

    Thì có thể xem, khi sinh ra ai cũng được giao cho một mảnh đất tâm trí màu mỡ, thông qua quá trình học tập, được dạy dỗ và trải nghiệm thăng trầm mà gieo lên mảnh đất đó những loại hạt giống tư duy các loại.

    Nếu gieo trồng những hạt giống tốt, như tư duy phát triển, phản biện, sáng tạo,… thì sau một thời gian, chúng sẽ trở thành những loại cây cho quả ngọt, tượng trưng cho những thành tựu cuộc đời.

    Ngược lại cũng có những loại tư duy xấu, như là loài cỏ dại, dù bạn vô tình hay cố ý gieo xuống, thì khi mọc lên, chúng sẽ tranh giành chất dinh dưỡng với cây trái của những tư duy tốt hơn. Thậm chí tệ hơn có khi nó còn làm mảnh đất tâm trí của bạn trở nên cằn cỗi, nghèo nàn.

    Tập podcast hôm nay, mình sẽ nói về những tư duy cỏ dại và những dấu hiệu của chúng để bạn nhận ra để nhổ chúng khỏi khu vườn của mình.

    🫂 MindYourMind | Cộng đồng phát triển tư duy📌 https://www.skool.com/mindyourmind-2994/about

    -----------

    Nơi khác của hoangthoughts:

    ⭐️ Page: https://www.facebook.com/hoangthoughts

    ✍️ Blog: http://hoangthoughts.com/

    🎙️ Youtube: https://www.youtube.com/@hoangthoughts

  • Hãy tưởng tượng cuộc sống của bạn là một con tàu lênh đênh trên biển cả rộng lớn của số phận, còn bạn là thuyền trưởng của con tàu này. Liệu bạn có đang biết tình trạng của bánh lái, cột buồm, hệ thống tín hiệu,… hay thậm chí là cả những thủy thủ đang cùng đồng hành?

    Người thuyền trưởng phải là người hiểu rõ nhất toàn bộ con tàu của mình, thì mới có thể phát huy được tối đa những ưu điểm của nó, biết căng buồm lên khi gió thuận, hạ buồm khi gió nghịch, để hoàn thành hành trình thuận lợi và bình an.

    Tập podcast tuần này, mình sẽ nói về những dấu hiệu của một thuyền trưởng tồi, hay nói một cách khác đó là một người đang thiếu tự nhận thức về bản thân.

    🫂 MindYourMind | Cộng đồng phát triển tư duy📌 https://www.skool.com/mindyourmind-2994/about

    -----------

    Nơi khác của hoangthoughts:

    ⭐️ Page: https://www.facebook.com/hoangthoughts

    ✍️ Blog: http://hoangthoughts.com/

    🎙️ Youtube: https://www.youtube.com/@hoangthoughts

  • Chúng ta sẽ không có trạng thái có hoặc không có tư duy phát triển, mà nó là quá trình liên tục nhận thức, nhắc nhở và điều chỉnh hành động.

    Vì thế, Tư duy phát triển cũng cần đi kèm với các bộ thói quen, trong video này là những kinh nghiệm của bản thân trong việc củng cố tư duy phát triển trong gần 20 năm qua.

    🫂 MindYourMind | Cộng đồng phát triển tư duy📌 https://www.skool.com/mindyourmind-2994/about

    -----------

    Nơi khác của hoangthoughts:

    ⭐️ Page: https://www.facebook.com/hoangthoughts

    ✍️ Blog: http://hoangthoughts.com/

    🎙️ Youtube: https://www.youtube.com/@hoangthoughts

  • Từ xa xưa, các nhà Triết học đã liên tục đưa ra và phản biện những thuyết khác nhau về sự phát triển của con người.

    Trong đó có hai thuyết đối lập nhau nổi bật nhất, là Thuyết tiền định (Determinism) và Thuyết tự do ý chí (Free Will). Dù có hay không có tôn giáo, thì theo cách nuôi dạy và sự ảnh hưởng bởi môi trường, chúng ta sẽ có xu hướng hình thành niềm tin cá nhân về một trong hai thuyết này.

    Bên nào cũng chứa đựng những mặt tối của nó, và ảnh hưởng trực tiếp lên cách mà chúng ta tư duy trong quá trình phát triển bản thân.

    Bản thân mình qua nhiều năm tìm hiểu, chiêm nghiệm và phải liên tục điều chỉnh những niềm tin cá nhân, cho tới bây giờ vẫn chưa dám chắc là đã có câu trả lời chính xác cho điều này.

    Thế nhưng tự mình đã xác định một niềm tin mạnh mẽ về tiềm năng phát triển để sống và học tập theo đó, xin chia sẻ với các bạn trong tập Podcast này, về điều gì có thể kìm chân bạn mãi mãi.

    -----------

    Nơi khác của hoangthoughts:

    ⭐️ Page: https://www.facebook.com/hoangthoughts

    ✍️ Blog: http://hoangthoughts.com/

    🎙️ Youtube: https://www.youtube.com/@hoangthoughts

  • Khi muốn cuộc sống thay đổi theo hướng mình muốn, chúng ta thường bắt đầu bằng việc thay đổi hành động. Nhưng thực tế là dù gò ép bản thân vào một kế hoạch, hay một lịch trình nào đó thì cùng lắm cũng chỉ kéo dài được đôi tuần, 1 tháng, rồi sau đó lại đâu vào đó như cũ.

    Đó là bởi vì kế hoạch hay hành động chỉ mới là lớp ngoài cùng trong cấu trúc 3 phần của quá trình tư duy. Đôi khi chỉ một thay đổi nhỏ ở tư duy cũng dẫn đến những chuyển biến cực kỳ lớn có thể ảnh hưởng tới cả cuộc đời.

    Như câu chuyện thời học đại học của mình, sang đến năm 2 chuyên ngành là bắt đầu hụt hơi, tự thấy mình yếu kém so với các bạn đồng trang lứa, rồi cũng tự chất vấn bản thân liệu mình có hợp với ngành này không.

    Thế rồi chỉ với 2 câu nói tạo ra một chuyển biến nhỏ trong tư duy, đã biến một cậu sinh viên thuộc nhóm cuối của lớp trở thành thủ khoa.

    Kể ra chuyện này không có ý khoe khoang, vì sau này đi làm mình lại chọn một ngành hoàn toàn khác, thế nên mình cũng không sử dụng bằng đại học hay danh hiệu này làm gì cả.

    Chỉ là mình kể ra để lấy trải nghiệm thật của bản thân để nói lên tầm quan trọng của Tư duy.

    Vậy rốt cuộc tư duy là gì?

    Tập này mình sẽ chia sẻ khái niệm tư duy có được sau nhiều năm tìm hiểu và tự mình chiêm nghiệm, đồng thời phân tích xem tư duy bao gồm những gì từ góc nhìn của mình.

    -----------

    Nơi khác của hoangthoughts:

    ⭐️ Page: https://www.facebook.com/hoangthoughts

    ✍️ Blog: http://hoangthoughts.com/

    🎙️ Youtube: https://www.youtube.com/@hoangthoughts

  • So sánh là kẻ trộm mất niềm vui!

    Có quá nhiều lời khuyên về việc chúng ta đừng nên so sánh mình với người khác, thế nhưng phải thừa nhận là thật khó để ép bản thân ngừng đi việc đó.

    Bản thân mình cũng không dám nói đã hoàn toàn loại bỏ việc ngầm so sánh với người khác, nếu có chăng chỉ là biết cách làm “xao nhãn” những cảm xúc không mấy thoải mái mỗi khi việc so sánh diễn ra.

    Mình vẫn luôn nói rằng, sẽ không chia sẻ những điều mà bản thân chưa áp dụng. Thế nên tập này mình sẽ không nói về cách làm thế nào để ngừng so sánh, mà sẽ nói về việc chúng ta nên sử dụng Tư duy nào, để có thể so sánh theo một cách lành mạnh.

    Và 3 tư duy so sánh mình chia sẻ trong tập Podcast này, đã tạo một phần động lực để mình kiên trì trên các hành trình tới những mục tiêu khác nhau, góp vào hành trình lớn hơn đó là phát triển tối đa các tiềm năng của bản thân mình.

    --

    Link được nhắc tới trong tập này:

    Tư duy quá tải lũy tiến và nghệ thuật từ từ phát triển: https://spotifyanchor-web.app.link/e/Rs2XaIahtKb Blog "Đừng cạnh tranh với ai, ngay cả với chính mình": https://vietcetera.com/vn/dung-canh-tranh-voi-ai-ngay-ca-voi-chinh-minh

    -----------

    Nơi khác của hoangthoughts:

    ⭐️ Page: https://www.facebook.com/hoangthoughts

    ✍️ Blog: http://hoangthoughts.com/

    🎙️ Youtube: https://www.youtube.com/@hoangthoughts

  • BẠN HỎI - HOÀNG TRẢ LỜI

    Phải làm sao khi điều mình thích lại không phải thứ mình làm tốt? Mọi thứ theo kế hoạch nhưng vì sao vẫn cảm thấy hụt hẫng, như xe xẹp lốp? Cuộc sống có ý nghĩa gì khi sống hết mình rồi cũng chết

    Đây là 3 trong số những câu hỏi mình chọn ra trong tập Podcast hôm nay.

    --

    Cuối năm 2021, một lần vô tình check tin nhắn phát hiện ra trong mục spam có rất nhiều inbox của các bạn đầy những câu hỏi thú vị và khó nhằn.

    Đa phần trong số đó là về Thiết kế, Công việc,... lặp lại khá nhiều, nhưng cũng có những câu hỏi làm mình phải ngồi xuống reflect lại để nghĩ về câu trả lời. Tiếc là sau khoảng 100 câu (vẫn còn 200 câu), vì nhiều lý do mà mình "tạm dừng" series này.

    Tập này, mình xin được tổng hợp những câu hỏi và câu trả lời thú vị, mà mình nghĩ nó sẽ phần nào hữu ích cho những bạn đang theo dõi Podcast của mình.

    Và nếu bạn cũng có những câu hỏi muốn nghe suy nghĩ từ mình, có thể chờ tham gia workshop online hoangthoughts nhé.

    --

    Link được nhắc tới trong tập này:

    Tạo đam mê: https://hoang.moe/tao-dam-me/ Chọn công việc vì tiền, kinh nghiệm: https://youtu.be/ng0H_ygh1Yo Để ngọn lửa bên trong luôn giữ cho bạn ấm áp: https://hoang.moe/ngon-lua-ben-trong/ Đừng vội tin ngay những thứ mình viết: https://hoang.moe/dung-voi-tin/

    -----------

    Nơi khác của hoangthoughts:

    ⭐️ Page: https://www.facebook.com/hoangthoughts

    ✍️ Blog: http://hoangthoughts.com/

    🎙️ Youtube: https://www.youtube.com/@hoangthoughts

  • MỘT THẾ GIỚI BỘI THỰC LỜI KHUYÊN

    Nhờ các nền tảng mạng xã hội, video, việc đưa ra lời khuyên bây giờ thật dễ dàng.

    Đơn giản thì chỉ cần đăng dòng trạng thái về một suy nghĩ nào đó như “Nếu bạn còn trẻ, hãy tập trung phát triển bản thân”, đầu tư hơn một chút thì viết hẳn một bài dài 500 từ về việc “Tại sao bạn cần tập trung phát triển bản thân khi còn trẻ”, hoặc một Content creator có thể làm video dài 15p chỉ để nói “10 Điều bạn phải làm trước 25 tuổi để phát triển bản thân”.

    Có thể nói, ở đâu người ta cũng “thở” ra được một lời khuyên, và mình làm Podcast này không phải để phê phán điều đó, bởi vì chính nội dung mình đang chia s cũng là những lời khuyên.

    Và nếu bạn chỉ biết mình thông qua mạng xã hội, thì nên biết rằng trong 4 cấp độ chịu trách nhiệm cho lời khuyên, những chia sẻ của mình đang ở cấp độ thấp nhất: Lời khuyên đến từ người lạ không quen biết, trên đó vẫn còn 3 cấp độ "đáng nghe" hơn rất nhiều.

    Trong tập này, mình sẽ gợi ý với các bạn những câu hỏi đánh giá mức độ “đáng nghe” để chọn lọc và biết được đâu là lời khuyên tốt nhất dành cho mình.

    Link được nhắc tới trong tập này:

    - Bài viết trên Vietcetera: https://vietcetera.com/vn/lam-viec-khong-vi-tien-ly-tuong-hay-su-dai-kho-cua-tuoi-tre- Bộ lọc thông tin: https://spotifyanchor-web.app.link/e/FwGwfDe05Jb

    -----------

    Nơi khác của hoangthoughts:

    ⭐️ Page: https://www.facebook.com/hoangthoughts

    ✍️ Blog: http://hoangthoughts.com/

    🎙️ Youtube: https://www.youtube.com/@hoangthoughts

  • Tập Podcast trước mình từng nói, quan điểm của mình đó là ai cũng cần phải trả giá để nhớ những bài học quan trọng của đời người. Trong tập này, mình muốn bàn sâu hơn một chút về quan điểm: Tôn trọng quyền được sai của người khác.

    Nghe nó có vẻ hơi vô lý phải không?

    Khoảng 3 năm đầu tiên của vị trí Design Coach, nhiệm vụ của mình là hệ thống, đóng gói kiến thức, kinh nghiệm và chuyển giao cho các member khác ở trong team, còn trách nhiệm chính đó là đảm bảo thành phẩm đầu ra của công ty đạt chất lượng tốt nhất có thể.

    Nhiệm vụ và trách nhiệm này, trong một khoảng thời gian ngắn, nó có sự mâu thuẫn. Nghĩa là nếu cứ để những member ít kinh nghiệm làm nhiều, thì sẽ khó bảo đảm chất lượng, nhưng nếu không để member ít kinh nghiệm làm đủ, thì sẽ không giúp cho member đó lên level, ảnh hưởng về lâu dài cho việc build team.

    Lần đầu tiên làm coach, nên mình cũng chẳng có tí kinh nghiệm nào cho vị trí này, thế nên mình cũng đã mắc nhiều sai lầm. Mà trong đó nghiêm trọng nhất, đó là không muốn thấy người khác phạm sai lầm. Và mình đã phải trả giá bằng sự ra đi của vài thành viên tiềm năng mà mình đã dành nhiều kỳ vọng. Sự ra đi của họ không chỉ dừng lại ở việc mất kết nối, đôi khi nó còn để lại những câu chuyện buồn và cảm xúc không thoải mái dành cho nhau.

    Tập podcast này mình chia sẻ những suy nghĩ của bản thân về một kiểu tôn trọng người khác mà thoạt nghe có vẻ “vô tâm” là để yên cho người khác được sai.

    -----------

    Nơi khác của hoangthoughts:

    ⭐️ Page: https://www.facebook.com/hoangthoughts

    ✍️ Blog: http://hoangthoughts.com/

    🎙️ Youtube: https://www.youtube.com/@hoangthoughts

  • Có một sự thật là chúng ta có thể tỏ ra tốt bụng với một người mà vẫn ghét người đó, cũng có thể tốt bụng một cách chân thành mà vẫn vô tình gây hại cho người khác, và cho cả chính mình.

    Mình có một danh sách những người đang nợ tiền mẹ, hơn cả tỷ, thế nhưng chắc là không thể đòi lại được nữa, có người mượn cả chục năm, vẫn chưa nghĩ tới việc liên hệ trả tiền, có người thì mất hẳn liên lạc không còn biết tìm ở đâu, toàn bộ đều không có giấy nợ.

    Là con, mình vẫn xót xa vì từng ngàn, từng triệu đồng là những đánh đổi về thời gian, sức khỏe đã để lại nhiều di chứng cho bà tới bây giờ. Đổi lại thì, những người đó, thậm chí còn không tôn trọng bà, nói gì là ý định trả tiền.

    Bây giờ, điều duy nhất mình có thể làm đó là không nhắc tới danh sách này trước mặt bà lần nào nữa, mình tin là mẹ mình đã sống tốt, tuy tài khoản vật chất bị hao hụt, nhưng trời đất sẽ có cách để cân bằng lại tài khoản đức của bà.

    Câu chuyện này là một sự nhắc nhở, rằng lòng tốt của chúng ta cũng cần có thêm nhiều sự khôn khéo, để lợi người, lợi mình và lợi các bên. Thế nên, tập này chúng ta sẽ cùng nhìn vào cái bóng của lòng tốt, hay có thể tạm gọi là sự độc hại khi lòng tốt thiếu lành mạnh.

    Tuy chúng ta bàn về mặt trái của lòng tốt, nhưng cũng không dùng nó để hạ thấp lòng tốt của mọi người, hãy xem bạn đang có bao nhiêu dấu hiệu của một lòng tốt độc hại.

    -----------

    Nơi khác của hoangthoughts:

    ⭐️ Page: https://www.facebook.com/hoangthoughts

    ✍️ Blog: http://hoangthoughts.com/

    🎙️ Youtube: https://www.youtube.com/@hoangthoughts

  • Hai năm trở lại đây, lĩnh vực "sáng tạo" trở nên nhạy cảm hơn sau sự xuất hiện của Trí tuệ nhân tạo thế hệ thứ 4 Generative Artificial Intelligence, với khả năng tự động tạo ra nội dung đa dạng và phức tạp, bao gồm văn bản, hình ảnh, âm nhạc và video.

    Với góc nhìn của mình, đây thật sự là một bước nhảy vọt trong sự tương tác giữa người và máy móc, chuyển từ tương tác truyền thống là con người nhập liệu đầu vào - input cho máy móc tính toán để trả lại kết quả - output. Chất lượng của output bị ảnh hưởng khá nhiều vào bởi chất lượng input do người nhập vào.

    Thì bây giờ đã chuyển sang dạng tương tác con người và máy móc cùng trao đổi qua lại đan xen để cho ra kết quả cuối cùng, gần như là mối quan hệ hợp tác ngang hàng.

    Thế nên, một khi những vấn đề đơn giản, không đòi hỏi qua nhiều sự sáng tạo đã được máy móc giải quyết gọn gàng. Đây là lúc con người chúng ta cũng cần phải tập trung nhiều hơn trong việc nâng cấp sự sáng tạo của chính mình.

    Vậy liệu có chắc, chúng ta đã thật sự hiểu hết về bản chất của sự sáng tạo, hãy cùng mình điểm qua 3 hiểu lầm phổ biến nhất trong tập Podcast này.

    -----------

    Nơi khác của hoangthoughts:

    ⭐️ Page: https://www.facebook.com/hoangthoughts

    ✍️ Blog: http://hoangthoughts.com/

    🎙️ Youtube: https://www.youtube.com/@hoangthoughts

  • Có lẽ hầu hết chúng ta đều đã từng trải qua cảm giác “sợ bị thay thế”.

    Chẳng hạn như:

    Trong gia đình thì sợ bị anh chị em khác dành lấy tình thương của cha mẹ. Trong công việc thì sợ bị sa thải hoặc bị thay thế bởi nhân viên trẻ hơn, người có trình độ cao hơn, sợ bị thay thế bởi công nghệ, bởi AI. Trong các mối quan hệ thì sợ bị lừa dối, bỏ rơi vì người mình yêu gặp được người khác tốt hơn.

    Đâu đó sâu thẳm bên trong chúng ta luôn muốn mình là người đặc biệt, quan trọng, không thể thay thế, ít nhất là với một hoặc với một vài người. Đây là một nhu cầu rất bản năng và bình thường của con người, vì chúng ta muốn được xác nhận sự tồn tại và thấy được giá trị của bản thân.

    Mình nghĩ không ai xuất hiện với mong muốn bị thay thế, nhưng sự thật là cuộc sống này vận hành không xoay xung quanh ai cả, chúng ta có thể giỏi những thứ đang làm. Thì ngoài kia, đầy rẫy những người đang làm tốt, hay thậm chí còn làm tốt hơn chúng ta rất nhiều.

    Mình từng ở trong một khoảng thời gian lo lắng sẽ bị thay thế trong công ty, nhưng thời gian đó lại không kéo dài, vì mình thấy được có thể sự ra đi của mình sẽ để lại một khoảng trống, nhưng chỉ trong giây lát. Và thật ra thì tới bây giờ, mình thật sự muốn sự thay thế của mình diễn ra nhanh hơn, dễ chịu hơn, thông qua việc có thể giúp được những đồng đội thế hệ tiếp theo phát triển, vững vàng, tới lúc đó, việc có hay không có mình thì cũng không phải là vấn đề đối với công ty nữa.

    Tập Podcast này chúng ta hãy cùng bàn và suy tư về câu hỏi: những yếu tố nào khiến một người khó bị thay thế?

    -----------

    Nơi khác của hoangthoughts:

    ⭐️ Page: https://www.facebook.com/hoangthoughts

    ✍️ Blog: http://hoangthoughts.com/

    🎙️ Youtube: https://www.youtube.com/@hoangthoughts

  • Nhiều năm trời phát triển bản thân, mình thường được nghe đi nghe lại khẩu hiệu “phải bước khỏi vùng an toàn, đừng sống một đời an nhàn, thế mới là một cuộc đời đáng sống”.

    Thế nhưng, nói thì dễ hơn làm. Mình từng có lần vượt khỏi vùng an toàn, kết quả là gãy tay phải, hậu quả là sau này khi học làm phim hoạt hình, phải vẽ 24 khung tranh cho 1 giây chuyển động, vì tay run mà nét vẽ cũng không được hoàn thiện, nên mình đã phải nghĩ ngang ở năm thứ 2 đại học.

    Bây giờ, mỗi lần nghe ai đó khuyên hãy bước ra khỏi vùng an toàn, suy nghĩ của mình lại có chút dậy sóng, bởi vì liệu cả người khuyên và người được khuyên, có thực sự tường tỏ được thế nào là vùng an toàn, và làm thế nào để bước ra khỏi vùng an toàn một cách hợp lý, để không bị một hậu quả nào đáng tiếc.

    Tập Podcast này, mình muốn cung cấp thêm một góc nhìn khác về chủ đề này, đó là thay vì nói phải bước ra khỏi vùng an toàn, hãy thay bằng mở rộng vùng an toàn. Đi cùng với tư duy này mình chia sẻ thêm một phương pháp giúp bạn phát triển, mà không yêu cầu bạn phải là một người rất dũng cảm, hay phải quá mạo hiểm bước ra khỏi vùng an toàn. Nó có tên là “quá tải luỹ tiến”.

    -----------

    Nơi khác của hoangthoughts:

    ⭐️ Page: https://www.facebook.com/hoangthoughts

    ✍️ Blog: http://hoangthoughts.com/

    🎙️ Youtube: https://www.youtube.com/@hoangthoughts

  • Không phải ngẫu nhiên mà văn hoá từ Đông sang Tây đều đề cao sự nỗ lực. Trong thế giới có nhiều biến động, niềm tin “mọi nỗ lực đều sẽ được đền đáp xứng đáng” giúp chúng ta vững tâm để tiếp tục phát triển bản thân.

    Nhưng có khi nào niềm tin này cũng trở thành “độc hại”?

    Đôi khi vấn đề của bạn không chỉ ở việc không có sự nỗ lực, hay nỗ lực chưa đủ, mà nỗ lực quá nhiều với tư duy không phù hợp cũng sẽ tạo ra những kết quả không mong muốn, hay thậm chí là dẫn tới việc bạn bị burn-out rồi trở nên chán nản.

    Tập podcast này, mình chia sẻ vài quan sát cá nhân về những hiểu lầm thường gặp về sự nỗ lực, thông qua phân tích vài cách hiểu khác nhau cho câu chuyện quen thuộc Rùa và Thỏ.

    -----------

    Nơi khác của hoangthoughts:

    ⭐️ Page: https://www.facebook.com/hoangthoughts

    ✍️ Blog: http://hoangthoughts.com/

    🎙️ Youtube: https://www.youtube.com/@hoangthoughts