エピソード
-
Mỗi khi mùa đông đến, Hà Nội lại chìm trong lớp sương mù ô nhiễm, khiến chỉ số chất lượng không khí (AQI) thường xuyên chạm ngưỡng "xấu" và "nguy hại." Theo số liệu từ hệ thống quan trắc, một số ngày trong tháng 11/2024, nhiều điểm đo tại thủ đô ghi nhận chỉ số AQI vượt ngưỡng, được xếp vào nhóm “rất có hại cho sức khỏe”. Đây không phải là hiện tượng mới; tình trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội đã kéo dài nhiều năm, đặc biệt nghiêm trọng vào mùa đông. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, ô nhiễm không khí còn làm giảm chất lượng cuộc sống, đặt ra thách thức lớn trong việc duy trì một môi trường sống an toàn và bền vững. Trong bối cảnh này, kinh nghiệm của Bắc Kinh – một thành phố từng nằm trong danh sách ô nhiễm nhất thế giới nhưng đã đạt được những tiến bộ đáng kể – mang đến những bài học quan trọng cho Hà Nội.
#onhiem #khongkhi #aqi #hanoi #moitruong #suckhoe
-
Các bức họa thời Phục hưng, các kho lưu trữ Trung cổ, những vườn cây ở tu viện – là nơi một nhà khoa học Ý khám phá bí mật có thể giúp ứng phó với khủng hoảng nông nghiệp đang ngày một gia tăng.
#thucvat #nongnghiep #plants #agriculture
-
エピソードを見逃しましたか?
-
Sự tham gia của người dân không chỉ là thước đo mà còn là động lực của công tác bảo tồn và bảo vệ động vật hoang dã tại Việt Nam. Xã hội hóa việc huy động người dân tham gia các hoạt hoạt động bảo tồn là một trong những giải pháp quan trọng.
Chương trình do Đài Tiếng nói Việt Nam thực hiện.
-
Hệ sinh thái nước ngọt mang lại những giá trị quan trọng cho con người và góp phần thích ứng với khí hậu bằng cách giảm thiểu lũ lụt cực đoan, xây dựng khả năng phục hồi trước hạn hán, điều hòa nhiệt độ và vi khí hậu. Theo đó, các dòng sông có khả năng được phục hồi, vùng đồng bằng ngập lũ được kết nối và vùng đất ngập nước lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong phòng chống lũ lụt tự nhiên và làmchậm dòng chảy, đồng thời giúp giảm thiểu lũ lụt, xói mòn ở hạ lưu. Bằng cách hấp thụ lượng nước dư thừa và từ từ giải phóng sau đó, các vùng đồng bằng ngập lũ và vùng đất ngập nước cũng có thể giúp bổ sung các tầng ngậm nước và giảm bớt tình trạng khan hiếm nước trong thời gian lưu lượng nước giảm.
#nuocngot #hesinhthai #freshwater #datngapnuoc #songngoi #baotonthiennhien
-
Mục tiêu của Thập kỷ Phục hồi sinh thái của Liên hợp quốc là khôi phục khoảng 350 triệu ha đất bị suy thoái vào năm 2030. Sáng kiến này không chỉ nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu mà còn góp phần bảo vệ và phát triểnbền vững đa dạng sinh học. Với mục tiêu đó, Thập kỷ phục hồi sinh thái hướng tới không chỉ các khu vực dễ bị tổn thương nhất mà còn nhấn mạnh đến tất cả các hệ sinh thái bị ảnh hưởng bởi hoạt động của con người, từ rừng ngập mặn, đồng cỏ, đất ngập nước, đến các vùng đất sa mạc và hệ sinh thái biển.
#ClimateChange #Biodiversity #UNDecadeofEcosystemRestoration #GenerationRestoration #phuchoisinhthai #phuchoirung #rungxanhlen
-
Trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, các công cụ tài chính như tín chỉ carbon đang ngày càng trở thành một phần quan trọng của chiến lược phát thải ròng bằng không (net-zero) cho nhiều doanh nghiệp và chính phủ. Tín chỉ carbon, cho phép người mua giảm thiểu hoặc bù đắp lượng phát thải carbon thông qua việc đầu tư vào các dự án giảm phát thải, đã phát triển thành một thị trường toàn cầu đầy phức tạp và đang có sức tăng trưởng mạnh mẽ.
#CO2 #tinchicacbon #carboncredit #climatechange #biendoikhihau #climatechange
-
Trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu, chúng ta thường nghe nhắc đến các thuật ngữ như “bù trừ carbon” và “tín chỉ carbon”. Dù thường được sử dụng thay thế cho nhau, nhưng thực tế, hai thuật ngữ này mang ý nghĩa khác nhau. Bù trừ carbon là một hành động, trong khi tín chỉ carbon là công cụ để thực hiện hành động đó. Việc hiểu rõ sự khác biệt giữa chúng là rất quan trọng đối với các doanh nghiệp và cá nhân muốn giảm thiểu tác động môi trường của mình.
#carboncredit #tinchi #biendoikhihau #climatechange #verra #goldstandards #CO2 #GHGs
-
Khủng hoảng đa dạng sinh học đang diễn ra với tốc độ chưa từng có, đẩy nhiều loài đến bờ vực tuyệt chủng và gây ra sự suy thoái nghiêm trọng đối với các hệ sinh thái trên toàn thế giới. Theo Báo cáo Đánh giá Toàn cầu về Đa dạng Sinh học và Dịch vụ Hệ sinh thái của #IPBES năm 2019, khoảng 1 triệu loài động thực vật đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng, nhiều hơn bao giờ hết trong lịch sử loài người. Tốc độ mất mát đa dạng sinh học hiện đang cao gấp hàng chục đến hàng trăm lần so với mức trung bình trong 10 triệu năm qua, và xu hướng này dự kiến sẽ còn tiếp tục nếu không có hành động quyết liệt.
#gbf #biodiversity #nbsap #dadangsinhhoc #globalbiodiversityframework #km-gbf
-
Bão là một trạng thái nhiễu động của khí quyển và là một loại hình thời tiết cực đoan. Ở Việt Nam, thuật ngữ “bão” thường được hiểu là bão nhiệt đới, một hiện tượng thời tiết đặc biệt nguy hiểm chỉ xuất hiện trên các vùng biển nhiệt đới, thường có gió mạnh và mưa lớn. Tuy nhiên, thuật ngữ này cũng bao gồm các hiện tượng khác như bão tuyết, bão cát, bão bụi, và lốc xoáy.
#yagi #typhoon #hurricane #storm #bao
-
Cuốn sách Cây cao su ở Việt Nam dưới góc nhìn Lịch sử – Sinh thái (1897-1975) của Michitake Aso (Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM), bản dịch của Hải Thanh, Minh Quân, Khánh Tâm, là một câu chuyện mà bất cứ ai, nhà sử học, nhà thực vật học, nhà sinh học, nhà môi trường học hay thậm chí cả những người thuần túy yêu xứ sở này, đều cảm thấy cuốn hút. Đó cũng là những cảm xúc ban đầu của Michitake Aso, khi đặt chân tới Biên Hòa, một trung tâm cao su lớn vào thời kỳ người Pháp khai thác thuộc địa.
#rubber #caosu
-
Côn trùng, một nhóm động vật không xương sống nhỏ bé nhưng vô cùng phong phú, đóng một vai trò không thể thiếu trong hệ sinh thái của Trái Đất. Chúng xuất hiện ở hầu hết các môi trường, từ rừng rậm, sa mạc, đến các khu đô thị đông đúc, tạo nên một phần không thể thiếu của mạng lưới sinh thái. Tuy nhiên, do sự thay đổi của môi trường và các hoạt động của con người, số lượng côn trùng đang giảm sút nghiêm trọng. Mặc dù vấn đề này ít được chú ý, nhưng hậu quả của nó đối với sự sống trên hành tinh này là vô cùng đáng lo ngại.
#insect #contrung #sinhvat #buom #ong
-
Cỏ biển là thực vật có hoa hay thực vật hạt kín, mọc ở vùng bãi triều và bãi triều nông ở các vùng biển nhiệt đới đến ôn đới trên toàn cầu. Chúng tạo thành những “đồng cỏ” có quy mô và mật độ khác nhau tùy theo loài và vị trí địa lý. Cỏ biển cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái quan trọng cho những người phụ thuộc vào chúng để có nguồn thức ăn và thu nhập cũng như cho mọi người trên toàn thế giới. Những thảm cỏ biển khỏe mạnh hỗ trợ nghề cá do là nơi ươm nuôi, nơi trú ẩn an toàn cho cá con và động vật có vỏ, đồng thời cung cấp nguồn thức ăn cho nhóm sinh vật này. Bằng cách hoạt động như một vùng đệm ven biển trước sóng, chúng bảo vệ bờ biển khỏi bị xói mòn và giúp duy trì các hệ sinh thái ven biển khác như rừng ngập mặn. Chúng cũng mang lại nhiều lợi ích hơn cho việc điều hòa khí hậu bằng cách cô lập một lượng lớn carbon trong trầm tích, ngăn chặn việc thải carbon vào khí quyển dưới dạng CO2.
-
Thế giới thực vật chứa đựng vô vàn những loài cây kỳ lạ và độc đáo, mỗi loài mang trong mình những đặc điểm và chiến lược sống không giống ai. Hãy cùng khám phá những loài thực vật đã khiến giới khoa học và công chúng phải kinh ngạc.
-
Quy định ngăn chặn phá rừng của Liên minh châu Âu (gọi tắt là EUDR) chính thức có hiệu lực từ 29/6/2023 với giai đoạn chuẩn bị kéo dài từ 18 đến 24 tháng. EUDR hướng tới mục đích chính là đảm bảo người tiêu dùng không góp phần tạo nên suy thoái rừng. Đồng thời, chính sách này hướng đến góp phần giảm phát thải ở quy mô quốc tế, chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
-
Kinh tế tuần hoàn là một hệ thống kinh tế nhằm loại bỏ chất thải và sử dụng liên tục các tài nguyên. Điều này đạt được bằng cách tạo ra một hệ thống khép kín, nơi các sản phẩm, vật liệu và tài nguyên được tái sử dụng, sửa chữa, tân trang và tái chế trong thời gian dài nhất có thể. Điều này trái ngược hoàn toàn với nền kinh tế tuyến tính truyền thống, theo mô hình "lấy, làm, vứt bỏ".
-
Lượng hóa được hệ quả ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lên nền kinh tế thế giới là điều mà các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia biến đổi khí hậu và các nhà kinh tế môi trường bàn thảo nhiều năm qua. Bão nhiệt đới, lũ lụt, sóng nhiệt, hạn hán và các hiện tượng thời tiết cực đoan khác đã cướp đi nhiều mạng sống, phá hủy nhiều vụ mùa, làm điêu đứng bao nhiêu hộ gia đình trong hàng thập kỷ qua. Rút cục, có thể tính toán được chi phí mà các hiện tượng thời tiếtcực đoan này gây ra không?
Các sự kiện thời tiết cực đoan có dẫn đến những chi phí tổn thất đáng kể cho xã hội nhưng con số này là bao nhiêu? Việt Nam có nằm ngoài phạm vi tổn thất này không?
-
Singapore và Việt Nam đều là các quốc gia ven biển, nên đặc biệt dễ bị tổn thương. Vì vậy, cả hai quốc gia đều đang nỗ lực thực hiện xanh hóa nền kinh tế, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Là một đảo quốc nhỏ bé gồm đảo lớn và 63 hòn đảo nhỏ với tổng diện tích 714 km2, dân số 6.050.657 người (theo số liệu ngày 11/6/2024 từ Liên hợp quốc), không giàu về tài nguyên thiên nhiên, nhưng Singapore luôn khẳng định được vị thế, đi đầu khu vực về phát triển kinh tế xanh. Năm 2021, Singapore đã đưa ra kế hoạch mười năm với tên gọi Kế hoạch Xanh Singapore 2030.Đây là Kế hoạch có sự quản lý của 5 cơ quan là Bộ Giáo dục, Bộ Phát triển Quốc gia, Bộ Môi trường và Bền vững, Bộ Thương mại và Công nghiệp, Bộ Giao thông vận tải và được hỗ trợ bởi toàn bộ Chính phủ, trên 5 trụ cột: Thành phố trong thiên nhiên; tái quy hoạch năng lượng; sống bền vững; kinh tế xanh và tương lai tự cường.
Số podcast này giới thiệu 4 trụ cột đầu tiên, được xem là có giá trị tham khảo lớn cho Việt Nam.
-
Các quốc gia và nhóm có thu nhập cao đã tích lũy tài sản, trở nên giàu có nhờ khai thác và tàn phá thiên nhiên suốt nhiềuthế kỷ và đóng góp đại đa số lượng khí thải nhà kính gây biến đổi khí hậu. Nghịch lý ở chỗ, khi hậu họa xảy ra, họ không phải là những người chịu thiệt hại chính.
-
Với ưu điểm phát ra nguồn điện sạch, không gây hại tới môi trường, năng lượng mặt trời đã được lựa chọn là một trong những ngành năng lượng sạch chủ đạo của thế giới trong khoảng 2 thập kỷ trở lại đây. Tuy nhiên, tuổi thọ của mỗi tấm pin mặt trời cũng có thời hạn, trung bình từ 25 - 30 năm. Khi hết thời hạn sử dụng hoặc bị hỏng hóc, chúng sẽ trở thành rác thải điện tử. Với sự phát triển như vũ bão của ngành năng lượng mặt trời như hiện nay, đến năm 2050, thế giới có thể sẽ có tới 78 triệu tấn tấm pin mặt trời hết tuổi thọ và khoảng 6 triệu tấn rác thải điện tử năng lượng mặt trời mỗi năm.
-
Công ước Đa dạng Sinh học mà Việt Nam là một thành viên, đã công nhận các “biện pháp bảo tồn khu vực hiệu quả khác” (hay OECM) là phương thức bổ sung cho nỗ lực thành lập các khu bảo tồn chính thức. Điều này mở ra cho Việt Nam một cơ hội mở rộng và liên kết các mạng lưới bảo tồn của quốc gia.
- もっと表示する