Episoder
-
Nếu bạn đang cương quyết ko nhận, vì muốn gánh vác phần lẽ ra là của người khác, ví dụ cha mẹ làm luôn để gánh cho con, thì nghĩ lại đi, ai cũng cần học cách cho đi, nhận đi, để con mình còn biết CHO ĐI.
CHỈ BIẾT CHO sẽ không tốt, mà CHỈ BIẾT NHẬN cũng sẽ không tốt. Lúc này cho, lúc kia nhận. Hãy nghĩ lại, nếu bạn đang toàn CHO, hãy nhận một chút. Ngược lại, nếu bạn đang toàn NHẬN, bớt đòi hỏi và cho đi.
-
Câu hỏi ngày hôm nay để chúng ta cùng suy ngẫm là: BẠN ĐANG LÀM CHỦ ĐỜI MÌNH ĐƯỢC NHIÊU PHẦN TRĂM? Bạn có thể dừng lại một chút để suy nghĩ.
Có phải bạn đang nghĩ rằng chỉ cần bạn không sống cùng với ba mẹ, bạn làm sếp ở công ty, bạn có tài chính tốt, là bạn đã làm chủ đời mình? Bạn chắc chưa, bạn có chắc rằng chỉ cần như vậy, thì mọi quyết định, mọi lựa chọn trong đời bạn, là do bạn làm chủ chưa?
Tôi thì nghĩ không phải vậy đâu. Để có thể làm chủ đời mình, bạn cần nhiều hơn là vị trí xã hội và tài chính. Cần nhiều hơn là cần cái gì, mời các bạn cùng nghe.
-
Chúng ta thường đứng giữa sự phân vân khó nhằn: đó là yêu thương bản thân hay đó chỉ là sự học đòi Tây phương, sống ích kỷ chỉ biết cho riêng mình? Có một cách này để bạn có được sự lựa chọn nè, không khó lắm đâu.
CÙNG LẮNG NGHE TẬP PODCAST nhé!!!
-
Một điều chắc chắn rằng sinh ra trong một gia đình có ba mẹ hạnh phúc là một may mắn. NHƯNG NẾU CUỘC SỐNG BA MẸ KHÔNG HẠNH PHÚC, THÌ ĐÓ LÀ MỘT CƠ HỘI ĐỂ ba mẹ và con cái học được những bài học khác, trưởng thành theo một cách khác. Mà đôi khi, nếu đã vượt qua, cái "cách khác" này lại tạo nên một nội lực đáng tự hào cho cả ba mẹ và con cái. Mời bạn cùng nghe nội dung tập podcast nhé!
-
Tôi muốn nói rằng Hạnh phúc không phải là chiếc đũa phép toàn năng, giúp bạn mãi mãi gặp chuyện như ý về sau. Hạnh phúc là bạn được trang bị một số kỹ năng biết mình, biết người, biết nhìn ra một điểm có thể xoay chuyển trong bất kì tình huống nào bạn đã, đang và sẽ gặp trong đời.
Vậy thì, một cha mẹ hạnh phúc trông sẽ như thế nào? Cùng nghe nhé!
-
Hôm nay chúng ta sẽ cùng thảo luận một câu hỏi: liệu rằng chúng ta có thể áp dụng bê nguyên xi một gợi ý, một lời khuyên làm cha mẹ nào đó của người khác vào câu chuyện của mình, bất chấp những khác biệt về hoàn cảnh riêng của mỗi người hay không?
Nếu câu trả lời là CÓ THỂ, vậy có phải chăng là chúng ta cứ theo dõi một tấm gương thành công nào đó, và làm theo công thức của họ, thì rồi chúng ta cũng sẽ thành công như vậy? Tôi tin rằng các cha mẹ ở đây, ít nhiều cũng đã từng đọc, từng nhấn theo dõi một ai đó mà cha mẹ ngưỡng mộ. Và rồi các cha mẹ có "sao chép nguyên xi" được công thức nào chưa? Tôi để câu trả lời này lại cho mỗi người tự ngẫm.
Nếu câu trả lời là KHÔNG THỂ, mỗi người có một cuộc đời riêng, vậy thì tại sao người này phải nghe những chia sẻ kinh nghiệm của người khác. Tại sao mọi người phải nghe Kênh 5 PHÚT HỌC LÀM CHA MẸ? Đây là những câu chuyện của tôi - mọi người nghe xong rồi, cũng có áp dụng được cho mình đâu, vì hoàn cảnh mỗi người mỗi khác mà.
Mời bạn nghe tập podcast này nhé. Chỉ tốn thêm 5 phút nghe nữa thôi, nghe xong rồi hãy quyết định có nên tiếp tục theo dõi kênh hay không nha.
-
Hôm nay, tôi sẽ thảo luận với các bạn một câu hỏi: ĐỘNG LỰC ĐẾN TỪ ĐÂU?
Chúng ta hay nghĩ rằng việc gì mà ta làm bằng động lực bên trong thì sẽ bền lâu, cho dù có gặp khó khăn trở ngại, thì đã là động lực bên trong, ta sẽ vượt qua được để đạt được mục tiêu. Điều này, liệu có phải là sự thật?
Những người lớn hãy tự nghĩ xem nè, những việc hàng ngày mà chúng ta đang làm, chẳng hạn như đang nghe kênh 5 PHÚT HỌC LÀM CHA MẸ này, chúng ta làm vì điều gì? Vì động lực đến từ bên trong à? Bạn có chắc chưa? Mời các bạn cùng theo dõi.
Keyword: Deci and Ryan Motivation Theory.
-
Tôi đã chia sẻ rất nhiều tập podcast, và đâu đó mỗi tập podcast đều gợi ý rằng cha mẹ nên suy nghĩ điều gì đó và nên học một kỹ năng nào đó. Như vậy thì, có quá nhiều điều phải nghĩ và phải học không? Và liệu có phải là cha mẹ nào cũng có thể học được chừng đó kỹ năng, biết được chừng đó suy nghĩ?
Nếu cha mẹ còn đang rất bề bộn với cuộc đời mình, hoặc chưa từng suy nghĩ điều gì sâu xa, cứ thuận theo tự nhiên cưới chồng, cưới vợ, sinh con, và nghĩ rằng rồi con sẽ tự lớn ổn thôi, như mình ngày xưa đó. Tôi tạm gọi những cha mẹ đó là "cha mẹ chưa đủ nội lực". Vậy thì phải làm gì khi cha mẹ chưa đủ nội lực? Mời các bạn nghe tập podcast nhé!
Mời các bạn nghe thêm các tập podcast của tôi tại kênh Con Của Tui - Học làm cha mẹ chủ động trên mọi nền tảng nhé!
-
Khi nghĩ đến yêu thương quá hay nuông chiều con quá, chúng ta phần lớn nghĩ đến hình ảnh đứa trẻ dư thừa vật chất, muốn gì được nấy. Quay sang nhìn con mình, thì con biết ăn, biết chơi, biết ngủ nề nếp. Vậy thì chúng ta vô cùng yên tâm là chúng ta đang nuôi dạy con đúng cách, không nuông chiều, không yêu thương quá liều.
Nhưng liệu đó có phải là sự thật? Bạn biết không, khi mà ngày nay gia đình nào cũng có rất ít con cái, đôi khi chỉ có một đứa con, thì có một kiểu yêu thương quá liều rất nguy hiểm, đó là dồn tất cả tình yêu, sự quan tâm sang đứa con. Mọi sự lựa chọn từ chuyện nhỏ nhỏ như ăn gì, chơi gì, đều là vì sở thích của con, hoặc phục vụ cho sự phát triển của con. Cho đến những lựa chọn lớn hơn như công việc của bản thân, niềm đam mê của bản thân, cũng là vì con. Theo tôi, đó là một kiểu "yêu thương quá liều" rất nguy hiểm, vì nó được bọc trong viên kẹo ngọt ngào mang tên "vì sự phát triển của con".
Biết rằng, làm cha mẹ, bản năng là để chăm lo, yêu thương, đáp ứng con cái. Nhưng, có phải càng chăm nhiều thì càng tốt hay không?
-
Suốt những năm tháng lớn lên, tôi đều học chăm, học tốt, và chưa bao giờ thắc mắc VÌ SAO TÔI PHẢI HỌC? Nó như là một là điều hiển nhiên: phải học chứ, học để có một cuộc sống tốt hơn. Tôi nghĩ nhiều người lớn cũng giống tôi.
Nhưng con thì không có ngữ cảnh của người lớn. Nên nhiều lúc con thắc mắc, thậm chí là giận dỗi VÌ SAO CON PHẢI HỌC? Bây giờ loại sách mà con đọc là những sách liên quan đến ước mơ, đến làm việc mình thích. Con sống trong một điều kiện vật chất ổn, không cảm thấy thiếu thốn điều gì. Vậy thì con học để làm gì? Con không thích môn này, môn kia, thì vì sao con phải học?
Vậy thì, mời bạn nghe tập podcast của ngày hôm nay: vì sao con phải học?
-
Con được sinh ra là do sự chọn lựa của người lớn chúng ta, đúng không ạ? Vậy thì, chúng ta nên có trách nhiệm như thế nào với lựa chọn của mình đây nhỉ? Ngược lại, vì trẻ không tự lựa chọn đến với cuộc đời này, là chúng ta mang con đến, vậy thì con có nên có trách nhiệm gì với cha mẹ không?
Với tôi, ôi tin rằng con sinh ra đời là lựa chọn của chính tôi. vì vậy đương nhiên rằng tôi cần có trách nhiệm nuôi dạy con, dành tình yêu thương cho con, đem đến những điều tốt đẹp cho con. Vậy nếu hỏi rằng, tôi có mong đợi gì không? Thì tôi cũng thẳng thắn nói rằng: TÔI CÓ MONG ĐỢI.
-
Khi bạn bắt đầu bước vào một cuộc hôn nhân và có con, thì đâu đó mỗi người sẽ có một tưởng tượng về kiểu gia đình mà mình hướng đến. Vợ chồng hoà hợp, con cái lớn khôn. Mỗi thành viên vừa phát triển độc lập, vừa quan tâm hỗ trợ nhau, là nguồn vui mà cũng là chỗ dựa của nhau. Nhưng thực tế thì không diễn ra như vậy. Vậy điều gì là quan trọng trong một gia đình, điều gì làm nên một gia đình đúng nghĩa, như cách mà bạn thường ao ước, tưởng tượng? Nghe thử một chút xíu nhé!
Bạn muốn biết nhiều hơn về ĐIỀU GÌ QUAN TRỌNG TRONG MỘT GIA ĐÌNH, đăng ký khóa học sắp diễn ra: Làm cha mẹ hạnh phúc có khó không?
-
Tôi cũng từng ước gì ba mẹ có một lần xin lỗi mình, có một lần nói với mình rằng ba mẹ xin lỗi, vì đã không cho phép con có những ước mơ của riêng con; ba mẹ xin lỗi, vì đã muốn con thành công theo cái hình mẫu mà ba mẹ mong muốn.
NHƯNG bản thân tôi cũng từng nghĩ rằng "ĐỪNG TRÁCH BA MẸ", đừng dùng cái trải nghiệm bây giờ để phán xét những gì ba mẹ đã làm ngày xưa.
VẬY LỜI XIN LỖI CỦA CHA MẸ, CẦN HAY KHÔNG CẦN? HIỂU SAO CHO ĐÚNG? Tôi thì nghĩ câu hỏi quan trọng hơn là: BẠN CẦN LỜI XIN LỖI ĐÓ, ĐỂ LÀM GÌ?
-
Tôi biết có nhiều người khi nói về công nghệ, thì ngay lập tức nghĩ đến những hậu quả tiêu cực của nó. Nhưng tôi muốn nói rằng, công nghệ cũng như tất cả những điều khác trong cuộc sống, có 2 mặt TỐT và XẤU. Nó sẽ tốt nếu bạn sử dụng nó ĐÚNG và ĐỦ.
Người học trong thời đại công nghệ số cần có một số năng lực mới, mà người học ở thời đại trước không cần, và một trong những khả năng đó là khả năng sử dụng công nghệ. Vì vậy, cha mẹ hãy hiểu đúng về sử dụng công nghệ, để giúp con phát triển phù hợp nhé! -
Trong kênh podcast của mình, tôi thường nói với các bạn là chúng ta cần hỗ trợ con trở thành một người trưởng thành và vững vàng. Và trong quá trình trưởng thành của con, có thể có những khó khăn, những trục trặc, con có thể có điểm mạnh này và điểm chưa mạnh kia, nhưng dù có chuyện gì, thì điều cần thiết cho con là xây dựng nội lực, sống mạnh mẽ và biết cách cư xử.
Vậy nhưng trong tập podcast này, tôi lại hỏi bạn một câu hỏi ngược lại: trưởng thành, mạnh mẽ, biết cách xử sự, hay một cách giản dị hơn thì người lớn hay nói là "ĐỨA NÀY NÓ BIẾT LẮM, nó HIỂU CHUYỆN lắm". Đó là một LỜI KHEN hay một GÁNH NẶNG mà bạn dành cho trẻ?
-
Tại sao bạn lại chọn nuôi con, như cách mà bạn đang làm? Bạn đã bao giờ thật nghiêm túc tự hỏi mình câu hỏi đó chưa?
Vì trong sách nói cách này sẽ giúp con bạn hạnh phúc. Vì trong sách nói cách này sẽ giúp con bạn phát triển được tiềm năng. Vì trong sách nói cách này sẽ giúp con bạn trở thành một người thành công.
Những câu trả lời đó, có phải là tận cùng của vấn đề hay chưa? Hay còn một điều gì khác?
-
Gia đình là nơi an toàn, là vòng tay yêu thương, là chốn quay về. Đây là những điều mà chúng ta rất thường hay nghe, và NÓ ĐÚNG, gia đình là nơi nuôi dưỡng những bước đi đầu tiên của một đứa trẻ và cũng là nơi ta sẽ quay trở lại để hiểu ra được rất nhiều điều về bản thân mình.
Một gia đình đúng nghĩa chắc chắn phải là nơi an toàn, là vòng tay yêu thương. NHƯNG ĐỊNH NGHĨA NƠI AN TOÀN NHƯ THẾ NÀO cho đúng, thì lại là một câu hỏi cần thảo luận.
NƠI AN TOÀN là nơi, ta sẽ được che chở, bảo vệ, là nơi không ai làm điều gì tổn thương đến ta? Định nghĩa như thế thì ĐÚNG RỒI, nhưng mà ĐỦ chưa?
HAY
NƠI AN TOÀN là nơi, ta sẽ được chỉ dạy mọi điều, được học cách TRƯỞNG THÀNH và CAN ĐẢM một cách an toàn. Nghe có khó hiểu và mâu thuẫn không?
-
Cuộc sống ngày nay, các gia đình thường ít con, hoặc thậm chí là chỉ có một đứa con duy nhất, vì vậy việc quan tâm, và mong muốn dành điều tốt nhất cho con, dường như trở thành một điều hiển nhiên.
Cha mẹ tiêu cực, độc hại dĩ nhiên có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ. Cha mẹ nên đối xử ấm áp, tử tế, và là điểm tựa tin cậy cho trẻ. Tuy nhiên, điều này liệu có đồng nghĩa với việc càng ấm áp hơn, càng tử tế hơn thì sẽ càng tốt hơn. Hay liệu rằng, tốt quá, lại hoá ra là không tốt?!?
Hôm nay chúng ta sẽ cùng thảo luận về điều này.
-
Có người định nghĩa "yêu thương bản thân" là phải mặc đẹp, ăn ngon, chơi vui, làm điều mình thích. Nói chung là để bản thân tận hưởng những điều vui vẻ, sung sướng trong cuộc sống. Dù làm mẹ, thì cũng phải có cuộc sống cá nhân, có bạn bè, có sở thích, đó là biết yêu thương bản thân, rồi khi đó mình hạnh phúc, người xung quanh cũng hạnh phúc.
Cũng có một số khác cho rằng "yêu thương bản thân" chỉ là sự nguỵ biện cho tính thích hưởng thụ, ăn ngon, mặc đẹp, làm những chuyện bốc đồng. Hạnh phúc thực sự phải là sự phấn đấu cho những trải nghiệm có ý nghĩa lâu dài. Làm mẹ, bớt sở thích cá nhân, có kế hoạch gì, thì cũng điều chỉnh lại, cho phù hợp với con cái, có thể khó khăn, nhưng nuôi con trưởng thành vững vàng là một trải nghiệm ý nghĩa, và là hạnh phúc thực sự.
Hiểu như thế nào cho đúng?
-
Đâu đó, thì chúng ta hay nghe bảo là: nếu mình đam mê một điều gì đó, thì mình sẽ có một động lực đến từ bên trong, gọi là động lực nội tại để thực hiện việc đó. Và đây là một động lực bền vững. Ngược lại, nếu mình chỉ học, chỉ làm vì động lực bên ngoài, thì khi không có điều đó, mình sẽ không làm nữa, và nó không bền vững.
Nghe qua thì rất hay, rất mang tính giáo dục. Nhưng ở đây, tôi có hai câu hỏi:
CÂU HỎI 1: Như thế nào thì được gọi là "động lực đến từ bên trong"?
CÂU HỎI 2: Có phải chỉ nên khuyến khích động lực bên trong, loại bỏ hoàn toàn động lực bên ngoài?
Hãy cùng nghe nhé!
Rèn luyện một điểm mạnh, có thể là sự kết hợp của cả động lực bên trong và bên ngoài - Thực hành bền chí và biết ơn.
- Se mer