Эпизоды
-
NẾU TÔI TẶNG QUÀ ĐẮT TIỀN, NHƯNG NHẬN LẠI KHÔNG TƯƠNG XỨNG, LIỆU CÓ CÔNG BẰNG?
SỰ TỬ TẾ CỦA TÔI LÀ HY SINH ĐÁNG KHEN NGỢI - HAY LÀ MẶC ĐỊNH TÔI KHÔNG THỂ KHÔNG LÀM?
Chủ đề của ngày hôm nay, hãy nói về những tình huống khó xử của thế giới người lớn, mà tôi hay gọi vui là Trăn trở tuổi 30+. Những câu hỏi về cuộc sống đời thường, tôi làm như vậy có đúng không, tôi nên cư xử như thế nào giữa rất nhiều ràng buộc và quy chuẩn của xã hội. Lấy ví dụ, nếu tôi không nhường chỗ để một gia đình ngồi cùng nhau trên máy bay, liệu tôi có ích kỷ, hay người khác có quyền chỉ trích tôi? Hãy cùng tôi và co-host Nghĩa Bùi đi qua các câu hỏi hay được gửi đến cho tờ báo The New York Times trong tập lần này của Chuyện trò cùng Phan.
-
Hãy review trực tiếp cho chúng tôi trên kênh Apple Podcast, Spotify, hoặc bình luận trực tiếp trong đường link: https://forms.gle/FXDdTWtQDXrfkNXz8 để tôi có thể thực hiện những podcast tiếp theo hay hơn nhé.
Đừng quên theo dõi tôi tại Facebook "Chuyện trò cùng Phan" nhé.
-
BẠN THUỘC PHE NÀO? PHẢN ĐỐI HAY ĐỒNG THUẬN VỚI VIỆC ĂN THỊT CHÓ MÈO?
NẾU ĐÃ KHÔNG ĂN CHÓ MÈO, VÌ SAO LẠI ĂN BÒ, ĂN HEO?
Cho dù bạn chọn lựa quan điểm là gì, đây vẫn là một chủ đề rất khó để đạt đến sự đồng thuận từ hai phía. Một bên cho rằng sự tự do là quan trọng hơn tất thảy, và một bên muốn hướng đến một xã hội văn minh, nơi thú cưng là bạn, là gia đình chứ không phải thức ăn.
Trong cuộc tranh luận lần này về chủ đề ăn thịt chó mèo, tôi muốn bóc tách một góc nhìn mới, và có lẽ phải thừa nhận rằng, việc chúng ta lựa chọn ăn con gì, nuôi con gì, thuần túy đến từ những yếu tố ngẫu nhiên, và nhân loại đang tạo ra cái cớ để biện minh cho hành động của mình. Nếu là vậy, liệu tất cả những tranh luận kia có còn ý nghĩa?
-
Hãy review trực tiếp cho chúng tôi trên kênh Apple Podcast, Spotify, hoặc bình luận trực tiếp trong đường link: https://forms.gle/FXDdTWtQDXrfkNXz8 để tôi có thể thực hiện những podcast tiếp theo hay hơn nhé.
Đừng quên theo dõi tôi tại Facebook "Chuyện trò cùng Phan" nhé.
-
Пропущенные эпизоды?
-
NÊN ĐỂ CHO CON TỰ DO LỰA CHỌN, NGAY CẢ KHI TA BIẾT LỰA CHỌN ĐÓ LÀ SAI LẦM?
NUÔI CON THEO CÁCH CỦA BỐ MẸ LÀ AN TOÀN, VÌ CHẲNG PHẢI CHÚNG TA CHÍNH LÀ KẾT QUẢ TỐT ĐÓ SAO?
-
Ngày hôm nay, hãy nói về việc nuôi dạy con, với hai câu hỏi thường khiến mình băn khoăn: nên nuôi con theo cách truyền thống hay hiện đại, và nên dạy con theo con đường tự do hay theo những gì mình tin là tốt? Nếu cách nuôi dạy của bố mẹ tạo nên phiên bản hiện giờ của chúng ta, thì cách đó có gì là không tốt, hay nói cách khác: cái gì vẫn hoạt động thì đừng nên sửa nó. Và nói về chủ đề này, còn khách mời nào tốt hơn là một người mẹ. Cùng với co-host quen thuộc Nghĩa Bùi là khách mời Thái Hồng Chung, một người mẹ trẻ vừa dạy con vừa đi làm, trong podcast Chuyện Trò cùng Phan.
-
Hãy review trực tiếp cho chúng tôi trên kênh Apple Podcast, Spotify, hoặc bình luận trực tiếp trong đường link: https://forms.gle/FXDdTWtQDXrfkNXz8 để tôi có thể thực hiện những podcast tiếp theo hay hơn nhé.
Đừng quên theo dõi tôi tại Facebook "Chuyện trò cùng Phan" nhé.
-
NẾU CÒN 1 NGÀY ĐỂ SỐNG, BẠN TIN RẰNG BẠN CÓ THỂ THẬT SỰ SỐNG CHO MÌNH?
TA CÓ TỰ HÀO VỀ ĐIỀU TA LÀM NGÀY HÔM NAY, ĐỂ NẾU TA RA ĐI, ĐÓ LÀ THỨ TA ĐỂ LẠI SAU LƯNG?
-
Trong một tập podcast trước, tôi có nói về sự bất tử. Giả định rằng chúng ta có được sự bất tử, chúng ta có mất đi ý nghĩa của cuộc sống - một cuộc trò chuyện thú vị với khách mời và co-host trong tập 3 của Season 3; Nhưng vì chúng ta không có được sự bất tử vào lúc này, một câu hỏi khác lại xuất hiện: Ta sẽ để lại gì sau lưng khi ta ra đi? Mỗi năm, có 65 triệu người qua đời vì đủ loại nguyên nhân, nghĩa là cứ mỗi phút, thượng đế lại ném ra một cục xí ngầu, và lại có 120 người sẽ nhận mặt số không mong muốn. Thế nhưng, chúng ta vẫn luôn trì hoãn và lên kế hoạch như chúng ta sẽ không bao giờ chết. Ta chấp nhận rằng tháng sau, năm sau, mười năm sau ta sẽ làm điều mình muốn, làm điều nên làm, mà quên rằng mỗi phút giây đều có thể là phút giây cuối cùng. Ta không nhận ra rằng 90% thời gian dành cho bố mẹ già đã qua đi từ lâu, rằng chúng ta chỉ cần yêu thương bản thân. Nhưng ngay cả việc ấy chúng ta cũng không làm được. Trong tập này, tôi sẽ nói về sự sợ hãi cái đến đằng sau cái chết, câu chuyện về Amanda, về Aitzaz Hasan, và về những suy nghĩ vu vơ vẫn thường ám ảnh trong tâm trí mình.
-
Hãy review trực tiếp cho chúng tôi trên kênh Apple Podcast, Spotify, hoặc bình luận trực tiếp trong đường link: https://forms.gle/FXDdTWtQDXrfkNXz8 để tôi có thể thực hiện những podcast tiếp theo hay hơn nhé.
Đừng quên theo dõi tôi tại Facebook "Chuyện trò cùng Phan" nhé.
-
BẤT TỬ CÓ PHẢI LÀ ĐIỀU ƯỚC TUYỆT VỜI NHẤT?
KHI TA CÓ HÀNG TRIỆU MỐI TÌNH, HÀNG TỶ ĐỨA CON, THÌ ĐIỀU GÌ LÀ QUAN TRỌNG VỚI TA?
NẾU CẢ NHÂN LOẠI ĐỀU BẤT TỬ, CHÚNG TA CÓ CÒN LÀ NHÂN LOẠI?
-
Sự sợ hãi về cái chết có lẽ đã in sâu vào tiềm thức của mọi loài sinh vật, không chỉ riêng con người. Chúng ta luôn truy cầu kéo dài tuổi thọ, kéo dài cuộc sống, và dường như sự bất tử là điều ước tối thượng nhất, tuyệt vời nhất dành cho một người. Nhưng có thật sự là như vậy? Khi tôi nghĩ về điều này, dường như đằng sau cái gật đầu hiển nhiên, là những đắn đo, những lấn cấn, khiến tôi ngày càng nhận ra một việc: bất tử không vui như ta nghĩ. Hãy cùng tôi, co-host Trọng Nghĩa và khách mời Trọng Thuyết bàn luận về chủ đề phổ biến trong các tác phẩm khoa học viễn tưởng này, và qua đó, đào sâu vào bản chất của con người.
-
Hãy review trực tiếp cho chúng tôi trên kênh Apple Podcast, Spotify, hoặc bình luận trực tiếp trong đường link: https://forms.gle/FXDdTWtQDXrfkNXz8 để tôi có thể thực hiện những podcast tiếp theo hay hơn nhé.
Đừng quên theo dõi tôi tại Facebook "Chuyện trò cùng Phan" nhé.
-
BẠN CÓ CHẤP NHẬN SỰ BẤT CÔNG KHI NHẬN THỪA KẾ?
BẠN CÓ NỢ GIA ĐÌNH CỦA MÌNH ĐIỀU GÌ?
BẠN CÓ CHẤP NHẬN LỜ ĐI BẢN THÂN ĐỂ LÀM HÀI LÒNG ANH CHỊ EM CỦA MÌNH?
-
Có đôi khi, đứng trước một tình huống tưởng như thường gặp trong cuộc sống, bạn lại lúng túng không biết cư xử sao cho phải. Thế giới của người trưởng thành không hề đơn giản. Tạp chí The New York Times của Mỹ có 1 chuyên mục với tên gọi The Social Questions – những câu hỏi xã hội, nơi bạn đọc sẽ gửi về những băn khoăn, nghi ngại trong những tình huống khó xử: ví dụ như tôi có nên lên tiếng về quyền thừa kế của bố mẹ, tôi có kỳ không khi từ chối bỏ tiền cho đứa em đã lớn của mình, tôi có nên giữ khoảng cách với hàng xóm khi biệt họ không tin vào vaccine, hoặc đơn giản chỉ là tôi có sai không nếu không nhường chỗ trên máy bay. Đừng vội cười, vì một lúc nào đó, bạn và tôi cũng sẽ gặp phải những tình huống trớ trêu ấy, và cách chúng ta suy nghĩ về nó lại hé lộ nhiều bài học quan trọng về cách sống, triết học cũng như nhân sinh quan và đạo đức.
-
Hãy review trực tiếp cho chúng tôi trên kênh Apple Podcast, Spotify, hoặc bình luận trực tiếp trong đường link: https://forms.gle/FXDdTWtQDXrfkNXz8 để tôi có thể thực hiện những podcast tiếp theo hay hơn.
Đừng quên theo dõi tôi tại Facebook "Chuyện trò cùng Phan" nhé.
-
CỘNG ĐIỂM CHO THÍ SINH TRONG DIỆN ƯU TIÊN LÀ BẤT CÔNG VỚI NGƯỜI ĐÃ NỖ LỰC?
CÔNG BẰNG LÀ PHẢI GIỐNG NHAU Ở TẤT CẢ MỌI NGƯỜI?
Hôm nay, trong một dịp tình cờ đọc status của một người bạn cũ, tôi lại dấy lên trong lòng những băn khoăn về tính công bằng trong kỳ thi tốt nghiệp vào đại học. Việc cộng điểm ưu tiên đã có từ rất lâu, từ thời của tôi và trước đó nữa, nhưng liệu nó có luôn hoàn thành trọng trách của mình là gìn giữ công bằng trong xã hội?
Giữa một người nỗ lực học hành, và một người được cộng điểm vì lý do khách quan, đôi khi là ranh giới giữa đậu và rớt, là bước ngoặt của cả một cuộc đời. Có phải việc cố gắng khiến cho mọi người bình đẳng, chúng ta lại tước đi cơ hội của một sân chơi công bằng?
Tôi đem việc này bàn với Quang Vũ, người bạn có status về chủ để điểm cộng ưu tiên, cũng là một cái đầu uyên bác mà tôi luôn khâm phục, để có một cái nhìn lại về chủ trương cộng điểm ưu tiên này. Quang Vũ cũng có một kênh podcast “Đọc sách cùng Vũ”, nơi chia sẻ những cảm nhận về những cuốn sách hay mà em ấy đã đọc.
-
Hãy review trực tiếp cho chúng tôi trên kênh apple podcast, Spotify, hoặc bình luận trực tiếp trong đường link này: https://forms.gle/FXDdTWtQDXrfkNXz8 để tôi có thể thực hiện những podcast tiếp theo hay hơn.
-
Suy ngẫm:
KHÔNG PHẤN ĐẤU, KHÔNG NỖ LỰC LÀ SAI?
CHẤP NHẬN MỘT CUỘC SỐNG BÌNH THƯỜNG LẠI LÀ CHUYỆN BẤT THƯỜNG?
-
Nếu đang sống trong xã hội hiện đại, tôi đoan chắc bạn đã từng xem lấy xem để những bài học thành công, mà trong đó, ít khi thiếu sự đóng góp của cố gắng, nỗ lực, chăm chỉ, và phấn đấu. Thành công không phải là bình thường, đó là thực tế mà chúng ta đang cố lờ đi mỗi ngày. Phần lớn chúng ta đều sẽ không thành công như cách chúng ta mơ mộng về thành công, nhưng tất cả chúng ta đều không từ bỏ.
Nếu một ngày, ta bỗng dừng lại, và học cách hài lòng với việc bình thường. Có một công việc bình thường, thu nhập bình thường, đi xe bình thường, có một ước mơ cũng bình thường. Vậy thì cũng giống như chàng trai trong chương trình hẹn hò kia, bạn sẽ ngay tức khắc bị kéo lại. Bởi bạn bè. Bởi gia đình. Bởi sách vở, báo đài, mạng xã hội. Và mạnh mẽ nhất, là bởi chính chúng ta. Bởi vì ta đã thấm nhuần tư tưởng bình thường là tầm thường. Tầm thường sẽ khiến tương lai phía trước trở nên vô thường.
Ý nghĩa cuộc sống của bạn là gì?
Nếu bạn nói ý nghĩa cuộc sống của bạn là hạnh phúc, vậy sự nỗ lực làm việc hiện tại có thật sự đem lại cho bạn hạnh phúc ở ngay lúc này? Nếu bạn nói ý nghĩa cuộc sống là chăm lo gia đình, liệu gia đình của bạn có đang cảm thấy ấm áp quay quần vào ngay lúc này, khi bạn vẫn mãi mê bương chải với cuộc đời? Nếu bạn nói ý nghĩa cuộc sống là để… tận hưởng cuộc sống, vậy bạn có đang tận hưởng nó không? Hay chẳng qua, bạn đang chịu đựng nó, chịu đựng với hy vọng tôi sẽ kiếm đủ nguồn lực để tận hưởng nó ở một tương lai nơi tôi không còn đủ sức tận hưởng nó?
Hãy cùng tôi bàn về bình thường, bình yên, và mục đích của cuộc sống.
-
Hãy review trực tiếp cho chúng tôi trên kênh apple podcast, Spotify, hoặc bình luận trực tiếp trong đường link này: https://forms.gle/FXDdTWtQDXrfkNXz8 để tôi có thể thực hiện những podcast tiếp theo hay hơn.
-
Suy ngẫm:
SÁCH LẬU CÓ THỂ GIÚP NHỮNG NGƯỜI KHÔNG CÓ ĐIỀU KIỆN TIẾP CẬN TRI THỨC?
SẼ CHẲNG ẢNH HƯỞNG TỚI LỢI NHUẬN CỦA NXB, NẾU NGAY TỪ ĐẦU TÔI ĐÃ KHÔNG ĐỊNH MUA SÁCH GỐC!
-
Lần này, hãy nói về sách. Chính xác là sách lậu. Tôi là một người rất thích đọc sách, và sẵn sàng bỏ tiền để mua những cuốn sách hay. Hiển nhiên, phản ứng đầu tiên của tôi về sách lậu là sai, quá sai, rất cần lên án và chẳng còn gì để bàn nữa. Nhưng rồi tôi tự hỏi, liệu đọc và chia sẻ sách lậu, dù là bìa cứng hay file sách điện tử, thật sự gây tác hại như thế nào? Có phải là hoàn toàn sai, hay vẫn có những lý do để thông cảm? Tôi nhận ra rằng đó không chỉ là vấn đề về thiệt hại vật chất, mà phần nhiều ở việc tạo ra thói quen để chúng ta dung dưỡng những lời biện hộ. Một cái sai rất triết học. Hãy cùng tôi và co-host Nghĩa Bùi mạn đàm về chủ đề tưởng dễ mà lại khó này.
-
Hãy review trực tiếp cho chúng tôi trên kênh apple podcast, hoặc bình luận trực tiếp trong đường link này: https://forms.gle/FXDdTWtQDXrfkNXz8 để tôi có thể thực hiện những podcast tiếp theo hay hơn.
-
Suy ngẫm:
VIỆC GIẾT MỘT NGƯỜI ĐỂ CỨU NHIỀU NGƯỜI LÀ ĐÚNG HAY SAI?
CÁC SIÊU ANH HÙNG TRONG PHIM ẢNH TỪ CHỐI GIẾT NGƯỜI VÌ LÝ DO GÌ?
-
Trong tập này, à, đây là một tập podcast có thể không dành cho tất cả mọi người. Tôi là một người khá geeky, và đặc biệt ưa thích văn hóa truyện tranh comic, văn hóa siêu anh hùng phương Tây. Có thể chúng ta đều như vậy, những người ưa thích phim Marvel, những nhân vật của DC như Siêu nhân, Batman, Flash… Có một yếu tố thú vị là phần lớn các siêu anh hùng nổi bật đều không giết. Batman, một nhân vật tôi rất yêu thích, luôn đề cao nguyên tắc hoạt động không giết chóc của mình, ngay cả trong nhiều câu chuyện, việc không giết một tội phạm có thể gây ra cái chết cho rất nhiều người khác. Điều này khiến tôi có những liên tưởng thú vị về tổng lợi ích, về việc thượng tôn pháp luật, và về việc đâu là đúng sai trong những quyết định của chúng ta trong đời thực.
-
Hãy review trực tiếp cho chúng tôi trên kênh apple podcast, hoặc bình luận trực tiếp trong đường link này: https://forms.gle/FXDdTWtQDXrfkNXz8 để tôi có thể thực hiện những podcast tiếp theo hay hơn.
-
Suy ngẫm:
NẾU TRÍ TUỆ NHÂN TẠO CÓ THỂ KIỂM SOÁT TOÀN BỘ CÔNG VIỆC VÀ ĐƯA RA MỌI QUYẾT ĐỊNH HOÀN HẢO NHẤT, CHÚNG TA CÓ NÊN SỬ DỤNG?
NẾU MỘT VIỆC TẠO RA LỢI ÍCH, NHƯNG CÁCH LÀM KHÔNG ĐÚNG ĐẠO ĐỨC THÌ CÓ NÊN LÀM?
-
Xuất phát từ một trường hợp: Nếu một công ty áp dụng A.I. để truy xét tất cả mọi dữ liệu, kể cả thông tin cá nhân, những đoạn chat, tin nhắn của nhân viên để tìm ra những điểm không phù hợp, giúp công ty tuân thủ và kiểm soát rủi ro tốt hơn, thì chúng ta có nên áp dụng?
Trong cuộc trò chuyện hôm nay, hãy cùng tôi và co-host Nghĩa Bùi nói về sự phát triển của công nghệ, của A.I., của những điều tưởng như rất có lợi, nhưng khi áp dụng vào cuộc sống sẽ ảnh hưởng đến quy chuẩn đạo đức của chính chúng ta.
Kiểm soát có phải là tốt? Tự do có phải quá quan trọng?
-
Hãy review trực tiếp cho chúng tôi trên kênh apple podcast, hoặc bình luận trực tiếp trong đường link này: https://forms.gle/FXDdTWtQDXrfkNXz8 để tôi có thể thực hiện những podcast tiếp theo hay hơn.
-
Suy ngẫm:
VẬN ĐỘNG VIÊN CÓ TỘI GÌ MÀ CẤM HỌ THI ĐẤU VÌ LÝ DO CHÍNH TRỊ? TẠI SAO MỸ CŨNG TẤN CÔNG IRAQ NHƯNG CÁC TỔ CHỨC THỂ THAO KHÔNG LÊN TIẾNG?
-
Co-host: Nghĩa Bùi
Hôm nay, hãy cùng nói về chính trị. À, đúng hơn là về phi chính trị. Có nhiều thứ không nên mang tính chính trị, có phải vậy không? Nghệ thuật, tình yêu, giáo dục, à, và cả thể thao nữa. Liệu thể thao có thể là thể thao thuần túy? Liệu chúng ta có thể thoải mái thưởng thức trận bóng đá mà không quan tâm đến những tranh chấp quyền lợi, quyền lực ngoài kia?
Mời bạn đến với Chuyện trò cùng Phan.
-
Hãy review trực tiếp cho chúng tôi trên kênh apple podcast, hoặc bình luận trực tiếp trong đường link này: https://forms.gle/FXDdTWtQDXrfkNXz8 để tôi có thể thực hiện những podcast tiếp theo hay hơn.
-
Suy ngẫm:
NẾU TÔI MUỐN LÀM VIỆC CUỐI TUẦN, LÀM QUÁ GIỜ ĐỂ CÓ KẾT QUẢ VƯỢT TRỘI, LÀ TỐT HAY KHÔNG TỐT? OVERTIME LÀ TỰ DO HAY ÉP BUỘC?
-
Co-host: Nghĩa Bùi
Guest: Mỹ Dung
Hôm nay, hãy cùng chúng tôi đến với một chủ đề gai góc trong công việc: làm việc thêm giờ, hay còn gọi là Overtime. Ở Nhật, có 1 thuật ngữ gọi là Karoshi, tạm dịch là làm việc đến chết. Ở Trung Quốc, một thời thịnh hành văn hóa làm việc 996 - là lịch trình làm việc trong đó khuyến khích hoặc ép buộc nhân viên làm việc từ 9h sáng tới 9h tối, 6 ngày mỗi tuần.
Ở Việt Nam, có rất nhiều công ty, đặc biệt là các agency, các công ty truyền thông, quảng cáo, hoặc công nghệ thông tin, rất phổ biến với việc làm thêm giờ, làm cuối tuần, làm quên ăn quên ngủ. Vậy Overtime là đúng hay sai? Nếu tôi muốn tự do cống hiến để đạt được hoài bão, ước vọng thì có nên ngăn cản? Nếu xung quanh tôi ai cũng như vậy, liệu tôi có chọn lựa?
Trong tập này, khách mời của chúng ta còn có Mỹ Dung, một cô gái có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực marketing, quảng cáo và truyền thông, thạc sĩ ngành Marketing quốc tế tại Anh Quốc.
-Hãy review trực tiếp cho chúng tôi trên kênh apple podcast, hoặc bình luận trực tiếp trong đường link này: https://linktr.ee/phanluong để tôi có thể thực hiện những podcast tiếp theo hay hơn.
-
SUY NGẪM: Có phải nói thật luôn tốt? Có khi nào nói dối lại khiến nhiều người vui vẻ?
-
Mỗi ngày, có khá nhiều câu hỏi được bạn đọc gửi về cho tờ báo The New York Times. Phần lớn những câu hỏi này đều là những điều khó xử của thế giới người trưởng thành: “tôi can thiệp vào tài chính của bố mẹ là đúng hay sai?”, “Tôi có nên cấm cản chị gái mình làm thân với con gái tôi?” “Làm sao để nói lên sự thật khi đã trót nói dối…”, “Làm sao để không ganh tỵ với người bạn đang thành công của mình”. Chúng không phải là những câu hỏi vĩ mô, lớn lao. Thế nhưng triết học và sự thông tuệ đôi khi không cần phải to lớn. Những tình huống trái khuấy ta phải đối mặt thường ngày trông cuộc sống, tưởng như rất nhỏ nhặt, vặt vãnh nhưng lại chứa đựng cách chúng ta suy nghĩ về thế giới, về văn hóa, và về những giá trị tạo nên con người chúng ta. Nếu chịu khó suy ngẫm, ta sẽ ngộ ra nhiều điều hay ho để nâng cao trí tuệ của chính mình.
Hãy cùng tôi và co host Nghĩa Bùi, người đồng nghiệp lâu năm của tôi, thử trả lời một vài câu hỏi hay mà tôi mạn phép tổng hợp từ The New York Times , và biết đâu, lại chắt lọc ra những suy ngẫm sâu sắc cho tất cả chúng ta.
-
Hãy review trực tiếp cho chúng tôi trên kênh apple podcast, hoặc bình luận trực tiếp trong đường link này: https://linktr.ee/phanluong để tôi có thể thực hiện những podcast tiếp theo hay hơn.
In this Episode, I'm using the music Impermanence from https://www.beatstars.com/beat/impermanence-7193035 from Riddiman (youtube.com/prodriddiman)
-
Suy ngẫm:
BÍ QUYẾT CỦA HẠNH PHÚC LÀ GÌ? KHÔNG BIẾT GÌ LÀ HẠNH PHÚC. CÀNG BIẾT NHIỀU, CÀNG BẤT HẠNH.
Biết mơ ước mới biết thất chí.
Biết hy vọng mới hay thất vọng.
Lỗ Tấn từng nói rằng: Giả thử có một căn nhà bằng sắt không có cửa sổ, cũng không thể bị phá vỡ. Trong căn nhà ấy có nhiều người đang ngủ say, mà chốc lát nữa thôi sẽ chết ngạt. Nhưng vì họ chết trong giấc ngủ sâu, họ sẽ không cảm thấy đau đớn. Bây giờ nếu bạn la lớn, đánh thức vài người trong đó vẫn còn hơi tỉnh táo, và khiến số ít đó phải trải qua số phận bi thảm của việc chết ngạt không thể tránh khỏi, bạn có nghĩ rằng mình đang giúp cho họ?”.
Lúc còn nhỏ, bạn không có tiền, càng không có quyền. Bạn không có danh tiếng, không có tình yêu, không có thứ gì trong tay cả. Đó chẳng phải là những gì chúng ta nghĩ về hạnh phúc và thành công của hiện tại sao? Có tiền, có quyền, có tiếng tăm. Nhưng dường như, rất kỳ lạ, chúng ta lúc còn nhỏ lại vui vẻ hơn rất nhiều. Chính xác hơn, chúng ta dễ vui hơn. Cũng dễ hiểu phải không, vì khi đó ta vô tri. Ta không biết cách thế giới vận hành như thế nào, không có tất cả những kiến thức, kinh nghiệm, triết lý và quy tắc sống mà chúng ta đang có. Chúng ta không có tiền, nhưng chúng ta cũng không biết không có tiền là đau khổ. Chúng ta không có quyền quyết định, nhưng cũng không biết là có rất nhiều thứ cần ta chịu trách nhiệm, cần ta gánh vác trên vai.
Ngày hôm nay, hãy cùng tôi bàn về hạnh phúc của sự vô tri.-
Mong các bạn hãy để lại review cho tôi trên kênh apple podcast, hoặc bình luận trực tiếp trong đường link này: https://linktr.ee/phanluong để tôi có thể thực hiện những podcast tiếp theo hay hơn.
-
Suy ngẫm:
NẾU TRÍ TUỆ NHÂN TẠO CÓ CẢM XÚC VÀ TRI GIÁC, CHÚNG CÓ QUYỀN NHƯ CHÚNG TA?
NHÂN BẢN VÔ TÍNH CON NGƯỜI ĐỂ HIẾN TẠNG, CỨU NGƯỜI CÓ ĐÚNG ĐẮN VỀ ĐẠO ĐỨC?
Co-host: Nghĩa Bùi
-
Trong tậpnày, còn gì kích thích não bộ hơn là cùng tôi và co-host Nghĩa Bùi bàn luận về đề tài khoa học viễn tưởng. Không chỉ là một thể loại văn chương, khoa học viễn tưởng (sci-fi) còn là định hướng, là cảm hứng và là động lực cháy bỏng cho sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong tương lai. Rất nhiều tác phẩm khoa học viễn tưởng của thời đại trước đã trở thành hiện thực trong thời đại này.
Tuy nhiên, nếu như công nghệ phát triển với tốc độ phi mã như hiện nay, pháp luật và đạo đức liệu có theo kịp, và biết đâu đấy, có những câu hỏi tưởng như chỉ có trên phim ảnh, rất có thể đang ở gần hơn ta nghĩ. Thông qua hai tác phẩm khá kinh điển là bộ phim Blade Runner (1982) của đạo diễn Ridley Scott và tiểu thuyết Never Let Me Go (2005) của tác giả Kazuo Ishiguro, chúng ta sẽ bàn về người nhân bản, về sinh sản vô tính, và về câu hỏi “điều gì thực sự khiến chúng ta là con người?”. Khi con người đóng vai Chúa trời, thì đạo đức của chúng ta có còn phù hợp? Và khi phải lựa chọn giữa bản thân hay gia đình tương phản với những người máy, những trí khôn nhân tạo, liệu ta có chần chừ?
-
Mong các bạn hãy để lại review cho tôi trên kênh apple podcast, hoặc bình luận trực tiếp trong đường link này: https://linktr.ee/phanluong để tôi có thể thực hiện những podcast tiếp theo hay hơn.
-
Suy ngẫm:
DÙNG TOILET ƯU TIÊN NẾU KHÔNG CÓ NGƯỜI KHUYẾT TẬT ĐANG CẦN DÙNG LÀ ĐÚNG HAY SAI?
NGỒI GHẾ ƯU TIÊN TRÊN XE BUS VÀ SẼ NHƯỜNG CHỖ KHI CẦN CÓ KHI LẠI KHÔNG TỐT?
Co-host: Nghĩa Bùi
Trong một cuộc khảo sát nhanh trên LinkedIn của một anh chàng người Úc, 82% người tin rằng tôi có thể dùng toilet dành cho người khuyết tật miễn là xung quanh không có ai, tôi sẽ đi nhanh và đây cũng là nơi ít người qua lại. Và chắc hẳn, bạn cũng thường thấy cảnh những ghế ưu tiên trên phương tiện công cộng dành cho người già, phụ nữ mang thai và những người khuyết tật lại được ngồi bởi một người hoàn toàn không nằm trong diện ưu tiên. Mời các bạn lắng nghe cuộc trò chuyện cùng co-host Nghĩa Bùi xoay quanh đề tài tưởng dễ mà khó này - vì rất có thể bạn đang cư xử không đúng về mặt đạo đức đâu đấy!
-
Mong các bạn hãy để lại review cho tôi trên kênh apple podcast, hoặc bình luận trực tiếp trong đường link này: https://linktr.ee/phanluong để tôi có thể thực hiện những podcast tiếp theo hay hơn.
-
Suy ngẫm:
CÓ PHẢI VIỆC CÓ ÍT BẠN BÈ LÀ LGBTQ+ LÀ BIỂU HIỆN CỦA SỰ KÌ THỊ NGẦM? ĐÂU LÀ RANH GIỚI GIỮA VIỆC KHÔNG THÍCH 1 CÁ NHÂN VÀ KHÔNG THÍCH 1 CỘNG ĐỒNG?
Co-host: Nghĩa Bùi
Ngay cả khi câu trả lời rõ rành rành là không, làm gì có chuyện đó, tôi ủng hộ phong trào bảo vệ quyền của LGBTQ+ cơ mà. Nhưng, khi chúng ta được nuôi lớn trong xã hội Việt Nam, rất khó để hoàn toàn loại bỏ những quan niệm cố hữu in sâu vào tiềm thức, trong đó có sự kì thị, sợ hãi hay xa lánh những người có bản dạng giới, xu hướng giới tính khác với chúng ta.
-
Mong các bạn hãy để lại review cho tôi trên kênh apple podcast, hoặc bình luận trực tiếp trong đường link này: https://linktr.ee/phanluong để tôi có thể thực hiện những podcast tiếp theo hay hơn.
-
Suy ngẫm:
TRIỆT SẢN, AN TỬ, CẮT MÓNG... CHO THÚ CƯNG LÀ VÌ CHÚNG TA, KHÔNG PHẢI LÀ Ý MUỐN CỦA CHÚNG?
NUÔI CHÓ MÈO LÀ SAI, NẾU CHÚNG TA KHÔNG CÁCH GÌ BIẾT ĐƯỢC SỰ ĐỒNG THUẬN CỦA CHÚNG?
-
Co-host: Nghĩa Bùi
Guest: Hoàng Mai & Trọng Thuyết
Tôi quan tâm đến tự do ngôn luận và tư duy phản biện, do đó đây là nơi chúng ta có thể đi sâu vào nhiều chủ đề khác nhau của cuộc sống, bằng những góc nhìn mới lạ, đôi khi là đi ngược với đám đông. Ví dụ như bình đẳng giới có thật sự cần thiết? Ví dụ như kiểm duyệt có phải luôn là chuyện xấu? Và ví dụ như, nếu tôi nói với bạn rằng bản than việc yêu thương, chăm sóc thú cưng của bạn mà không có sự đồng thuận của chúng là một chuyện sai trái, bạn sẽ nghĩ thế nào? Ah, thú cưng, chó mèo, và đạo đức. Một chủ đề dễ dẫn đến những cuộc tranh luận gay gắt, những mâu thuẫn trong ý thức hệ không thể giảng hòa và chưa thấy hồi kết.
Cùng với co-host Nghĩa Bùi, trong tập này tôi có dịp trò chuyện cùng Hoàng Mai, hiện đang công tác trong mảng đối ngoại và truyền thông cho một tập đoàn FMCG, cùng Trọng Thuyết, giám đốc thương hiệu, đồng thời cả hai đều là chủ nuôi của các chú mèo cực kì xinh xắn. Hãy xem hai khách mời của ngày hôm nay, hai gương mặt của giới trí thức trẻ, đẹp, thành công – sẽ phản ứng như thế nào trước câu hỏi: "Nuôi thú cưng phải chăng là sai về mặt đạo đức?" và những suy nghĩ sâu sắc của họ về quyền động vật, tình bạn, và sự kết nối với thú cưng của mình.
-
Mong các bạn hãy để lại review cho tôi trên kênh apple podcast, hoặc bình luận trực tiếp trong đường link này: https://linktr.ee/phanluong để tôi có thể thực hiện những podcast tiếp theo hay hơn.
-
Suy ngẫm:
LÀM SAO ĐỂ NHẬN FEEDBACK NƠI CÔNG SỞ? Bị chê, nhưng lại bổ ích?
LÀM SAO ĐỂ ĐƯA FEEDBACK HIỆU QUẢ? Nói lời tiêu cực mà kết quả lại tích cực.
-
Một trong những kỹ năng quan trọng nhất, với tôi, khi làm việc trong môi trường chuyên nghiệp là lắng nghe feedback. Tiếp thu nhận xét như thế nào để chúng ta không bị cảm xúc che mờ lý trí, để gạn lọc được điều gì cần tiếp thu, điều gì cần bỏ qua. Một kỹ năng khác cũng quan trọng không kém, là đưa ra nhận xét. Đặc biệt với những bạn vừa bước vào vai trò leader, trưởng nhóm, khi bạn cần phải đưa ra nhận xét cho cấp dưới của mình. Làm sao để việc đưa và nhận nhận xét trở thành cơ hội để tất cả cùng tiến bộ, thay vì một drama công sở, một sự hằn học cá nhân, thậm chí là hiểu lầm đáng tiếc. Khen chê có tâm không hề dễ, và theo quan sát của tôi, đó là thứ rất thiếu trong môi trường công sở ở Việt Nam hiện nay.
Với kinh nghiệm làm việc trong các tổ chức lớn và chuyên nghiệp, tôi có dịp trò chuyện cùng Nghĩa, co-host và là người cộng sự lâu năm về kỹ năng khó nhằn nhưng rất cần thiết này. Trong tập này, hãy cùng tôi đi sâu vào những nhận xét tiêu cực, cách chúng ta phân biệt feedback ác ý và feedback bổ ích, cách chúng ta tận dụng những nhận xét này, và thậm chí, phớt lờ chúng một cách có chủ đích. Không phải đóng góp nào cũng dẫn đến thay đổi. Đây cũng là tập đầu tiên về nhóm chủ đề làm việc chuyên nghiệp và hiệu quả trong công ty, hy vọng sẽ mang đến cho các bạn những ý kiến và gợi ý bổ ích.
-
Mong các bạn hãy để lại review cho tôi trên kênh apple podcast, hoặc bình luận trực tiếp trong đường link này: https://linktr.ee/phanluong để tôi có thể thực hiện những podcast tiếp theo hay hơn.
- Показать больше