Bölümler
-
Podcast này tổng hợp lại một số nội dung tư vấn hướng nghiệp của Tuấn Anh dành cho một bạn U30 gần đây. Bạn tìm đến Tuấn Anh khi đang lạc lối trong nghề nghiệp, chưa biết công việc nào phù hợp với bản thân. Bạn biết mình thích làm các công việc hỗ trợ và tương tác với người khác, nhưng không biết chính xác là công việc gì phù hợp. Ngoài ra, nỗi lo tài chính cũng là một gánh nặng khiến bạn khó đưa ra lựa chọn hơn.
-
Hôm qua Facebook sập mấy tiếng, dân tình từ người làm nội dung đến các bác lớn tuổi trong nhà ai nấy chộn rộn hết cả. Bản thân mình lúc đầu cũng hơi chộn rộn nhẹ khi không đăng nhập được tài khoản, nhưng sau đó biết có sự cố nên chờ thôi. Thế mới thấy mạng xã hội có ảnh hưởng sâu sắc như thế nào đến đời sống xung quanh mình.
-
Eksik bölüm mü var?
-
Thế giới có nhiều kiểu người khác nhau và mỗi người đều có "đất diễn", công việc phù hợp cho riêng mình. Thay vì cố gắng cải thiện điểm yếu của mình, hãy dành thời gian đó để khám phá điểm mạnh của bản thân và phát huy những điểm mạnh đó.
-
Trong cuộc sống, những chuyện làm chúng ta buồn thường đến từ việc/người mà chúng ta không kiểm soát được. Trong khi đó có những việc chúng ta hoàn toàn kiểm soát được nhưng lại chưa dành nhiều thời gian cho nó.
-
Dù bạn là người hướng nội hay hướng ngoại, nếu bạn đã xác định đi làm công sở, start-up hay khởi nghiệp thì đều cần có mạng lưới quan hệ chuyên nghiệp. Vậy cụ thể mạng lưới quan hệ chuyên nghiệp vì sao lại quan trọng (1)? Làm thế nào để mở rộng mạng lưới quan hệ (2), kể cả khi mình là người hướng nội? Khi đã có mạng lưới quan hệ rồi thì mình cần làm gì để “tận dụng” khai thác và duy trì mạng lưới này (3)? Chúng ta sẽ cùng trao đổi về 03 nội dung này bên dưới trong bài viết này nhé.
-
Trong số Podcast tuần này, mình chia sẻ 5 điều mà mỗi cá nhân chúng ta có thể làm để cảm thấy ổn hơn khi rơi vào giai đoạn khủng hoảng nghề nghiệp như mất việc, không còn đam mê làm việc.
-
Hôm nay mình tư vấn hướng nghiệp cho một bạn mới tốt nghiệp lĩnh vực Thiết kế truyền thông số (Digital Media), bạn đang băn khoăn về chiến lược tìm việc hiệu quả và cách xây dựng lộ trình phát triển nghề nghiệp trong mảng sáng tạo như thế nào? Bài viết này mình chia sẻ lại một số thông tin để các bạn đang học tập và làm việc trong lĩnh vực sáng tạo có thể cùng tham khảo.
-
Tốt nghiệp đại học ngành Truyền thông nhưng sau đó mình rẽ nhánh sang làm công việc giáo dục, hướng nghiệp. Mất 4 năm đầu để chuyển đổi đừng 2 chân 2 thuyền làm 2 công việc cùng lúc, sau đó mình mới chuyển hoàn toàn sang mảng hướng nghiệp như bây giờ. Hành trình chuyển từ một lĩnh vực ‘đang hot’ – có thể kiếm nhiều tiền, sang một lĩnh vực ‘không hot bằng’ – kiếm ít tiền hơn là một hành trình đòi hỏi nhiều sự kiên nhẫn, xen lẫn cả những lần ‘GATO’ với bạn bè đang giữ chức vụ địa vị cao trong ngành. Để mình kể lại những bài học mình đã học được trong gần 10 năm qua làm trái ngành ở nhiều công việc khác nhau.
-
Để mình kể mọi người nghe một chút về hành trình này, và một số bài học mình học được trên hành trình làm hướng nghiệp cho người thân trong nhà.
-
Có nhiều giải pháp để giải quyết những căng thẳng và khó khăn trong công việc và định hướng nghề nghiệp, một giải pháp ‘thịnh hành’ trong thời gian gần đây Tuấn Anh thấy nhiều người lựa chọn đó là tìm đường đi học thạc sĩ hoặc tham gia một khoá tu 10 ngày.
Bản chất một chương trình thạc sĩ hay một khoá tu là tốt, tuy nhiên chọn làm những việc như một giải pháp chạy trốn khỏi vấn đề hiện tại thì không nên. Chúng ta cần quay lại bản chất của việc học cao học hay thực hành thiền để làm gì, đồng thời xem lại thực trạng hiện tại của bản thân đã có những gì chuẩn bị cho việc trên.
Là một người từng trải qua việc thực hành thiền mỗi ngày và sắp hoàn thành chương trình thạc sĩ, Tuấn Anh chia sẻ thêm góc nhìn về việc này cho bạn trong bài viết bên dưới. -
Dạo gần đây mình có nhiều cơ hội được trò chuyện với nhiều người khác nhau về chủ đề nghỉ việc doanh nghiệp ra ngoài làm tự do. Trong số người nói chuyện có những bạn Gen Z mới đi làm 1-2 năm, có mẹ bỉm sửa 2 con đang làm quản lý, có nam giới dân IT làm tập đoàn lớn, và có cả sinh viên sắp ra trường.
-
Một trong những vấn đề liên quan đến định hướng nghề nghiệp cho cả sinh viên và người lớn đó là “sự lựa chọn“. Khi đứng trước những lựa chọn khác nhau đều hấp dẫn, mình không biết nên chọn gì là tốt nhất. Đi hỏi mọi người xung quanh thì mỗi người khuyên một kiểu, ý kiến của ai nghe cũng thấy hay. Trong số này, Tuấn Anh sẽ hướng dẫn bạn giải quyết vấn đề mông lung khi đứng giữa các lựa chọn dưới góc độ hướng nghiệp nhé.
-
Lĩnh vực Nhân sự được quan tâm nhiều hơn trong một vài năm trở lại đây. Một phần vì các doanh nghiệp chú trọng hơn đến hoạt động nhân sự bài bản, một phần là nhờ rất nhiều các bạn ‘influencers’ (người ảnh hưởng) đang làm các công việc headhunter (săn đầu người) hoặc tuyển dụng chia sẻ về nghề trên các nền tảng Tiktok và LinkedIn. Nhiều bạn học và làm trái ngành hiện tại quan tâm đến lĩnh vực nhân sự nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu, vì vậy Tuấn Anh viết bài viết này để chia sẻ đến các bạn những bước một người trái ngành cần chuẩn bị để bước chân vào nghề nhân sự.
-
Không dưới một lần khi làm tư vấn hướng nghiệp, Tuấn Anh nghe các bạn tâm sự về việc đi làm không có đam mê, làm cho có việc, làm cho qua ngày vậy thôi chứ không biết mình thích và mê cái gì. Các bạn cảm thấy lo lắng vì thấy xung quanh có nhiều người mê việc họ làm, sống cháy trọn vẹn trong công việc. Các bạn lo lắng không biết tương lai của mình sẽ như thế nào.
Với những trường hợp này Tuấn Anh thường cung cấp cho các bạn một số ‘sự thật’ kèm theo một vài giải pháp để xử lý. Nếu bạn cũng đang giống trường hợp trên, mời bạn lắng nghe nhé. -
Trong một vài năm qua, nhờ sự bùng nổ của mạng xã hội Tiktok và LinkedIn, mình thấy có một trào lưu chuyển sang làm công việc tự do – hay còn gọi là freelancer. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho thấy nghề freelance có nhiều cơ hội hơn ở thị trường việc làm. Tuy nhiên vấn đề đáng lo ngại ở đây đó là truyền thông và chính các bạn freelancer đang vẽ ra một bức tranh quá màu hồng, quá mơ mộng, quá “ảo tưởng” về công việc freelance – khiến cho những bạn trẻ (và cả nhiều bạn già nữa) nhìn vào và nghĩ rằng công việc này sướng lắm. Bức tranh màu hồng thường được vẽ như được làm việc tự do giờ giấc, được đi du lịch khắp mọi nơi, “bỏ việc văn phòng lương 40 triệu để có thu nhập 100 triệu”, vân vân và mây mây. Thực tế, không có nhiều người freelancer thành công đến vậy đâu, phần đông vẫn còn đang chật vật, lo lắng mỗi ngày với cơm áo gạo tiền và nhiều vấn đề khác.
-
Hiện tại ở Việt Nam chưa có nhiều người làm toàn thời gian công việc về hướng nghiệp nói chung và tư vấn hướng nghiệp nói riêng. Cá nhân Tuấn Anh đã làm công việc định hướng nghề nghiệp được 8 năm, trải qua nhiều hình thức công việc khác nhau như thỉnh giảng tại trường đại học, làm văn hoá doanh nghiệp và đào tạo kĩ năng tại công ty, viết sách, blog, làm Podcast, Tiktok về chủ đề hướng nghiệp và công việc mỗi ngày là tư vấn hướng nghiệp cá nhân. Nhân dịp có bạn nhắn tin hỏi cách làm thế nào để bắt đầu sự nghiệp ở công việc tư vấn hướng nghiệp, mình thu số Podcast này để chia sẻ một số kinh nghiệm tới mọi người.
-
Nếu ở thời điểm này chưa đổi hoặc chưa tìm được công việc mới tốt hơn, dưới đây là gợi ý 5 điều bạn có thể áp dụng vào công việc hiện tại để xem có cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc hơn không.
-
Cùng Tuấn Anh thử thực hành phương pháp đếm hơi thở và quét cơ thể để tập thiền nhanh 3-5 phút ở bất kỳ đâu.
-
Hàng ngày chúng ta tiếp nhận thông tin từ những người chúng ta gặp, trên TV, sách vở và rất nhiều từ mạng xã hội. Vấn đề của mạng xã hội hiện nay là nhiều thông tin tiêu cực quá, nhiều rác, nhiều người khoe, nên không biết các bạn có giống mình không – càng dành nhiều thời gian lướt mạng xã hội càng đau đầu. Cái hay của những người làm ra mạng xã hội là họ thiết kế các tính năng để gây nghiện, nên dù cho biết việc lướt mạng nhiều không tốt nhưng chúng ta vẫn không rời mắt khỏi điện thoại được.
Nếu bây giờ mình khuyên bạn hãy sống “low-key”, xoá mạng xã hội hoặc bớt dùng mạng xã hội đi thì đó là một lời khuyên không hợp lý trong bối cảnh hiện nay. Internet như đã là một phần trong cuộc sống, chúng ta cần nó để kết nối với người khác, làm việc và cập nhật thông tin. Tuy không thể bỏ dùng Internet được, nhưng vẫn có những cách để bạn lọc thông tin tốt hơn từ Internet, tạo môi trường tích cực hơn cho bản thân, từ đấy giúp bạn tập trung hơn vào những mục tiêu quan trọng. Mình sẽ chia sẻ đến các bạn một số phương pháp bản thân đang áp dụng ở bên dưới nhé. -
Tại sao mình chưa tìm được việc, dù hồ sơ mình không đến nỗi tệ, mình cũng rải đơn đi nhiều nơi, bạn bè mình thì có vẻ là dễ dàng trúng tuyển vào các công ty hơn.
Mình cảm thấy công việc và công ty hiện tại không phù hợp, mình muốn tìm được công việc và môi trường phù hợp hơn, đúng đam mê sở trường với mình và khiến cho mình hạnh phúc mỗi ngày khi đi làm, giống như nhiều người ngoài kia.
Mình thấy bản thân mình thất bại, kém cỏi, không có gì xuất sắc, không có thành tựu gì nổi bật trong cuộc sống và công việc. Xung quanh mình nhiều người giỏi quá, làm được nhiều việc quá.
Ở trên là 03 trong số rất nhiều những tâm sự khác nhau Tuấn Anh thường gặp trong các buổi tư vấn hướng nghiệp. Vì đây là vấn đề Tuấn Anh thấy xuất hiện ở nhiều bạn hiện nay, mình viết bài viết này chia sẻ một số góc nhìn của mình về 3 sự việc này. - Daha fazla göster