Bölümler
-
Quả vải thiều là một trong những loại trái cây được ưa chuộng tiêu thụ nhiều vào dịp hè. Loại quả nhiệt đới này không chỉ giàu giá trị dinh dưỡng mà còn đem lại rất nhiều lợi ích ấn tượng đối với sức khoẻ, chẳng hạn như chữa lành các tổn thương, ngăn ngừa ung thư, tốt cho da và hệ tiêu hoá.
1. Tổng quan về quả vải thiều
Quả vải thiều là một loại trái cây nhiệt đới, cùng họ với chôm chôm và nhãn. Cây vải thiều được trồng chủ yếu ở các vùng cận nhiệt đới trên khắp thế giới và đặc biệt phổ biến ở Trung Quốc cũng như Đông Nam Á.
Quả vải thiều được biết đến với hương vị ngọt ngào, có thể ăn trực tiếp hoặc sử dụng để chế biến thành rượu vang, nước trái cây và thạch. Trong quả vải có chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, nổi bật hơn cả là các loại vitamin, chất chống oxy hóa và khoáng chất. Nhìn chung, quả vải có lớp vỏ màu đỏ hồng nhưng không ăn được. Sau lớp vỏ này là phần thịt màu trắng, bao xung quanh một hạt sẫm màu nằm ở trung tâm của quả.
Quả vải có nhiều hình dạng khác nhau, bao gồm hình tròn, hình trái tim hoặc hình bầu dục. Khi còn non, loại quả này có lớp vỏ ngoài màu xanh hơi cứng và sẽ chuyển sang màu đỏ hồng khi chín. Nhờ hương vị hấp dẫn và mùi thơm dễ chịu, quả vải được sử dụng rộng rãi trong nhiều công thức đồ uống, chẳng hạn như trà đá, nước ép hoặc cocktail. Ngoài ra, những quả vải thiều chín cũng được chế biến thành dạng kem cho các món bánh ngọt và bánh pudding.
Công dụng ẩm thực của quả vải thực sự rất đa dạng, không những vậy nó còn chứa nhiều chất dinh dưỡng phong phú, giúp mang lại nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời.
2. Giá trị dinh dưỡng của quả vải thiều
Quả vải bao gồm chủ yếu là nước (82%) và carbs (16.5%). Theo nghiên cứu cho thấy, trong 100 gram quả vải thiều tươi sẽ cung cấp các chất dinh dưỡng chính sau đây:
Calo: 66 Carbs: 16.5 gram Chất đạm: 0.8 gram Đường: 15.2 gam Chất béo: 0.4 gam Chất xơ: 1.3 gram -
Thị trường xuất khẩu đã mở, nhưng con đường để doanh nghiệp đưa quả vải Việt tới các thị trường lớn, mang lại giá trị gia tăng cao không hề dễ dàng.
Còn khoảng 10 ngày nữa, vải thiều Bắc Giang, Thanh Hà (Hải Dương) sẽ vào chính vụ. Sau thành công ban đầu năm 2015, doanh nghiệp xuất khẩu tiếp tục nhắm tới những thị trường tiềm năng nhưng khó tính như Mỹ, Australia, Nhật... để đưa những quả vải đạt chuẩn của người nông dân xuất ngoại. Ngoài việc phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình trồng, chăm sóc, để có mặt tại những thị trường này, quả vải Việt phải vượt qua quy trình kiểm dịch thực vật, soi chiếu an ninh...Tại cuộc họp giữa Cục Hàng không Việt Nam và các bộ, ngành liên quan nhằm tìm hướng tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu vải đầu tuần này, bà Đặng Thị Thanh Hải - Phó giám đốc Chi nhánh Hà Nội, Công ty CP quốc tế logistic Hoàng Hà cho biết đây là năm thứ 2 doanh nghiệp làm đại diện xuất khẩu vải đi Australia. Tuy nhiên, khi vải đã sắp vào mùa, đơn vị này vẫn “như ngồi trên đống lửa” khi vướng quá nhiều thứ thủ tục.
Vướng mắc của doanh nghiệp nảy sinh khi trung tâm chiếu xạ tại Hà Nội được đưa vào sử dụng từ năm nay, từ chối yêu cầu kiểm tra, giám sát an ninh, dán tem an ninh trên từng kiện vải sau chiếu xạ tại trung tâm và yêu cầu doanh nghiệp tự liên hệ với các cơ quan chức năng liên quan để được giải quyết.Đại diện doanh nghiệp cho biết hơn nửa tháng nay đã chạy vạy, gõ cửa nhiều cơ quan liên quan nhưng đều không được giải quyết. “Nói thật là doanh nghiệp không biết phải tìm tới ai, hỏi tới cơ quan nào để được giải đáp thoả đáng, vì ở đâu cũng nói không có cơ chế, chính sách thực hiện. Cực chẳng đã, Hoàng Hà phải gửi đơn lên Cục Hàng không Việt Nam nhờ hỗ trợ”, bà Thanh Hải than thở.
Do đó, doanh nghiệp đề nghị phía cơ quan an ninh hàng không hỗ trợ cử nhân viên tới cơ sở chiếu xạ tại Hà Nội để kiểm tra, giám sát an ninh, dán tem niêm phong hàng sau chiếu xạ và vận chuyển lên Nội Bài, như quy trình đã làm trong TP HCM.
“Riêng chi phí vận chuyển, chiếu xạ… đã chiếm khá nhiều trong giá thành quả vải, làm giảm tính cạnh tranh của quả vải thiều Việt Nam so với sản phẩm cùng loại của Thái Lan, Trung Quốc xuất khẩu sang thị trường Australia”, bà Hải lo lắng và đề nghị Vietnam Airlines nghiên cứu, đưa ra cơ chế giá ưu đãi để hỗ trợ doanh nghiệp.
Trước kiến nghị của doanh nghiệp, ông Nguyễn Văn Linh - Trưởng phòng An ninh (Cục Hàng không Việt Nam) cho hay, quy trình pháp luật hoàn toàn cho phép việc kiểm tra, giám sát an ninh tại cơ sở nằm ngoài cảng hàng không và thực tế đã triển khai đối với sản phẩm xuất khẩu của Samsung tại Bắc Giang, Thái Nguyên…. Vấn đề ở đây là doanh nghiệp phải đề nghị và ngồi lại cùng cơ quan chức năng để xây dựng quy chế làm việc. Vị trưởng phòng an ninh cho biết, để ra được quy chế này không thể “ngày một, ngày hai” mà có khi tới cả tháng trời.
-
Eksik bölüm mü var?
-
Trong 9 ngày, Saigon Co.op đã bán 44 tấn vải thiều Lục Ngạn qua ví điện tử MoMo với mức giá ngang chợ truyền thống.
Trước đó, chỉ riêng trong ngày mở bán đầu tiên (10/6), nhờ giá giảm sâu, chương tình đã bán được 7 tấn vải thiều tại TP HCM. Trong chưa đầy 8 ngày còn lại, trung bình mỗi ngày có 4,6 tấn vải được tiêu thụ, với mức giá sau khi đã cộng phí vận chuyển tương đương mua tại chợ, nhưng người tiêu dùng được hưởng lợi là có thể thanh toán trực tuyến và nhận hàng tận nhà."Trong chương trình, mọi hoạt động mua - bán truyền thống như chọn hàng, đặt hàng, thanh toán,... đều được thực hiện trên môi trường online", ông Nguyễn Bá Diệp, Phó chủ tịch, Đồng sáng lập Ví MoMo nói. Theo ông, khách hàng truy cập vào ứng dụng ví này để đặt mua và Saigon Co.op sẽ vận chuyển trực tiếp đơn hàng đến người tiêu dùng, từ 2-3 ngày.
Thu được kết quả tích cực, hai đơn vị vừa công bố mở rộng chương trình tại Hà Nội từ 19/6. Chỉ riêng sáng nay, đã có 100 kg vải được tiêu thụ. Ban tổ chức cho biết, mức giá của vải thiều Lục Ngạn trên MoMo tại Hà Nội sẽ rẻ hơn TP HCM khoảng 6.000 đồng mỗi kg. Nguyên nhân do chênh lệch phí vận chuyển, bảo quản. Việc vận chuyển vải thiều từ Bắc Giang về Hà Nội tương đối gần, chỉ 65 km.Saigon Co.op cho biết, mùa vải thiều diễn ra trong thời gian rất ngắn, khoảng từ 1 - 1,5 tháng. Do đó, nguồn cung sẽ biến động theo thời điểm đầu mùa, giữa mùa và cuối mùa, cũng như nhu cầu tiêu thụ của thị trường... Vì vậy, giá vải Thiều trong chương trình có thể được thay đổi và cập nhật theo ngày.
Năm nay, ngoài kênh mới là bán qua ví điện tử, vải thiều cũng đang có triển vọng tốt về xuất khẩu. Mới đây, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn) cho biết quả vải Việt Nam được đánh giá đủ tiêu chuẩn xuất khẩu đi Nhật.
Hiện có 5-6 doanh nghiệp đã đăng ký xuất vải sang Nhật. Công suất xử lý kiểm dịch quả vải xuất Nhật khoảng 2,8 tấn trong 3 giờ, bình quân mỗi ngày tối đa có thể xử lý 8-10 tấn vải. Dự kiến gần 1.000 tấn vải chính vụ đạt chuẩn của Bắc Giang, Hải Dương sẽ xuất đi Nhật trong năm nay.
Nguồn: https://vnexpress.net/44-tan-vai-thieu-duoc-ban-qua-momo-4118023.html
-
Trái vải Việt Nam chinh phục được nhiều thị trường quốc tế, và nổi danh trong nước với các loại vải thiều đặc sản từ Lục Ngan, Thanh Hà, Bát Trang...
Giữa tháng 6, những vườn vải tại Lục Ngạn (Bắc Giang) đã chính thức vào mùa. Không những nổi danh trong nước, vải Lục Ngạn còn được ưa chuộng tại nhiều thị trường quốc tế
Lục Ngạn đang mở rộng diện tích trồng vải theo tiêu chuẩn Global Gap để đủ tiêu chuẩn xuất khẩu quả vải đi các nước. Mùa vải thiều chín rộ, các con đường chính tại Bắc Giang ngập tràn sắc vải đỏ. Vải Lục Ngạn mã đỏ, cùi dày, hạt nhỏ Vải thiều Bát Trang (Hải Phòng) cũng thuộc hàng đặc sản Mọng thơm trái vải thiều đặc sản Bát Trang đất Hải Phòng. Vùng đất Thanh Hà (Hải Dương) xưa nay nổi tiếng với đặc sản vải thiều. Vải thiều Thanh Hà có kích thước bé nhất trong tất cả các giống vải hiện nay. Quả vải chỉ bằng ngón chân cái, quả tròn và không đều quả bằng vải lai. Cành của quả vải dẻo và nhỏ. Vải thiều Thanh Hà mọng, thơm, ngọt mát... Khi bóc vỏ, vải thiều Thanh Hà không có nước dính tay, bên trong là một lớp cùi dày, giòn, trắng trong...
Cây vải thiều tổ đã có cách đây gần 200 năm tại thôn Thúy Lâm, xã Thanh Sơn, huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương. Năm nào cây vải tổ cũng cho quả. Năm nhiều khoảng hơn tạ, năm ít cũng một vài chục cân. Quả của cây vải tổ vỏ đỏ hơn các cây khác, nhỏ nhưng cùi dày, bóc ráo nước
-
Vải thiều là một loại quả đặc trưng của mùa hè miền Bắc, được trồng ở nhiều nơi nhưng vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) là nổi tiếng nhất. Quả vải ở đây khác hẳn với những nơi khác, dòng chính phẩm có vị ngọt thanh, quả không quá to nhưng hạt chỉ bằng đầu đũa con.
Sau hơn 2 năm trồng thử nghiệm, năm nay Bắc Giang đã có một số cây vải thiều không hạt cho quả to, màu sắc đẹp, cùi dày và có vị ngọt, giòn đặc trưng. Ông Lê Bá Thành, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Giang cho biết tỉnh đã trồng thử nghiệm thành công vải thiều không hạt.
Trước đó, cuối năm 2019, Sở đã phối hợp với các đơn vị liên quan, người dân đưa giống vải thiều không hạt về trồng tại xã Tân Sơn (huyện Lục Ngạn) với hơn 500 cây.
Sau hơn 2 năm trồng, năm nay một số cây vải thiều đã ra hoa, đậu quả. Kết quả, vải cho quả to, màu sắc đẹp, cùi dày và có vị ngọt, giòn rất đặc trưng. Đặc biệt, quả không hạt khi trồng thuần còn một số quả hạt lép rất nhỏ do giao phấn.
"Hiện, người dân đang tiến hành lấy mắt ghép cải tạo giống vải không hạt này. Bước đầu vải không hạt cho kết quả khả quan, sinh trưởng, phát triển tương đồng với vải thiều bản địa. Sở sẽ tiếp tục phối hợp nghiên cứu, nhân rộng giống vải này tại tỉnh góp phần đa dạng sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người trồng vải" - ông Lê Bá Thành cho hay.
Năm nay, sản lượng vải thiều Bắc Giang ước đạt 180.000 tấn, trong đó, vải thiều sớm khoảng 6.750 ha, sản lượng khoảng 60.000 tấn; vải thiều chính vụ khoảng 21.250 ha, sản lượng khoảng 120.000 tấn. Vải thiều sản xuất theo quy trình VietGAP, GlobalGAP tiếp tục mở rộng, chiếm hơn 80% sản lượng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Ngoài thị trường trong nước, tỉnh chú trọng tới các thị trường xuất khẩu. Đối với thị trường Trung Quốc, tập trung chỉ đạo sản xuất đối với 149 mã số vùng trồng, diện tích 15.867 ha, sản lượng khoảng 95.000 tấn.
Đối với thị trường Nhật Bản và thị trường khác, tổng số mã số vùng trồng năm nay lên 35 mã, diện tích 269,45 ha, sản lượng khoảng 2.000 tấn. Đối với thị trường Mỹ, Australia, EU, duy trì sản xuất 18 mã số vùng trồng diện tích 218 ha; sản lượng ước đạt khoảng 1.600 tấn.
Vải thiều được người tiêu dùng tại các thị trường trên thế giới đánh giá cao về chất lượng, được đón nhận. Giá bán vải thiều xuất khẩu ổn định ở mức cao, dao động 30.000 - 55.000 đồng/kg, giá bán vải thiều tại một số thị trường nước ngoài như Nhật Bản, EU có giá bán rất cao, khoảng 350.000 - 450.000 đồng/kg và tiêu thụ thuận lợi.
Trang Anh
-
Từ 2h sáng, người dân Lục Ngạn (Bắc Giang) đã dậy chong đèn thu hoạch để kịp đưa vải xuống chợ bán trong buổi sáng.
Gần hai tuần nay, người dân các xã của huyện Lục Ngạn tập trung thu hoạch vải thiều chính vụ. Họ dậy từ 2h sáng, chong đèn hái vải để kịp đưa xuống chợ bán.
Gia đình anh Nông Văn Thứ (xã Cấm Sơn, Lục Ngạn) có 200 gốc vải gần 20 năm tuổi. "Năm nay vải được mùa, quả sai, đẹp mã hơn những năm trước. Hái lúc nửa đêm về sáng quả vải sẽ căng mọng, mang ra chợ bán được giá hơn", anh cho biết.
Vải chín rộ nếu không thu hái kịp sẽ bị thối và rụng. Gia đình chị Lại Thị Toan chỉ có một người hái, một người vặt lá và một người bó thành chùm. "Vải năm nay giá rẻ, nếu thuê nhân công thu hoạch thì mỗi ngày 200.000 đồng tiền công, tính ra không có lãi nên chúng tôi phải nhờ họ hàng đến thu hoạch hộ", chị Toan nói.
Vải từ trên cây khi hái xuống sẽ được chọn lọc, bỏ lá và cuống. Người bó cầm vào phần cuống, vừa nhặt xếp vừa áng chừng nắm tay để bó thành chùm nặng khoảng 4 kg.
Quả vải vừa hái xuống còn nguyên sương ướt bám trên lớp vỏ.
Vùng đất Lục Ngạn có 3 loại vải, trong đó vải U Hồng và Thanh Hà thu hoạch sớm trước một tháng, sau cùng là vải thiều. Vỏ quả vải thiều có gai sần, hạt nhỏ, cùi dày và ngọt hơn các loại khác.
"Gia đình có 200 gốc vải, dự kiến năm nay cho thu hoạch khoảng 6 tấn", chị Toan chia sẻ. Hiện giá vải thiều từ 3.000 đến 10.000 đồng một kg.
Khi trời sáng, gia đình chị Toan đưa vải về nhà để cắt cuống và chọn lọc lại lần cuối rồi chở ra chợ bán buôn.
5h30, chuyến vải đầu tiên được đưa ra chợ bán. Mỗi ngày gia đình chị Toan thu hoạch và bán ra chợ khoảng 300 kg vải.
-
(ĐCSVN) - Năm 2022, do tình hình thời tiết thuận lợi nên cây vải thiều ở Lục Ngạn (Bắc Giang) ra hoa, đậu quả đạt tỷ lệ rất cao, từ 70 - 90%; dự báo sản lượng quả tươi đạt gần 96 nghìn tấn. Do thời gian thu hoạch ngắn, chỉ trong vòng 2 tháng nên áp lực giải quyết vấn đề tiêu thụ đối với địa phương rất cao. Bằng nhiều giải pháp, Lục Ngạn đang nỗ lực để mùa vải năm nay vừa được mùa, vừa được giá, thêm ngọt với người nông dân.
Phấn khởi trước một năm bội thu của loại cây trồng chủ lực trên mảnh đất Lục Ngạn, ông La Văn Nam - Chủ tịch UBND huyện cũng nhắc lại bài học về công tác chỉ đạo tiêu thụ sản phẩm năm 2021 - khi dịch bệnh COVID-19 biến Bắc Giang trở thành tâm dịch đúng thời điểm bước vào vụ thu hoạch vải thiều.
Trong bối cảnh dịch bệnh căng thẳng và phía Trung Quốc - thị trường tiêu thụ lớn nhất vải thiều Lục Ngạn đóng cửa biên giới, tỉnh Bắc Giang, huyện Lục Ngạn đã năng động, sáng tạo đưa hơn 6,9 nghìn tấn vải thiều lên bán qua các sàn giao dịch điện tử.
Tỉnh Bắc Giang đã phối hợp chặt chẽ của chính quyền các tỉnh, thành phố trong cả nước, tạo “luồng xanh” ưu tiên xe chở vải thiều được kiểm dịch, tiêu thụ thuận lợi tại thị trường nội địa.
Các doanh nghiệp trong và ngoài nước đã tìm cách đưa thương hiệu vải thiều Lục Ngạn đến với nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ mới như: Mỹ, Úc, Nhật Bản, một số nước Châu Âu, Trung Quốc, các nước Đông Nam Á...
Kết quả “nguy” biến thành “cơ”, cơ cấu thị trường tiêu thụ đã được xác định lại. Lục Ngạn đã có vụ vải thành công khi tiêu thụ hết gần 145 nghìn tấn; giá bán bình quân 22.500 đồng/kg, tổng giá trị sản xuất đạt hơn 3,2 nghìn tỷ đồng, tăng 67 tỷ đồng so với năm 2020. Doanh thu từ các hoạt động, dịch vụ phụ trợ đạt hơn 1,5 nghìn tỷ đồng.
-
Bắc Giang "nổi" lên là địa phương tăng trưởng về kinh tế dẫn đầu cả nước trong 9 tháng năm nay vốn gắn liền với đặc sản vải thiều Lục Ngạn.
Trong 9 tháng năm 2022, có 2 địa phương tăng trưởng GRDP trên 20% nhưng không phải là Hà Nội hay TP.HCM. Trong khi đó, Bắc Giang là địa phương có mức tăng trưởng cao nhất cả nước với 23,9%.
Chỉ cách Hà Nội hơn 50km nhưng Bắc Giang lạ lẫm đối với nhiều du khách nhưng lại là cái tên quen thuộc với đặc sản vải thiều. Vải thiều Lục Ngạn không chỉ có mặt ở các tỉnh thành trên cả nước mà hiện đã xuất sang Trung Quốc, Nhật Bản và các nước châu Âu...
Dưới đây là một số gợi ý những điểm đến của thủ phủ vải thiều Lục Ngạn.
Hồ Khuôn Thần - Lục Ngạn
Đây là khu du lịch sinh thái gồm quần thể rừng, hồ kết hợp tạo nên không gian xanh bình yên, dễ chịu. Ngoài việc tận hưởng khung cảnh thiên nhiên đầy lãng mạn, du khách còn có thể cắm trại, câu cá, cuốc bộ quanh hồ, bồng bềnh trên thuyền... cùng với gia đình, bạn bè.
Hồ Cấm Sơn
Bài hát “Hồ trên núi” của cố nhạc sĩ Phó Đức Phương đã được tác giả lấy cảm hứng sau một chuyến đi thực tế vào năm 1971 đến hồ Cấm Sơn thuộc huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Buổi sớm mai là thời gian thích hợp nhất để chiêm ngưỡng cảnh sắc, không gian mặt hồ Cấm Sơn.
Đồng cỏ Đồng Cao
Các bạn trẻ có thể đi phượt ở đồng cỏ Đồng Cao. Thảo nguyên bát ngát với những sườn cao thấp đan xen nối nhau xa mãi, lác đác những tảng đá lớn hình thù lạ mắt, tầm nhìn thoáng đãng xuống các thung lũng xung quanh...
Đặc sản vải thiềuMùa đặc sản vải thiều Lục Ngạn, Bắc Giang bắt đầu từ giữa tháng 5 và sẽ kết thúc vào đầu tháng 7. Thời điểm giữa tháng 6 đến đầu tháng 7 là mùa thu hoạch chính trong năm. Người dân trồng vải gọi đây là vải chính vụ. Du khách có thể chọn đến Bắc Giang thời điểm này để check-in với những góc đẹp giữa vườn vải xanh mướt xen lẫn những chùm vải mọng chín đỏ.
Nguồn: https://thanhnien.vn/thu-phu-vai-thieu-luc-ngan-co-gi-hap-dan-khi-dan-dau-tang-truong-kinh-te-1851506173.htm
-
Suốt 20 năm qua, cây vải thiều đã trở thành niềm tự hào đối với mỗi người dân huyện Lục Ngạn (Bắc Giang). Là cây không chỉ xóa đói giảm nghèo mà còn giúp người dân làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương…
Nỗ lực vì chất lượng sản phẩm
Có lẽ không ở nơi đâu, cây vải thiều lại được người dân vun trồng, chăm sóc dầy công như ở Lục Ngạn. Để "biến” hàng chục nghìn ha đất trống, đồi trọc nghèo khó xưa kia thành miệt vườn vải thiều tươi tốt và trù phú hôm nay, những con người nơi đây đã cần cù lao động, tạo những đường băng đồng mức trên các quả đồi để trồng vải. Tiếp đó là những kiến thức khoa học đúc rút từ thực tiễn được người trồng vải ứng dụng.
Việc khắc phục hiện tượng cây vải thiều ra quả cách năm là điều kỳ diệu trong sản xuất hàng hóa nơi đây. Sự kết tinh của đất đai, khí hậu mang đặc trưng riêng; sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền địa phương; tri thức của các nhà khoa học; kinh nghiệm chăm sóc cây vải thiều của người dân địa phương đã tạo nên sản phẩm vải thiều Lục Ngạn thơm ngon nổi tiếng: Quả to, chín đỏ, hạt nhỏ, cùi dầy, thơm ngon và ngọt lịm…
Năm 2005, vải thiều Lục Ngạn đã được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp văn bằng bảo vệ độc quyền sở hữu công nghệ đối với nhãn hiệu hàng hóa tập thể "Vải thiều Lục Ngạn”. Chỉ sau một năm, nhãn hiệu này được bình chọn là thương hiệu nổi tiếng tại Hội chợ Quốc tế thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam. Tháng 6- 2008, vải thiều Lục Ngạn được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp giấy chứng nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Đây là cơ sở pháp lý lâu dài, góp phần làm tăng giá trị cho vải thiều Lục Ngạn.
Cũng từ khi ấy, nâng cao chất lượng quả vải thiều được các cấp chính quyền và người dân địa phương quan tâm hơn. Nhiều hợp tác xã sản xuất vải thiều sạch an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP được thành lập, đi vào hoạt động hiệu quả. Thực tế, việc đẩy mạnh sản xuất vải thiều sạch, an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP không chỉ nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất (nhờ sử dụng lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật khoa học), nâng cao giá trị quả vải, mà còn bảo vệ sự an toàn cho người sử dụng và sức khỏe của chính người sản xuất. Nhờ thế, ngày 17 – 5 vừa qua, sản phẩm vải thiều Lục Ngạn đã được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tôn vinh là sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu trong nước
Làm giàu từ vải thiều
Những năm gần đây, không chỉ người dân các xã vùng thấp quan tâm đến thâm canh, nâng cao chất lượng quả vải thiều mà bà con đồng bào dân tộc thiểu số các xã vùng cao như: Tân Sơn, Hộ Đáp, Cấm Sơn… cũng áp dụng thành công tiến bộ kỹ thuật vào chăm sóc vải thiều. Theo đó, chất lượng quả được nâng lên rõ rệt: Quả to đều, chín đỏ đẹp, thơm ngon nên thị trường tiêu thụ ở vùng cao đã trở nên nhộn nhịp không kém vùng thấp. Nhờ thế người dân bán sản phẩm vải thiều thuận lợi và được giá.
Điển hình tại xã Tân Sơn, trước kia bà con muốn bán được quả vải phải vận chuyển hơn 30 km xuống thị trấn Chũ. Nhưng ba năm gần đây, nhờ chất lượng quả vải được nâng cao nên nhiều tiểu thương về tận vườn thu mua. Số hộ trồng vải có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm ngày một nhiều. Tiêu biểu như gia đình ông Lường Văn May, ở làng Hả, xã Tân Sơn với 200 cây vải cho thu hoạch, mỗi năm gia đình ông thu hơn chục tấn quả.