Episodi
-
Ai cũng nghĩ từ thiện là một việc dễ dàng. Bởi vì ai trong chúng ta cũng đã có những lần nghĩ rằng tiền sẽ giải quyết được rất nhiều thứ. Chỉ cần chúng ta có đủ tiền, đủ tiềm lực tài chính là mọi việc trên đời là dễ, là đơn giản. Tuy nhiên, khi nghĩ về vấn đề từ thiện, có vẻ tiền không không phải là một lời giải cho bài toán có vẻ như phức tạp hơn thế.
Hãy cùng mình debate xem liệu chúng ta có thể làm từ thiện một cách nhân văn hơn không nhé?
Facebook: https://www.facebook.com/Philosophy1101
Website: https://www.philosophy1101.com/
-
Không phải tất cả các miêu tả vật lý về thế giới dù mang tính khoa học đến đâu cũng đều giải thích được cái gì đang xảy ra trong tâm trí hay nhận thưc của chúng ta. Trong thuật ngữ triết học, những thứ liên quan đến trải nhiệm tinh thần thì không thể quy chụp lại thành trải nghiệm vật lý được (mental is irreducible to the physical).
Điều này là một vấn đề lớn với những người theo thuyết nhất nguyên (physicalism). Làm sao có thể cùng một lúc trên đời này chỉ có một loại vật chất vật lý, nhưng lại có những sự kiện hay trải nghiệm tinh thần , không thể giải thích được theo định dạng vật lý.
-
Episodi mancanti?
-
Lần này những người theo chủ nghĩa khoái lạc sẽ phải gặp những phản biện khó để trả lời. Một trong số đó là The Experience Machine Argument.
Và giữa hai thế giới Utopia và Dystopia, tộc trưởng Vuvuwoawoa sẽ lựa chọn thế giới nào?
Facebook: https://www.facebook.com/Philosophy1101
Website: https://www.philosophy1101.com/
-
Bạn đã chết.
Và bạn cũng đã trải qua tất cả những khổ ải trong các cõi, vượt qua những hình phạt khắc nghiệt nhất để trả nợ cho những lỗi lầm tiền kiếp của mình. Bạn đã đủ điều kiện để trở lại làm một sinh vật sống trên trần gian.
Đó là một buổi chiều thứ Bảy đẹp trời, và bạn đang đứng trước cánh cổng chuyển sinh cùng một vị thiên thần có gương mặt phúc hậu. Trước khi bước qua cánh cổng, vị thần đó cho bạn một cơ hội lựa chọn giữa hai cuộc đời: một là trở thành một chính trị gia thành công tên Dương, và hai, là trở thành một con hàu.
Bạn sẽ chọn gì?
Facebook: https://www.facebook.com/Philosophy1101
Website: https://www.philosophy1101.com/
-
Mình thường hay hỏi bạn mình là tại sao đạo phật lại vừa có cả khái niệm về nghiệp lại vừa có khái niệm về vô ngã? Nếu không có "ngã" là một thứ thường hằng bất biến điều khiển các hành động của chúng ta thì tại sao chúng ta lại phải chịu nghiệp xấu tốt cho hành động mà chúng ta làm? Tại sao Phật lại giải thích cho việc một đứa trẻ sinh ra ngay từ bé mắc bệnh ung thư bẩm sinh và chịu nhiều nỗi đau về thể xác là do nghiệp xấu từ những hành động từ kiếp trước mà đứa trẻ đó không hề hay biết? Liệu các khái niệm trong đạo Phật có thực sự thống nhất? Hãy cùng tụi mình tìm hiểu qua buổi debate này nhé.
Facebook: https://www.facebook.com/Philosophy1101
Website: https://www.philosophy1101.com/
-
Kiên và Trang đã yêu nhau được khá lâu, không thể chờ đợi lâu hơn nữa, Kiên quyết định sẽ tự mình lên kế hoạch cho một màn cầu hôn hoàn hảo và lãng mạn vào dịp giáng sinh năm 2154, tròn đúng 4 năm ngày họ gặp nhau lần đầu tiên. Kiên yêu Trang nhiều và Kiên không bao giờ muốn giấu Trang bất cứ một vấn đề gì, chỉ duy nhất có một điều. Tình yêu của Kiên dành cho khoa học rất lớn, lớn đến mức mà Kiên có thể dám làm những điều điên rồ, như việc tự thử nghiệm những thí nghiệm khoa học lên chính bản thân mình chẳng hạn. Và Kiên không biết Trang có chấp nhận sự thật này về bản thân Kiên hay không.
Facebook: https://www.facebook.com/Philosophy1101
Website: https://www.philosophy1101.com/
-
What make you you? Cái gì khiến bạn là bạn?
Khi nhận được câu hỏi này thường chúng ta thấy khá dễ để trả lời nhưng thực sự để chỉ ra chính xác đâu là cái cốt lõi để định dạng chúng ta là ta – một cá thể riêng biệt - thì vấn đề trở nên khá phức tạp. Cái gì mang một tính chất cố định, trường tồn và không thay đổi để xác định bản dạng của chúng ta? Hãy để cuộc nói chuyện giữa Khánh và mình từ từ dẫn các bạn qua một số câu trả lời cho câu hỏi này và chúng ta hãy cùng xem thực sự để định nghĩa nhân dạng chúng ta có dễ dàng không nhé.
Facebook: https://www.facebook.com/Philosophy1101
Website: https://www.philosophy1101.com/
-
Việc sinh con đẻ cái, theo quan niệm của nhiều người chúng ta, là một điều hiển nhiên và luôn luôn được coi là một điềm tốt đẹp. Tuy nhiên, những người theo thuyết phản sinh (anti-natalism) thì lại không nghĩ vậy. Theo các bạn, các bạn có thấy quan điểm của những người theo thuyết phản sinh thuyết phục không? Và nếu không? Các bạn nghĩ sao về chuyện sinh con? Nó liệu có phải là một hành động vô đạo đức?
Facebook: https://www.facebook.com/Philosophy1101
Website: https://www.philosophy1101.com/
-
Hume nghĩ rằng bạn hoàn toàn phải chịu trách nhiệm đạo đức về hành động của mình kể cả khi kể cả khi việc bạn thực hiện hành động đó đã bị tiền định từ trước bởi những yếu tố nằm ngoài khả năng kiểm soát của bạn. Theo Hume, bạn phải chịu trách nhiệm đạo đức về tất cả các hành động của bản thân bất cứ khi nào bạn có ý định gây ra một hậu quả xấu hay một kết quả tốt.
Liệu Hume có thành công với quan điểm này của mình? Hãy cùng mình lắng nghe ở Podcast này nhé.
Facebook: https://www.facebook.com/Philosophy1101
Website: https://www.philosophy1101.com/ -
Không có thứ gì được gọi là trách nhiệm đạo đức cả vì bản chất là con người cũng không có ý chí tự do.
Galen Strawson tin rằng bạn sẽ không phải chịu bất cứ thứ gì gọi là trách nhiệm đạo đức vì tất cả các hành động của bạn đều xảy ra vì những lý do mà bạn không thể kiểm soát. Bác Strawson tin rằng bạn hay bất cứ một ai đều không xứng đáng bị trừng trị và không xứng đáng được tán dương cho bất kì hành động nào của mình. Và không có thứ gì trên đời này được gọi là trách nhiệm đạo đức cả. Góc nhìn này của bác Strawson được gọi trong thuật ngữ triết học là thuyết đạo đức hư vô (moral nihilism)
Để chứng minh cho kết luận của mình, bác Strawson đưa chúng ta qua lập luận sau:
#Luậnđiểm1: Tất cả những việc bạn làm đều là kết quả tất yếu của những sự kiện nằm ngoài khả năng kiểm soát của bạn.
#Luậnđiểm2: Bạn không phải chịu trách nhiệm đạo đức (bạn không xứng đáng bị chê hay được khen) vì những hành động nằm ngoài khả năng kiểm soát của bạn.
#Kếtluận: Bạn không bao giờ phải chịu trách nhiệm đạo đức về bất kì hành động nào của bạn cả.
Để tìm hiểu rõ hơn về các lập luận của bác Strawson mời bạn đọc ở bài viết của mình nhé:
https://bit.ly/3zWk8s9
Hãy đón chờ phần hai của bài viết này, ở đó mình sẽ giải thích tại sao David Hume lại nói rằng Strawson đang sai lầm với kết luận của bác ý.
#determinism #freewill
Facebook: https://www.facebook.com/Philosophy1101
Website: https://www.philosophy1101.com/ -
Trách nhiệm đạo đức là gì? - What is moral responsibility?
Trong triết học, bạn được coi là phải chịu trách nhiệm đạo đức cho hành động của mình khi thông qua việc làm hành động đó người khác có lý do chính đáng để nghĩ xấu hay tốt về bạn. Hay nói một cách khác, một ai đó có trách nhiệm đạo đức về hành động của họ khi thông qua hành động đó họ xứng đáng được tán dương (praiseworthy) nếu đó là hành động tốt hoặc họ xứng đáng bị chê bai (blameworthy) nếu đó là hành động xấu.
Thuyết tiền định (Determinism)?
Thuyết tiền định khẳng định rằng mọi sự kiện đều là kết quả bất khả kháng hay đều là kết quả của sự kiện xảy ra trước nó. Hay nói một cách ngắn gọn, cái gì cũng có lý do của nó. Thuyết tiền định chỉ ra rằng, mọi hành động, mọi nhu cầu, mọi suy nghĩ của bạn đều là kết quả của một chuỗi sự kiện nhân-quả có từ khi bạn còn chưa sinh ra.
Thuyết đạo đức hư vô (Moral Nihilism)
Không có thứ gì được gọi là trách nhiệm đạo đức cả vì bản chất là con người cũng không có ý chí tự do.
Galen Strawson tin rằng bạn sẽ không phải chịu bất cứ thứ gì gọi là trách nhiệm đạo đức cả vì tất cả các hành động của bạn đều xảy ra vì những lý do mà bạn không thể kiểm soát. Bác Strawson tin rằng bạn hay bất cứ một ai đều không xứng đáng bị trừng trị và không xứng đáng được tán dương cho bất kì hành động nào của mình cả. Và không có thứ gì trên đời này được gọi là trách nhiệm đạo đức cả. Góc nhìn này của bác Strawson được gọi trong thuật ngữ triết học là thuyết đạo đức hư vô (moral nihilism)
Facebook: https://www.facebook.com/Philosophy1101
-
Sau hơn 40 năm ăn chay trường, cuối cùng Linh đã đợi được đến ngày cô ấy ngồi vào chiếc bàn ăn với một miếng sườn heo BBQ hảo hạng, một vài miếng xúc xích đức thơm ngon và một miếng ức gà béo ngậy. Suốt những năm qua, trong Linh luôn tồn tại một khát khao với thịt, cô luôn nhớ mùi vị của thịt, nhớ những sự béo ngậy, nóng giòn của thịt khi đưa đến môi, tuy nhiên nguyên tắc của cô về việc ăn chay trường lại lớn hơn so với khát khao đôi với thịt. Chỉ đợi đến hôm nay, Linh mới có thể bắt đầu ăn thịt trở lại mà không hề cảm thấy cắn rứt lương tâm.
-
Có 4 nhánh được coi là nền tảng của triết học mà đến tận bây giờ các triết gia vẫn còn vật lộn với những câu hỏi xoay quanh chúng. 4 nhánh đó là siêu hình học (metaphysics), tri thức luận (epistemology), đạo đức học (ethics), và logic (logics). Hãy để tụi mình đưa bạn qua một hành trình tổng quan nhất về triết nhé.
-
Liệu ngoại tình nhưng không hề có sự xuất hiện của người thứ ba thì có phải là ngoại tình hay không? Hãy thử lắng nghe câu chuyện của Tuấn và nói cho chúng mình biết suy nghĩ của các bạn nhé.
-
Xin chào các bạn đã đến với Philosophy 101. Chúng mình là một team gồm những bạn trẻ thích triết và thích đặt những câu hỏi cho cuộc sống xung quanh. Với mong muốn mang triết học gần hơn với giới trẻ qua cách kể chuyện hài hước và hóm hỉnh, chúng mình mong các bạn sẽ những cuộc hành trình mới lạ của những góc nhìn và rồi lại trăn trở băn khoăn cùng tụi mình là những niềm tin từ trước đến nay của chúng ta liệu có còn đúng hay không. Hãy cùng đón chờ những tập đầu tiên của podcast của tụi mình nhé!