Episodi
-
Nói đúng hơn trong tập này, mình nói về góc nhìn của mình khi được Mỹ đặt câu hỏi "Vì sao các bạn trẻ ngày nay dễ gặp phải các vấn đề tâm lý?"
Mình nói, dựa trên cương vị của một "người trẻ", một "Gen-Z" chính hiệu.
Vì sao mình và các bạn lại được cho là một thế hệ yếu đuối?
Vì sao mình và các bạn lại gặp phải quá nhiều định kiến về cụm từ "bọn Gen-Z"?
Vì sao mình và các bạn lại quá chật vật khi trả lời câu hỏi "Mày là ai?"
Vì sao mình và các bạn lại ...
_____________________________________
Một tập kết hợp với Podcast Chuyện Nhà #NGO - Một nơi mà những người trong cuộc chia sẻ kinh nghiệm làm việc từ NGO quốc tế tới NGO địa phương, từ lĩnh vực môi trường, quyền trẻ em, tới bảo tồn văn hoá, hay những trải nghiệm khởi tạo dự án cộng đồng, và vô vàn những ngóc ngách khác.
Đây cũng là #Podcast hiếm hoi tại Việt Nam khai thác những câu chuyện của môi trường làm việc phi lợi nhuận, nơi mà cộng đồng thường chỉ biết đến với những tấm gương người tốt việc tốt. Với dự án này, ê-kíp và khách mời muốn mang tới những góc nhìn của người làm nghề để nhà #NGO không chỉ là nơi các anh, chị, em đồng nghiệp tâm sự mà còn là cuốn cẩm nang cho các bạn trẻ chuẩn bị tâm thế cho sự nghiệp vì cộng đồng.
Đầy đủ tập 23 tại đây: Podcast Chuyện Nhà #NGO
-
Mình tin là kiểu gì thì mỗi người chúng ta đều đã gặp phải hoặc chứng kiến một vụ bắt nạt học đường trong quãng đời đi học.
Nhưng để trở thành người bị bắt nạt và trải nghiệm thực tế về việc bị bắt nạt lại là một cái gì đó không nên đụng trúng. Thế mà hôm nay có hai đứa đã được trải nghiệm và ngồi xuống tám với nhau về "những điều kỳ thú" mà người trong cuộc mới biết.
Hy vọng người đang nghe không có những trải nghiệm như bọn mình <3
-
Episodi mancanti?
-
Vì sao lại là tui?
Vì sao tui lại bị rối loạn lo âu?
Vì sao tui không thể kiểm soát được sự lo âu của mình?
Vì sao tui không giống người khác?
Vì sao và vì sao?
Ừm, chắc chắn sẽ còn rất nhiều câu hỏi vì sao dành cho "Rối loạn lo âu" vậy nên là Thỏ đã "bắt cóc" tác giả của trang "Một người lớn thu nhỏ" - Chị Minh Phương - Thạc sĩ ngành Khoa học thần kinh và Giáo dục tại Đại học Bristol, Vương quốc Anh đến "tám" về rối loạn lo âu và phân tích cho chúng ta cái gốc gác vì sao mình lại được rối loạn lo âu "pick" nhé!
Và nếu bạn muốn ghé qua trang Một người lớn thu nhỏ đến xem thêm nhiều thông tin về áp dụng khoa học thần kinh nhận thức vào nuôi dạy trẻ thì vào link này nha: Một người lớn thu nhỏ | Hanoi | Facebook
-
Mình có đang chơi cùng với những người bạn toxic không?
Hoặc mình có phải là một đứa toxic với bạn bè không?
Một tiếng đồng hồ để tìm câu trả lời cho việc bạn bè của mình toxic hay không và làm sao để có được những mối quan hệ lành mạnh giữa Nhím và Thỏ xin được phép bắt đầu!
Nếu bạn muốn tham gia và kể lại câu chuyện của mình, bạn vào đây https://forms.gle/vtiFLHJvR3FnHxCn9 Hoặc nếu bạn muốn gửi CFS cho chúng mình thì link đây nhé: xhttps://forms.gle/cozNwpSfANqJrGFYA
-
"con dao bổ cau sắc đến ghê người mà bà nội ném vào mặt mình, suýt mù thôi nhưng mình vẫn ổn..."
-
Bản audio đăng lại từ OnMic - Bập bẹ làm podcaster
Vì sao trong rất nhiều cách để nói về sức khỏe tinh thần, Thỏ và đồng bọn lại chọn cách trực tiếp nhất và thốn nhất là moi móc những vấn đề, những nỗi đau của chính mình và những bạn trẻ khác để xây dựng Podcast "Những đứa trẻ không hạnh phúc"?
Một talkshow dài 2 tiếng, ở đây có 2/3, nghe trọn vẹn trên ứng dụng OnMic nhé mọi người <3
Onmic - Connection made audible (getonmic.com) -
Mỗi một người, mỗi một cá thể đều có những cách thể hiện bản thân và thể hiện cảm xúc khác biệt nhau. Ngôn ngữ tình yêu là cái mà mọi người hay dùng để nói về cách thể hiện cảm xúc và cách đòi hỏi nhận được cảm xúc trong một mối quan hệ lãng mạn. Sẽ thật tuyệt vời nếu bạn có một nửa đồng điệu với bạn, luôn đáp ứng cảm xúc cho bạn, luôn làm cho bạn cảm nhận rõ ràng, bạn được yêu, theo đúng cách mà bạn kỳ vọng người ấy. Nhưng nếu ngược lại thì sao? Bạn yêu một người không thể yêu bạn như cách mà bạn kỳ vọng họ, không thể đáp ứng được toàn bộ nhu cầu về cảm xúc, không thể đảm bảo cho việc cung cấp cho bạn cảm giác được yêu thương, bạn phải làm thế nào đây?
Chung quy, trong tập này, có 2 đứa ngồi bàn với nhau về chuyện lỡ yêu một người mà người ta yêu mình không giống như mình kỳ vọng.
-
Ở đây ta có liệu trình ngắn và liệu trình dài
Bạn có muốn thử 1 trong 2 thay cho biện pháp "mì ăn liền" đau tay tím người không?
Ôi nói chung đây là 1 cái buổi ngồi tám giữa 3 đứa ăn hơi nhiều mì!
-
"...khi cả hai nỗi đau nó dồn vào một mình em thì nó nảy sinh ra một vấn đề rất lớn, là em đã phải tự đối mặt với căn bệnh trầm cảm của mình một mình, cái cảm xúc của em lúc đó không phải buồn về thể xác, nó chỉ đơn giản là không sao, chỉ là số phận của mình rất đen đủi, chỉ có một cái hy vọng khi em nhìn về gia đình mình, là mình đã giải thoát một cái gì đó. Một cái gì đó rất lớn, một cái nỗi khổ rất lớn trong gia đình của mình..."
Ly dị
Một kết cuộc mà không đứa con nào muốn đối mặt
Nhưng nó vẫn sẽ phải nhìn vào thực tế
Là gia đình này không còn yêu nhau như trước nữa
Hạnh phúc của nó bị đứt đôi
Nó bị tước đoạt quyền mơ về một gia đình trọn vẹn
Và nó, cũng trở thành một thứ gì đó không trọn vẹn.
-
Mình bảo với mọi người là mình đã ổn.
Mình bảo với chính bản thân là mình đã vượt qua.
Nhưng cho tới hiện tại khi mỗi sáng mình thức dậy, mình lại thấy bản thân lại cứ phát sinh vấn đề.
Mà những vấn đề này lại có gốc gác từ những sang chấn mà mình nghĩ mình đã chiến thắng nó.
Vậy mình đã vượt qua rồi hay chưa?
-
Hưng - Trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, đa nhân cách, bạn muốn biết định nghĩa, bạn có thể tìm kiếm trên internet, trong sách báo, trong phim ảnh, thế nhưng ở ngoài đời thì sao? Một người bị rối loạn lưỡng cực, lúc tiêu cực, lúc tích cực, đang hưng phấn rồi lại trầm cảm tức thì?
Ở đây chúng ta cùng thủ thỉ với chị Hương - một quý cô từng mỗi ngày "hưng - cảm" và cách cô nàng vượt qua màn đêm của cuộc đời.
Tập này thật sự rất thủ thỉ.
Nếu mọi người nghe xong mà có tò mò về Nhà Của Thời Thơ Ấu thì toi xin để chiếc link ở đây nhé: Nhà Của Thời Thơ Ấu | Facebook
Podcast Thủ thì thầm thì: http://bit.ly/3FiDjSC
-
Bởi nhiều tác động khác nhau mà chúng ta, những đứa trẻ đã tự mình gánh vác tất cả mọi thứ mà không phải được dắt tay, ôm ấp, vỗ về, chiều chuộng. Chúng ta là những đứa trẻ độc lập. Nhưng có lúc nào đó nhìn lại, sự độc lập của bạn, của mình, của chúng ta đang là lớp vỏ bọc che đậy sự tổn thương, sự yếu ớt của những sang chấn tuổi thơ chứ không phải một điều gì đó đáng tự hào. Ở tập này, Thỏ và Phước - một người bạn mới sẽ mở đầu cho Series Childhood Trauma để nói về hành trình "Đứa trẻ độc lập tìm về tòa thành nơi nó có toàn quyền kiểm soát".
Một thành trì mà nó có thể buồn, có thể vui, có thể làm bất kỳ điều gì mà nó thích mà không bị tác động bởi những tổn thương ở quá khứ.
Một thành trì mà nó tự tay xây đắp lên, mỗi ngày một vững chắc.
Một thành trì mà nó có thể mời những người mà nó yêu quý đến dự tiệc, đến ở lại và sẵn sàng tiễn đưa khi cảm thấy người đó không còn phù hợp.
Một thành trì mà nó là chủ.
-
Đối với mỗi "bia đia" chúng ta, việc Come out có lẽ là một sự kiện trọng đại để biết được cuộc đời mình sẽ rẽ trái hay phải, sẽ là niềm vui hay sự bất hạnh. Nhà Thỏ đã nhận được rất nhiều câu hỏi gửi về như là "khi nào nên come out", "độ tuổi come out", "come out bị động hay chủ động", "nếu come out không thành công thì phải làm sao", ... vậy thì Nhà Thỏ xin được phép trả lời và chia sẻ về hành trình "trổ bóng" và ký sự come out với gia đình của mấy bia đia này.
*Warning: Tập này tấu hề cực
Xin vui lòng bỏ qua những tiếng cười đủ thể loại và mấy lần buộc mồm nói bậy của chúng tôi. Cám ơn các bác rất nhiều!
-
Những ngày mình còn học cấp 2, mình nhìn thấy bạn bè mình trên tay có đầy "barcode", là mấy cái vết rạch tay hệt như cái mã vạch trong siêu thị. Mà thời ấy 10 đứa thì chắc phần lớn là đua đòi thử rạch tay, nhưng đến bây giờ, mình lại nhìn thấy nhiều "barcode" trên thân thể và cả trong tâm hồn của mỗi người trẻ chúng mình. Và đáng buồn, nó chẳng phải là thành quả của "sự đua đòi" mà nó là nỗi đau, sự bất lực, sự giải thoát mà một người mắc kẹt trong một cái "bẫy" tâm lý không thể nào thoát ra được. Tập Podcast lần này, chắc thông tin đem lại sẽ nặng nề lắm, nhưng hy vọng nó sẽ mang lại một góc nhìn gần nhất, đơn giản nhất mà cũng đau lòng nhất đến mọi người. "Self-harm" chưa bao giờ là sự lựa chọn.
-
Để có thể đồng hành cùng nhau, nhất là với những người mang vết sẹo - điều quan trọng nhất vẫn là chuẩn bị cho mình một tình yêu to lớn. Vì để vượt qua nỗi sợ, đi cùng nhau trên những tổn thương tình yêu đó sẽ bao gồm thêm cả lòng dũng cảm. Mình sợ rằng khi nói điều này sẽ trở thành sáo rỗng, vì đôi khi những tổn thương trong quá khứ sẽ đánh lừa chúng ta, nhưng cuối cùng thì: tình yêu là nỗi đau, là hạnh phúc và cũng là sự trưởng thành.
-
Đa số các bậc phụ huynh Việt Nam cho rằng: "Những đứa con của mình thì không nhất thiết cần phải có không gian riêng tư." Đối với họ yêu thương trẻ con là được kiểm soát và nhìn thấy những đứa trẻ lớn lên hằng ngày tuy nhiên tùy vào giai đoạn phát triển của nó mà cách kiểm soát, cũng như quản lí tụi nhỏ cũng phải khác đi. Vì vậy, việc cho phép những đứa con của mình có không gian riêng, chấp nhận việc đứa trẻ đã lớn và nó cần những khoảng thời gian 1 mình là điều mà các ông bố, bà mẹ hiện nay nên tập làm quen dần vì giờ đây tụi trẻ đã có những suy nghĩ, điều kiện sống khác rất nhiều so với thời của ba mẹ mình. Vậy thì, hãy lắng nghe tập podcast ngày hôm nay với nhà Thỏ xem là liệu bạn có đang mắc phải một trong những vấn đề không gian riêng tư và cách giải quyết vấn đề ấy như thế nào trong tập "Cả nhà ơi, con xin phép khóa cửa lại nhé!"
-
Body shaming - miệt thị ngoại hình, một vấn nạn xã hội nhỏ cũng không nhỏ, lớn cũng không lớn nhưng nếu đủ nghiêm trọng, nó sẽ bức con người đến đường cùng. Mình cũng từng rất sợ hãi, sợ cái cách mà những người xung quanh mình "nhận xét" về ngoại hình của mình, mình càng chán ghét hơn khi đôi khi, việc miệt thị cũng đến từ gia đình, bạn bè thân thiết hoặc thậm chí đến bản thân mình cũng không thể chấp nhận được.
Nếu bạn đang là nạn nhân của việc body shaming, hay bạn bè của bạn, người thân của bạn đang gặp phải vấn đề này, hãy dành một ít thời gian để lắng nghe Nhã Yến, một cô gái nhỏ đã từng là "người trong cuộc" kể lại hành trình thoát khỏi nỗi sợ mang tên ngoại hình và thành lập ra Inner Child, một dự án nói về các vấn đề tâm lý mà con người đang gặp phải nhằm chia sẻ sự đồng cảm, chữa lành và lan toả nguồn năng lượng tích cực đến mọi người nhé.
-
Mỗi người chúng ta là một bản thể riêng biệt, cơ thể chúng ta là một tác phẩm tuyệt vời của tạo hóa. Nhưng hiện tại, định kiến và những quy chuẩn của xã hội khiến cho rất nhiều người chán ghét, tự ti, ruồng bỏ chính thân thể của chính mình.
Vậy nên, The Vulva Project được ra đời, một dự án do một cô sinh viên năm 3 với mong muốn giúp các bạn nữ nhìn nhận và yêu thương chính ""cô bé"" của bản thân, cho đến hiện nay, dự án này đã trở thành một kênh thông tin cung cấp kiến thức về giáo dục giới tính, quyền nữ và LGBTQ+ uy tín trong cộng đồng.
Hãy cùng Động Thỏ phỏng vấn một chút cô bạn Founder Christie xem, bạn ấy nghĩ gì khi thành lập The Vulva nhé!
-
Có bao giờ bạn vì hoàn cảnh gia đình, học thức, tiền bạc quá tệ hại và bạn chẳng dám tìm kiếm hạnh phúc cho bản thân mình? Sự tự ti, sự nhút nhát và sự bất lực kiềm hãm con người tuyệt vời bên trong bạn khỏi những mối quan hệ lành mạnh, những thành công trong cuộc sống và niềm hạnh phúc quanh bạn? Bạn luôn tự hỏi rằng liệu mình có xứng đáng để hạnh phúc không?
-
Đi để trở về nhưng với một số "đứa trẻ", chúng chỉ muốn đi, đi mãi chẳng muốn về. Chẳng biết từ khi nào mái nhà mà chúng nghĩ chúng sẽ được chở che, được thương yêu lại trở thành ngục tù, trở thành nơi ngập tràn áp lực và đau khổ, tổn thương luôn hiện diện? Về nhà sao? Thôi không về đâu, sợ lắm.
- Mostra di più