Folgen

  • Mình để ý thấy có một điều thú vị là, có rất nhiều thứ trong cuộc sống đi theo bộ 3.

    Chẳng hạn, nguyên tử, đơn vị cơ bản của vật chất được cấu thành từ 3 hạt: proton, electron, neutron. Thời gian được chia làm 3 thì: quá khứ, hiện tại, tương lai.

    Trong phim ảnh, sách truyện cũng không thiếu các bộ 3, như Bao Thanh Thiên - Công Tôn Sách - Triển Chiêu, hay Harry Potter - Ron - Hermione.

    Ngoài đời, rất nhiều lần mình cũng thấy một đội ăn ý cũng thường có 3 người.

    Nhưng tập podcast hôm nay mình không muốn nói đến việc hợp tác với người khác, mà thay vào đó là teamwork với chính bản thân.

    Với mình, mỗi người luôn có 3 đồng đội bên trong mình. Mình làm bất kể điều gì có suôn sẻ hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự ăn ý của 3 đồng đội này.

    “Họ” là ai, nghe thử tập podcast mới nhé!

    Nếu thích những gì mình chia sẻ, muốn có thêm kiến thức chất lượng hoặc đơn giản là cảm ơn bằng cà phê, hãy tham gia cộng đồng phát triển tư duy MindYourMind tại:👉 ⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠https://www.skool.com/mindyourmind⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠

    Nơi khác của hoangthoughts:

    ⭐️ Page: https://www.facebook.com/hoangthoughts

    ✍️ Blog: http://hoangthoughts.com/

    🎙️ Youtube: https://www.youtube.com/@hoangthoughts

  • Sông sâu tĩnh lặng, lúa chín.. bị gặt.

    Khi nói về khiêm tốn, có câu tục ngữ mà chắc hẳn bạn đã nghe nhiều lần:

    Sông sâu tĩnh lặng, lúa chín cúi đầu.

    Ý nghĩa câu này là: sông càng sâu thì càng lặng lẽ, lúa chín nặng hạt thì ngọn sẽ trĩu xuống.

    Những người hiểu biết sâu rộng thường rất khiêm nhường, không khoe khoang hay gây ồn ào. Bởi càng biết nhiều, người ta càng nhận ra có vô số điều mình chưa biết.

    Mình muốn đưa thêm một góc nhìn khác: Đôi khi quá khiêm tốn sẽ vô tình làm chậm tốc độ phát triển, thậm chí lại còn củng cố sự tự ti bên trong bạn.

    Có thể ý kiến này sẽ gây tranh cãi, mình muốn nhấn mạnh là mình tin rằng khiêm tốn là một đức tin quan trọng và cần thiết. Nhưng trong một số trường hợp, khiêm tốn quá mức có thể khiến bạn chịu những bất lợi không đáng có.

    Đã ra đi làm thì ai cũng muốn sớm được thăng tiến đúng không? Nếu bạn cứ âm thầm làm việc, âm thầm nỗ lực, rồi hy vọng là người khác sẽ tự nhiên nhận ra, thì đó chưa chắc là cách tốt nhất.

    Vậy thì trường hợp nào sẽ được gọi là khiêm tốn quá mức? Nghe tập podcast mới tuần này nhé!

    Nếu thích những gì mình chia sẻ, muốn có thêm kiến thức chất lượng hoặc đơn giản là cảm ơn bằng cà phê, hãy tham gia cộng đồng phát triển tư duy MindYourMind tại:👉 ⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠https://www.skool.com/mindyourmind⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠

    Nơi khác của hoangthoughts:

    ⭐️ Page: https://www.facebook.com/hoangthoughts

    ✍️ Blog: http://hoangthoughts.com/

    🎙️ Youtube: https://www.youtube.com/@hoangthoughts

  • Fehlende Folgen?

    Hier klicken, um den Feed zu aktualisieren.

  • Khi đi làm lên được senior là một trong những mục tiêu đầu tiên trong hành trình phát triển sự nghiệp của một người.

    Nhưng câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào để tới được trạng thái của một senior?

    Bí mật của thành công là luôn sẵn sàng khi cơ hội đến. —Benjamin Disraeli

    Lời khuyên của mình cho những bạn đang bắt đầu sự nghiệp đó là: ngay từ lúc này hãy cư xử như một senior, ngay cả trước khi bạn được gọi là senior.

    Thử tưởng tượng bạn đang chuẩn bị cài đặt một phần mềm máy tính vào trong đầu với tên gọi là “Tư duy senior”.

    Vậy các bước cài đặt này là những gì?

    Nghe tập podcast này nhé!

    Nếu thích những gì mình chia sẻ, muốn có thêm kiến thức chất lượng hoặc đơn giản là cảm ơn bằng cà phê, hãy tham gia cộng đồng phát triển tư duy MindYourMind tại:👉 ⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠https://www.skool.com/mindyourmind⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠

    Nơi khác của hoangthoughts:

    ⭐️ Page: https://www.facebook.com/hoangthoughts

    ✍️ Blog: http://hoangthoughts.com/

    🎙️ Youtube: https://www.youtube.com/@hoangthoughts

  • Nếu bạn đợi cho tới khi nỗi sợ biến mất, bạn sẽ phải đợi mãi mãi.

    Có lẽ một trong những nỗi sợ nguyên thủy xuất hiện sớm nhất ở chúng ta là sợ chết. Rồi càng trưởng thành lại càng bị ám ảnh bởi nhiều nỗi sợ hãi khác nhau.

    Còn nhỏ thì sợ làm phật ý cha mẹ, sợ bị họ bỏ rơi, sợ không còn được yêu thương. Thành niên sợ không hòa nhập với bạn bè cùng lớp, sợ không có được điểm số cao ở trường. Trưởng thành lại sợ thất nghiệp, không có chỗ đứng trong xã hội, không có tình yêu.

    Trong tự nhiên động vật cũng cảm thấy sợ hãi. Nhưng khác ở chỗ là, khi nguy hiểm qua đi chúng sẽ rủ bỏ sự sợ hãi và tiếp tục sống. Còn con người thì xếp nỗi sợ đó vào ngân hàng ký ức. Cho dù các nguyên nhân gây ra nỗi sợ đó có biến mất, thì tận sâu trong nội tâm chúng vẫn còn nằm im đó, dù rất nhỏ, và chờ tới một lúc nào đó lại trỗi dậy.

    Tập podcast này mình nói về 6 nỗi sợ rất nhiều khi là phi lý đang kìm hãm sự phát triển của bạn.

    Nếu thích những gì mình chia sẻ, muốn có thêm kiến thức chất lượng hoặc đơn giản là cảm ơn bằng cà phê, hãy tham gia cộng đồng phát triển tư duy MindYourMind tại:👉 ⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠https://www.skool.com/mindyourmind⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠

    Nơi khác của hoangthoughts:

    ⭐️ Page: https://www.facebook.com/hoangthoughts

    ✍️ Blog: http://hoangthoughts.com/

    🎙️ Youtube: https://www.youtube.com/@hoangthoughts

  • Nếu chỉ nói về Cần và Muốn trong việc quản lý tài chính, vấn đề chỉ đơn giản là kiểm soát nhu cầu - chi phí sinh hoạt để cân đối đồng ra đồng vào.

    Hầu hết mọi người sẽ khuyên bạn nên mua những thứ bạn Cần, chỉ khi thật sự dư giả rồi mới nên quan tâm đến những thứ bạn Muốn. Thế nhưng, dù đã thực hành điều này một thời gian dài, bản thân mình vẫn không dám chắc rằng, mình có đủ sáng suốt để không mua một món gì đó, dù đó chỉ là thứ mình Muốn.

    Bởi vì về mặt Tâm lý học, sự thật giữa Cần và Muốn lại đảo ngược với nhau, đó là:

    Chỉ khi bạn muốn, thì bạn mới cần.

    Như là khi đói, bạn cần ăn để sống. Nhưng trước đó, bạn phải muốn sống, nên mới cần ăn. Thế nên mới có trường hợp người ta vì tâm trạng buồn phiền quá, mới bỏ bữa không ăn uống gì.

    Trên đây chỉ là một sự thật, trong 3 sự thật về Cần và Muốn mình đúc kết được để chia sẻ với bạn trong Podcast này.

    Hiểu được chúng, có thể giúp bạn hiểu được mình, để đưa ra lựa chọn phù hợp trong việc chọn thứ mình Cần, hoặc bỏ thứ mình Muốn.

    Nếu thích những gì mình chia sẻ, muốn có thêm kiến thức chất lượng hoặc đơn giản là cảm ơn bằng cà phê, hãy tham gia cộng đồng phát triển tư duy MindYourMind tại:👉 ⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠https://www.skool.com/mindyourmind⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠

    Nơi khác của hoangthoughts:

    ⭐️ Page: https://www.facebook.com/hoangthoughts

    ✍️ Blog: http://hoangthoughts.com/

    🎙️ Youtube: https://www.youtube.com/@hoangthoughts

  • An toàn tài chính có 2 trụ cột:

    Khả năng tạo ra giá trị để gia tăng thu nhập Khả năng giữ được tiền khi nó ở trong túi

    Đa phần ở những thời điểm khác nhau trong cuộc sống, dù kiếm ít hay nhiều thì mối quan hệ của mình với tiền khá suôn sẻ.

    Tuy không được dạy quản lý tài chính từ nhỏ, may mắn là mình luôn có cách để cân đối giữa thu nhập và chi tiêu.Nhưng không có nghĩa là mình chưa từng có những giai đoạn thu không đủ chi, vì nhiều lối suy nghĩ tưởng là bình thường, hoá ra lại âm thầm làm lung lay cột trụ thứ 2 của mình.

    Là một người tin rằng để cải thiện hành vi thì cần bắt đầu từ điều chỉnh tư duy. Sau một thời gian phản tư lại tình huống và kết quả, mình đã hình thành được 5 tư duy chi tiêu giúp củng cố lại khả năng giữ tiền.

    Những tư duy này giúp mình đưa ra quyết định nhanh chóng hơn trong các trường hợp:

    Biết khi nào cần mua đắt hoặc chỉ mua rẻ Khi nào nên trả phí để “mua” thêm thời gian của người khác Nhìn ra chi phí của món đồ không chỉ qua tag giá

    Và còn các trường hợp khác, hãy nghe đầy đủ tại podcast.

    Nếu thích những gì mình chia sẻ, muốn có thêm kiến thức chất lượng hoặc đơn giản là cảm ơn bằng cà phê, hãy tham gia cộng đồng phát triển tư duy MindYourMind tại:👉 ⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠https://www.skool.com/mindyourmind⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠

    Nơi khác của hoangthoughts:

    ⭐️ Page: https://www.facebook.com/hoangthoughts

    ✍️ Blog: http://hoangthoughts.com/

    🎙️ Youtube: https://www.youtube.com/@hoangthoughts

  • Theo chuẩn mực xã hội, chúng ta ghét sự lừa dối. Nhưng trong tự nhiên, nó không bị coi là xấu, mà thậm chí còn cần thiết để sinh tồn. Ví dụ, nhiều loài động vật có cơ chế giả chết để tránh kẻ săn mồi.

    Con người cũng vậy, dối trá là một phần bản chất tiến hóa. Nhưng điều đáng nói là chúng ta còn tự lừa dối chính mình.

    Một người gặp khó khăn trong giao tiếp nhưng nghĩ rằng "mình ổn, chỉ là người khác không đủ tinh tế để hiểu mình." Một người trong mối quan hệ không lành mạnh lại tự nhủ nếu kiên nhẫn thêm, đối phương sẽ thay đổi.

    Đến cuối cùng vấn đề vẫn ở yên đó. Thậm chí ngay cả khi chúng ta biết mình đang huyễn hoặc bản thân, nhưng vẫn không muốn thừa nhận sự thật. Điều gì khiến não bộ tạo ra cơ chế phản kháng này?

    Tập podcast hôm nay mình sẽ nói về những lý do khiến chúng ta tự lừa dối và một vài trường hợp để “tận dụng” thiên hướng này.

    Nếu thích những gì mình chia sẻ, muốn có thêm kiến thức chất lượng hoặc đơn giản là cảm ơn bằng cà phê, hãy tham gia cộng đồng phát triển tư duy MindYourMind tại:👉 ⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠https://www.skool.com/mindyourmind⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠

    Nơi khác của hoangthoughts:

    ⭐️ Page: https://www.facebook.com/hoangthoughts

    ✍️ Blog: http://hoangthoughts.com/

    🎙️ Youtube: https://www.youtube.com/@hoangthoughts

  • Có bao giờ bạn cảm thấy mình như đang lạc trôi? Những niềm tin, giá trị bạn từng sống chết với chúng bỗng một ngày trở nên chẳng còn nghĩa lý gì. Bạn liên tục tự hỏi những điều trước giờ có vẻ là hiển nhiên, như: Vì sao mình lại làm công việc này? Mình ở trên đời này làm gì? Cuộc sống này có ý nghĩa gì không? Về nhà bạn cũng không thấy thoải mái dễ chịu hơn vì bị chính những suy nghĩ hoang mang của mình hành hạ.

    Đáng sợ hơn nữa là bạn không thể chia sẻ điều này với người khác.

    Nếu những điều này quen quen với bạn, thì có thể là bạn đang trải qua 1 trong 2, hoặc cả 2 cuộc khủng hoảng mà mình nghĩ là ai cũng trải qua trong đời, nhưng không phải ai cũng có thể gọi tên được, đó là: khủng hoảng hiện sinh và khủng hoảng bản sắc.

    Mình cũng từng vô cùng chật vật với chúng ở những khoảng thời gian khác nhau. Trong tập podcast này, mình chia sẻ lại những suy tư của bản thân về 2 cuộc khủng hoảng này, để giúp bạn nhận ra những biểu hiện của chúng và làm thế nào để phân biệt chúng. Đây là bước đầu tiên để chúng ta có thể hiểu rõ hơn về bản thân và tìm cách vượt qua những thử thách này.

    Nếu thích những gì mình chia sẻ, muốn có thêm kiến thức chất lượng hoặc đơn giản là cảm ơn bằng cà phê, hãy tham gia cộng đồng phát triển tư duy MindYourMind tại:👉 ⁠⁠⁠⁠https://www.skool.com/mindyourmind⁠⁠⁠⁠

    Nơi khác của hoangthoughts:

    ⭐️ Page: https://www.facebook.com/hoangthoughts

    ✍️ Blog: http://hoangthoughts.com/

    🎙️ Youtube: https://www.youtube.com/@hoangthoughts

  • Có một câu chuyện như thế này về đại bàng, tuổi thọ của đại bàng có thể lên tới 70 năm, thế nhưng khi đến 40 tuổi nó buộc phải trải qua một quá trình lột xác đau đớn, đó là tự tái sinh.

    Sau nhiều chục năm móng, lông và mỏ đã không còn phù hợp để giúp nó tiếp tục sinh tồn. Lúc này, đại bàng sẽ đi vào rừng sâu, tìm một nơi an toàn và bắt đầu đập mỏ vào đá để lột bỏ đi phần mỏ đã dài quặp lại.

    Quá trình này rất đau đớn, mà để hoàn thành đại bàng càng phải dùng nhiều sức hơn nữa, cho đến khi lớp mỏ cũ hoàn toàn bị vỡ ra, bắt đầu mọc ra cái mới. Thì lúc này nó mới có thể sử dụng chiếc mỏ mới này để nhổ phần móng và lông cũ kỹ, hoàn toàn thay thế tất cả các bộ phận cần thiết cho việc săn mồi.

    Sự biến đổi này mất khoảng 150 ngày với rất nhiều sự đau đớn để lột xác, nhưng nhờ thế mà nó mới có thêm 30 năm tuổi thọ tiếp theo.

    Thật hư của câu chuyện này như thế nào, và còn những bài học nào khác mà chúng ta có thể học từ những tập tính tự nhiên của loài chim được mệnh danh là chúa tể bầu trời, đại bàng này?

    Hãy nghe tập Podcast ngày hôm nay nhé.

    Nếu thích những gì mình chia sẻ, muốn có thêm kiến thức chất lượng hoặc đơn giản là cảm ơn bằng cà phê, hãy tham gia cộng đồng phát triển tư duy MindYourMind tại:👉 ⁠⁠⁠https://www.skool.com/mindyourmind⁠⁠⁠

    Nơi khác của hoangthoughts:

    ⭐️ Page: https://www.facebook.com/hoangthoughts

    ✍️ Blog: http://hoangthoughts.com/

    🎙️ Youtube: https://www.youtube.com/@hoangthoughts

  • Có bao giờ bạn cảm thấy dù có được ngủ thoải mái bao nhiêu tiếng đi nữa thì khi thức dậy bạn vẫn cảm thấy uể oải, thiếu năng lượng, không muốn rời khỏi giường làm gì cả.

    Hay thỉnh thoảng bạn cảm thấy có chút tội lỗi, vì ở cái tuổi 2 mấy 3 mươi, độ tuổi mà người ta hay bảo là độ tuổi tràn đầy sức sống, khoảng thời gian vàng để phát triển bản thân thì bạn lại cảm thấy cơ thể mình như là của một người già vậy.

    Có lẽ bạn đang gặp vấn đề giống như mình trong một thời gian dài trước đây.

    Dù đã xây dựng được những thói quen như thể dục hàng ngày, chú ý tới việc ăn uống điều độ, ngủ đủ giấc thì vẫn có những ngày mình thức dậy với trạng thái lờ đờ, như zombie vậy.

    Cho đến khi mình nhận ra giải pháp không phải là ở những thói quen lớn, mà chỉ cần những điều chỉnh rất nhỏ thôi cũng đã có thể tạo ra những thay đổi tích cực rõ ràng.

    Hãy nghe tập Podcast này để xem có thông tin hữu ích nào cho tình trạng của bạn hay không nhé.

    Nếu thích những gì mình chia sẻ, muốn có thêm kiến thức chất lượng hoặc đơn giản là cảm ơn bằng cà phê, hãy tham gia cộng đồng phát triển tư duy MindYourMind tại:👉 ⁠⁠https://www.skool.com/mindyourmind⁠⁠

    Nơi khác của hoangthoughts:

    ⭐️ Page: https://www.facebook.com/hoangthoughts

    ✍️ Blog: http://hoangthoughts.com/

    🎙️ Youtube: https://www.youtube.com/@hoangthoughts

  • “Cho đến khi bạn biến những điều vô thức thành ý thức, chúng sẽ điều khiển cuộc đời bạn và bạn sẽ gọi đó là số phận” - Carl Jung

    Tự nhận thức là khả năng nhìn bản thân một cách rõ ràng, để hiểu mình là ai, người khác nhìn mình như thế nào, và làm thế nào để có thể phù hợp với thế giới.

    Với hai giai đoạn:

    Trong ngắn hạn, tự nhận thức là để điều chỉnh hành vi giúp chúng ta có những phản ứng phù hợp hơn với hoàn cảnh, mà không làm mất đi vị thế xã hội (hình ảnh, mối quan hệ) Trong dài hạn, tự nhận thức là để hiểu đủ các điểm mạnh, yếu của bản thân, cũng như tìm ra các niềm tin, giá trị cá nhân phù hợp để nâng cao vị thế xã hội hoặc chất lượng cuộc sống

    Tự nhận thức không phải là điều có thể đạt được trong một sớm một chiều. Chúng ta cần phải có thời gian và những thói quen hàng ngày để tích lũy và nâng cao. Thực hành những thói quen này, cũng là cách bạn đầu tư vào bản thân, tạo nên một nền tảng vững chắc để đối mặt với những thử thách trong cuộc sống.

    Tập podcast tuần này, mình sẽ nói về những thói quen để nâng cao tự nhận thức mà mình vẫn đang thực hành mỗi ngày..

    Nếu thích những gì mình chia sẻ, muốn có thêm kiến thức chất lượng hoặc đơn giản là cảm ơn bằng cà phê, hãy tham gia cộng đồng phát triển tư duy MindYourMind tại:👉 ⁠https://www.skool.com/mindyourmind⁠

    Nơi khác của hoangthoughts:

    ⭐️ Page: https://www.facebook.com/hoangthoughts

    ✍️ Blog: http://hoangthoughts.com/

    🎙️ Youtube: https://www.youtube.com/@hoangthoughts

  • Sinh ra ở vạch đích.

    Là câu nói đùa chỉ những bạn may mắn được sinh ra trong gia đình đầy đủ, hay thậm chí là thừa điều kiện để đảm bảo những nguồn lực tốt nhất cho sự phát triển của những bạn ấy.

    Thế nhưng, những người như vậy sẽ có một “game” khác để chơi, mà thậm chí theo mình thử thách của họ có khi còn khó khăn hơn đó là “vượt sướng”.

    Vậy còn những người, sinh ra thậm chí còn ở phía sau vạch xuất phát thì sao?

    Nếu biết được 3 loại “vốn” của một người, một khái niệm đến từ nhà kinh tế học Gary Becker, người đã đoạt giải Nobel Kinh tế vào năm 1992 thì có thể bạn sẽ tìm ra chiến lược phù hợp để đầu tư và phát triển hơn, cho dù bạn đang có xuất phát điểm không bằng người khác.

    3 loại vốn đấy là gì? Hãy nghe tập Podcast này hôm nay nhé.

    Nếu thích những gì mình chia sẻ, muốn có thêm kiến thức chất lượng hoặc đơn giản là cảm ơn bằng cà phê, hãy tham gia cộng đồng phát triển tư duy MindYourMind tại:
    👉 https://www.skool.com/mindyourmind

    Nơi khác của hoangthoughts:

    ⭐️ Page: https://www.facebook.com/hoangthoughts

    ✍️ Blog: http://hoangthoughts.com/

    🎙️ Youtube: https://www.youtube.com/@hoangthoughts

  • Tập hôm nay là danh sách tiếp theo về những tư duy nguy hiểm đang ngăn cản sự phát triển của chúng ta. Trong đó, có một tư duy mà mình hay nói đùa đó là lời nguyền của những người tự cho là mình thông minh.Tư duy này tương tự như việc bạn có một thư viện cá nhân, và rất tự hào về những cuốn sách bạn đã sưu tầm được. Sự tự hào này đi kèm với sự thiên vị, chủ quan luôn tin rằng những cuốn sách của mình mới viết những điều đúng đắn nhất, thế nên bạn không muốn có thêm những cuốn sách khác cùng chủ đề cho thư viên này.Đấy là còn chưa nói tới tình huống xấu hơn là bạn thậm chí còn chưa thật sự hiểu hết những cuốn sách, hay nói cách khác là những kiến thức bạn đang có.Đấy là tư duy gì?Ngoài ra thì trong tập này, mình cũng có nhắc tới một câu chuyện đã từng chia sẻ ở trong cộng đồng MindYourMind, tạm đặt tên là Triết lý sống như một con ong và (một con bướm).Liệu chúng ta có cần mục đích lớn cho những việc đang làm?Hãy nghe tập Podcast hôm nay, và chia sẻ với mình suy nghĩ của bạn nhé.Nếu thích những gì mình chia sẻ, muốn có thêm kiến thức chất lượng hoặc đơn giản là cảm ơn bằng cà phê, hãy tham gia cộng đồng phát triển tư duy MindYourMind tại:👉 ⁠https://www.skool.com/mindyourmind⁠

    Nơi khác của hoangthoughts:

    ⭐️ Page: https://www.facebook.com/hoangthoughts

    ✍️ Blog: http://hoangthoughts.com/

    🎙️ Youtube: https://www.youtube.com/@hoangthoughts

  • Nếu bạn tin tiềm năng của tất cả chúng ta đều giống nhau.

    Thì có thể xem, khi sinh ra ai cũng được giao cho một mảnh đất tâm trí màu mỡ, thông qua quá trình học tập, được dạy dỗ và trải nghiệm thăng trầm mà gieo lên mảnh đất đó những loại hạt giống tư duy các loại.

    Nếu gieo trồng những hạt giống tốt, như tư duy phát triển, phản biện, sáng tạo,… thì sau một thời gian, chúng sẽ trở thành những loại cây cho quả ngọt, tượng trưng cho những thành tựu cuộc đời.

    Ngược lại cũng có những loại tư duy xấu, như là loài cỏ dại, dù bạn vô tình hay cố ý gieo xuống, thì khi mọc lên, chúng sẽ tranh giành chất dinh dưỡng với cây trái của những tư duy tốt hơn. Thậm chí tệ hơn có khi nó còn làm mảnh đất tâm trí của bạn trở nên cằn cỗi, nghèo nàn.

    Tập podcast hôm nay, mình sẽ nói về những tư duy cỏ dại và những dấu hiệu của chúng để bạn nhận ra để nhổ chúng khỏi khu vườn của mình.

    🫂 MindYourMind | Cộng đồng phát triển tư duy📌 https://www.skool.com/mindyourmind-2994/about

    -----------

    Nơi khác của hoangthoughts:

    ⭐️ Page: https://www.facebook.com/hoangthoughts

    ✍️ Blog: http://hoangthoughts.com/

    🎙️ Youtube: https://www.youtube.com/@hoangthoughts

  • Hãy tưởng tượng cuộc sống của bạn là một con tàu lênh đênh trên biển cả rộng lớn của số phận, còn bạn là thuyền trưởng của con tàu này. Liệu bạn có đang biết tình trạng của bánh lái, cột buồm, hệ thống tín hiệu,… hay thậm chí là cả những thủy thủ đang cùng đồng hành?

    Người thuyền trưởng phải là người hiểu rõ nhất toàn bộ con tàu của mình, thì mới có thể phát huy được tối đa những ưu điểm của nó, biết căng buồm lên khi gió thuận, hạ buồm khi gió nghịch, để hoàn thành hành trình thuận lợi và bình an.

    Tập podcast tuần này, mình sẽ nói về những dấu hiệu của một thuyền trưởng tồi, hay nói một cách khác đó là một người đang thiếu tự nhận thức về bản thân.

    🫂 MindYourMind | Cộng đồng phát triển tư duy📌 https://www.skool.com/mindyourmind-2994/about

    -----------

    Nơi khác của hoangthoughts:

    ⭐️ Page: https://www.facebook.com/hoangthoughts

    ✍️ Blog: http://hoangthoughts.com/

    🎙️ Youtube: https://www.youtube.com/@hoangthoughts

  • Chúng ta sẽ không có trạng thái có hoặc không có tư duy phát triển, mà nó là quá trình liên tục nhận thức, nhắc nhở và điều chỉnh hành động.

    Vì thế, Tư duy phát triển cũng cần đi kèm với các bộ thói quen, trong video này là những kinh nghiệm của bản thân trong việc củng cố tư duy phát triển trong gần 20 năm qua.

    🫂 MindYourMind | Cộng đồng phát triển tư duy📌 https://www.skool.com/mindyourmind-2994/about

    -----------

    Nơi khác của hoangthoughts:

    ⭐️ Page: https://www.facebook.com/hoangthoughts

    ✍️ Blog: http://hoangthoughts.com/

    🎙️ Youtube: https://www.youtube.com/@hoangthoughts

  • Từ xa xưa, các nhà Triết học đã liên tục đưa ra và phản biện những thuyết khác nhau về sự phát triển của con người.

    Trong đó có hai thuyết đối lập nhau nổi bật nhất, là Thuyết tiền định (Determinism) và Thuyết tự do ý chí (Free Will). Dù có hay không có tôn giáo, thì theo cách nuôi dạy và sự ảnh hưởng bởi môi trường, chúng ta sẽ có xu hướng hình thành niềm tin cá nhân về một trong hai thuyết này.

    Bên nào cũng chứa đựng những mặt tối của nó, và ảnh hưởng trực tiếp lên cách mà chúng ta tư duy trong quá trình phát triển bản thân.

    Bản thân mình qua nhiều năm tìm hiểu, chiêm nghiệm và phải liên tục điều chỉnh những niềm tin cá nhân, cho tới bây giờ vẫn chưa dám chắc là đã có câu trả lời chính xác cho điều này.

    Thế nhưng tự mình đã xác định một niềm tin mạnh mẽ về tiềm năng phát triển để sống và học tập theo đó, xin chia sẻ với các bạn trong tập Podcast này, về điều gì có thể kìm chân bạn mãi mãi.

    -----------

    Nơi khác của hoangthoughts:

    ⭐️ Page: https://www.facebook.com/hoangthoughts

    ✍️ Blog: http://hoangthoughts.com/

    🎙️ Youtube: https://www.youtube.com/@hoangthoughts

  • Khi muốn cuộc sống thay đổi theo hướng mình muốn, chúng ta thường bắt đầu bằng việc thay đổi hành động. Nhưng thực tế là dù gò ép bản thân vào một kế hoạch, hay một lịch trình nào đó thì cùng lắm cũng chỉ kéo dài được đôi tuần, 1 tháng, rồi sau đó lại đâu vào đó như cũ.

    Đó là bởi vì kế hoạch hay hành động chỉ mới là lớp ngoài cùng trong cấu trúc 3 phần của quá trình tư duy. Đôi khi chỉ một thay đổi nhỏ ở tư duy cũng dẫn đến những chuyển biến cực kỳ lớn có thể ảnh hưởng tới cả cuộc đời.

    Như câu chuyện thời học đại học của mình, sang đến năm 2 chuyên ngành là bắt đầu hụt hơi, tự thấy mình yếu kém so với các bạn đồng trang lứa, rồi cũng tự chất vấn bản thân liệu mình có hợp với ngành này không.

    Thế rồi chỉ với 2 câu nói tạo ra một chuyển biến nhỏ trong tư duy, đã biến một cậu sinh viên thuộc nhóm cuối của lớp trở thành thủ khoa.

    Kể ra chuyện này không có ý khoe khoang, vì sau này đi làm mình lại chọn một ngành hoàn toàn khác, thế nên mình cũng không sử dụng bằng đại học hay danh hiệu này làm gì cả.

    Chỉ là mình kể ra để lấy trải nghiệm thật của bản thân để nói lên tầm quan trọng của Tư duy.

    Vậy rốt cuộc tư duy là gì?

    Tập này mình sẽ chia sẻ khái niệm tư duy có được sau nhiều năm tìm hiểu và tự mình chiêm nghiệm, đồng thời phân tích xem tư duy bao gồm những gì từ góc nhìn của mình.

    -----------

    Nơi khác của hoangthoughts:

    ⭐️ Page: https://www.facebook.com/hoangthoughts

    ✍️ Blog: http://hoangthoughts.com/

    🎙️ Youtube: https://www.youtube.com/@hoangthoughts

  • So sánh là kẻ trộm mất niềm vui!

    Có quá nhiều lời khuyên về việc chúng ta đừng nên so sánh mình với người khác, thế nhưng phải thừa nhận là thật khó để ép bản thân ngừng đi việc đó.

    Bản thân mình cũng không dám nói đã hoàn toàn loại bỏ việc ngầm so sánh với người khác, nếu có chăng chỉ là biết cách làm “xao nhãn” những cảm xúc không mấy thoải mái mỗi khi việc so sánh diễn ra.

    Mình vẫn luôn nói rằng, sẽ không chia sẻ những điều mà bản thân chưa áp dụng. Thế nên tập này mình sẽ không nói về cách làm thế nào để ngừng so sánh, mà sẽ nói về việc chúng ta nên sử dụng Tư duy nào, để có thể so sánh theo một cách lành mạnh.

    Và 3 tư duy so sánh mình chia sẻ trong tập Podcast này, đã tạo một phần động lực để mình kiên trì trên các hành trình tới những mục tiêu khác nhau, góp vào hành trình lớn hơn đó là phát triển tối đa các tiềm năng của bản thân mình.

    --

    Link được nhắc tới trong tập này:

    Tư duy quá tải lũy tiến và nghệ thuật từ từ phát triển: https://spotifyanchor-web.app.link/e/Rs2XaIahtKb Blog "Đừng cạnh tranh với ai, ngay cả với chính mình": https://vietcetera.com/vn/dung-canh-tranh-voi-ai-ngay-ca-voi-chinh-minh

    -----------

    Nơi khác của hoangthoughts:

    ⭐️ Page: https://www.facebook.com/hoangthoughts

    ✍️ Blog: http://hoangthoughts.com/

    🎙️ Youtube: https://www.youtube.com/@hoangthoughts

  • BẠN HỎI - HOÀNG TRẢ LỜI

    Phải làm sao khi điều mình thích lại không phải thứ mình làm tốt? Mọi thứ theo kế hoạch nhưng vì sao vẫn cảm thấy hụt hẫng, như xe xẹp lốp? Cuộc sống có ý nghĩa gì khi sống hết mình rồi cũng chết

    Đây là 3 trong số những câu hỏi mình chọn ra trong tập Podcast hôm nay.

    --

    Cuối năm 2021, một lần vô tình check tin nhắn phát hiện ra trong mục spam có rất nhiều inbox của các bạn đầy những câu hỏi thú vị và khó nhằn.

    Đa phần trong số đó là về Thiết kế, Công việc,... lặp lại khá nhiều, nhưng cũng có những câu hỏi làm mình phải ngồi xuống reflect lại để nghĩ về câu trả lời. Tiếc là sau khoảng 100 câu (vẫn còn 200 câu), vì nhiều lý do mà mình "tạm dừng" series này.

    Tập này, mình xin được tổng hợp những câu hỏi và câu trả lời thú vị, mà mình nghĩ nó sẽ phần nào hữu ích cho những bạn đang theo dõi Podcast của mình.

    Và nếu bạn cũng có những câu hỏi muốn nghe suy nghĩ từ mình, có thể chờ tham gia workshop online hoangthoughts nhé.

    --

    Link được nhắc tới trong tập này:

    Tạo đam mê: https://hoang.moe/tao-dam-me/ Chọn công việc vì tiền, kinh nghiệm: https://youtu.be/ng0H_ygh1Yo Để ngọn lửa bên trong luôn giữ cho bạn ấm áp: https://hoang.moe/ngon-lua-ben-trong/ Đừng vội tin ngay những thứ mình viết: https://hoang.moe/dung-voi-tin/

    -----------

    Nơi khác của hoangthoughts:

    ⭐️ Page: https://www.facebook.com/hoangthoughts

    ✍️ Blog: http://hoangthoughts.com/

    🎙️ Youtube: https://www.youtube.com/@hoangthoughts