Folgen

  • Âm thanh là yếu tố quan trọng giúp trẻ nhận biết thế giới. Một số nghiên cứu của các nhà giáo dục chỉ ra rằng, âm thanh còn giúp phát triển trí thông minh, sự sáng tạo và khả năng tiếp thu ngôn ngữ của trẻ dưới 6 tuổi, do đó, việc dạy con học ngôn ngữ bằng sách âm thanh là một lựa chọn rất tốt.

    Vừa qua, chị Trang Hồng Ngọc, hiện đang định cư tại Đài Loan, đã hợp tác với một nhà xuất bản của Đài Loan, ra mắt Bộ sách âm thanh dạy tiếng Việt dành cho trẻ em Việt Nam tại Đài Loan, nội dung bao gồm từ vựng, hình ảnh, bài hát và trò chơi. Hồng Ngọc tâm sự: “Em hy vọng bộ sách này như là một chiếc cầu nối tinh thần giữa những người trong gia đình để bảo lưu được tiếng Việt dù đang ở đâu, và hy vọng trẻ em Việt Nam mình đừng quên tiếng mẹ đẻ.”

    Ngọc cũng cho biết, trước khi xuất bản bộ sách âm thành này, cô và nhà xuất bản đã mời các trẻ em thử nghiệm sách để tìm hiểu mức độ tiếp nhận của các bé về nội dung trong sách. “Trước khi xuất bản, tụi em lập ra một nhóm trẻ em để các bé cùng thử nghiệm cuốn sách này, xem phản ứng của các bé để chỉnh sửa lại. Con gái em cũng góp phần điều chỉnh nội dung và phát âm”. Tác giả bộ sách âm thanh cho biết.

    Để tìm hiểu về Bộ sách âm thanh dạy tiếng Việt này, xin mới các bạn đón nghe buổi trò chuyện giữa Lệ Phương với Trang Hồng Ngọc nhé.

  • Theo thống kê của Bộ Lao động, số lượng nhân viên cổ cồn trắng người Việt tại Đài Loan tăng mạnh, từ chưa được 1.000 người trong năm 2018 lên đến 5.000 người vào năm 2023, tăng gấp 5 lần chỉ sau 5 năm, tăng trưởng nhanh nhất trong nhóm có trình độ chuyên môn cao của các quốc gia tại Đài Loan, và anh Phùng Văn Bằng là một trong số 5000 người này. Anh tốt nghiệp tiến sĩ ngành xây dựng công trình tại Trường Đại học Quốc gia Đài Loan, hiện tại là nghiên cứu sinh sau tiến sĩ ngành động đất của Viện Hàn lâm khoa học Trung ương Đài Loan.

    “Em rất thích công việc này, bởi vì em cảm thấy em tạo ra một giá trị mà giá trị này được các chuyên gia và giáo sư hàng đầu đánh giá cao về công trình nghiên cứu của em, từ đó em cảm giác công việc của em có giá trị và em tìm được niềm vui trong công việc”. Anh Bằng chia sẻ.

    Anh Bằng cho biết, lúc anh đang là nghiên cứu sinh tiến sĩ Trường Đại học Quốc gia Đài Loan, giáo sư Norman Abrahamson từ UC Berkeley, Hoa Kỳ, đã hợp tác với các chuyên gia hàng đầu tại Trường Đại học Quốc gia Đài Loan và Trung tâm Nghiên cứu Động đất Quốc gia Đài Loan, đưa ra dự án phát triển mô hình động đất có thể ứng dụng xây dựng lò phản ứng hạt nhân, để chống lại cường độ động đất mạnh nhất xảy ra trong tương lai, và anh chính là một trong những chuyên gia hàng đầu của Đại học Quốc gia tham gia dự án này. Hiện tại mô hình động đất đã được đưa vào sử dụng trong các ứng dụng xây dựng. “Đây là một công trình đã tạo nên dấu ấn của em trong ngành động đất của Đài Loan”. Nghiên cứu viên Phùng Văn Bằng nói một cách tự hào.

    Để tìm hiểu công việc nghiên cứu động đất cần phải có những kỹ năng gì cũng như những thành tựu mà anh Phùng Văn Bằng đã đạt được trong những năm gần đây, xin mời mọi người đón nghe buổi trò chuyện giữa Lệ Phương với anh ấy nhé.

  • Fehlende Folgen?

    Hier klicken, um den Feed zu aktualisieren.

  • Theo thống kê của Bộ Lao động, số lượng nhân viên cổ cồn trắng người Việt tại Đài Loan tăng mạnh, từ chưa được 1.000 người trong năm 2018 lên đến 5.000 người vào năm 2023, tăng gấp 5 lần chỉ sau 5 năm, tăng trưởng nhanh nhất trong nhóm có trình độ chuyên môn cao của các quốc gia tại Đài Loan, và anh Phùng Văn Bằng là một trong số 5000 người này. Anh tốt nghiệp tiến sĩ ngành xây dựng công trình tại Trường Đại học Quốc gia Đài Loan, hiện tại là nghiên cứu sinh sau tiến sĩ ngành động đất của Viện Hàn lâm khoa học Trung ương Đài Loan.

    “Em rất thích công việc này, bởi vì em cảm thấy em tạo ra một giá trị mà giá trị này được các chuyên gia và giáo sư hàng đầu đánh giá cao về công trình nghiên cứu của em, từ đó em cảm giác công việc của em có giá trị và em tìm được niềm vui trong công việc”. Anh Bằng chia sẻ.

    Anh Bằng cho biết, lúc anh đang là nghiên cứu sinh tiến sĩ Trường Đại học Quốc gia Đài Loan, giáo sư Norman Abrahamson từ UC Berkeley, Hoa Kỳ, đã hợp tác với các chuyên gia hàng đầu tại Trường Đại học Quốc gia Đài Loan và Trung tâm Nghiên cứu Động đất Quốc gia Đài Loan, đưa ra dự án phát triển mô hình động đất có thể ứng dụng xây dựng lò phản ứng hạt nhân, để chống lại cường độ động đất mạnh nhất xảy ra trong tương lai, và anh chính là một trong những chuyên gia hàng đầu của Đại học Quốc gia tham gia dự án này. Hiện tại mô hình động đất đã được đưa vào sử dụng trong các ứng dụng xây dựng. “Đây là một công trình đã tạo nên dấu ấn của em trong ngành động đất của Đài Loan”. Nghiên cứu viên Phùng Văn Bằng nói một cách tự hào.

    Để tìm hiểu công việc nghiên cứu động đất cần phải có những kỹ năng gì cũng như những thành tựu mà anh Phùng Văn Bằng đã đạt được trong những năm gần đây, xin mời mọi người đón nghe buổi trò chuyện giữa Lệ Phương với anh ấy nhé.

     

  • Sau 5 năm, Đại học Jingyi (Tịnh Nghi) một lần nữa đăng cai tổ chức “Triển lãm Giao lưu Kỹ thuật và Hội nghị Công nghệ Mỹ phẩm Quốc tế 2024” với chủ đề “Công nghệ xanh, Hội nhập quốc tế và Trái đất bền vững”, mời các chuyên gia nổi tiếng trong giới học thuật và công nghiệp đến từ Việt Nam, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp và Đài Loan, cùng nhau tiến hành các cuộc thảo luận học thuật và trao đổi kỹ thuật. Về phía Việt Nam, người được mời đến tham dự là Tôn Anh Khoa, nghiên cứu viên Viện Công nghệ Hóa học thành phố Hồ Chí Minh.

    Tại hội thảo, anh Khoa đã chia sẻ về kinh nghiệm nghiên cứu mỹ phẩm của mình. Anh cho biết, anh rất bất ngờ và cũng rất hào hứng khi được mời tham gia hội nghị. “Hội nghị vừa rồi em đã kết nối được rất nhiều giáo sư chuyên về lĩnh vực mỹ phẩm, họ cho em rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm và em tin chắc là sẽ có rất nhiều sự hợp tác nghiên cứu và giảng dạy trong tương lai”. Anh Khoa chia sẻ.

    Trước đây, anh Khoa đến Đài Loan du học, sau khi tốt nghiệp tiến sĩ từ Đại học Khoa học công nghệ Quốc gia Đài Loan, anh ở lại Đài Loan làm việc gần 4 năm, sau đó anh trở về Việt Nam và hiện tại đang phục vụ tại Viện Công nghệ Hóa học thành phố Hồ Chí Minh thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. “Em muốn tự mình đi trên con đường nghiên cứu của mình”. Anh Khoa kể về lý do tại sao anh quay trở về Việt Nam xây dựng sự nghiệp.

    Anh Khoa tâm sự, trong thời gian đầu trở về Việt Nam, anh cảm thấy rất là chới với, nhiều khi cảm thấy hối hận với quyết định của mình. “Nhưng khi những khó khăn đã qua đi rồi thì thật sự em muốn gắn bó lâu dài ở Việt Nam hơn, được gần gia đình, được đóng góp cho nền khoa học nước nhà, bên cạnh đó em còn có thể truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm của mình cho sinh viên. Khi trở về Việt Nam em được nhiều hơn là mất”.

    Để làm quen với nghiên cứu viên tài năng Tôn Anh Khoa, xin mời các bạn đón nghe buổi trò chuyện giữa Lệ Phương với anh ấy nhé.

  • Sau 5 năm, Đại học Jingyi (Tịnh Nghi) một lần nữa đăng cai tổ chức “Triển lãm Giao lưu Kỹ thuật và Hội nghị Công nghệ Mỹ phẩm Quốc tế 2024” với chủ đề “Công nghệ xanh, Hội nhập quốc tế và Trái đất bền vững”, mời các chuyên gia nổi tiếng trong giới học thuật và công nghiệp đến từ Việt Nam, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp và Đài Loan, cùng nhau tiến hành các cuộc thảo luận học thuật và trao đổi kỹ thuật. Về phía Việt Nam, người được mời đến tham dự là Tôn Anh Khoa, nghiên cứu viên Viện Công nghệ Hóa học thành phố Hồ Chí Minh.

    Tại hội thảo, anh Khoa đã chia sẻ về kinh nghiệm nghiên cứu mỹ phẩm của mình. Anh cho biết, anh rất bất ngờ và cũng rất hào hứng khi được mời tham gia hội nghị. “Hội nghị vừa rồi em đã kết nối được rất nhiều giáo sư chuyên về lĩnh vực mỹ phẩm, họ cho em rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm và em tin chắc là sẽ có rất nhiều sự hợp tác nghiên cứu và giảng dạy trong tương lai”. Anh Khoa chia sẻ.

    Trước đây, anh Khoa đến Đài Loan du học, sau khi tốt nghiệp tiến sĩ từ Đại học Khoa học công nghệ Quốc gia Đài Loan, anh ở lại Đài Loan làm việc gần 4 năm, sau đó anh trở về Việt Nam và hiện tại đang phục vụ tại Viện Công nghệ Hóa học thành phố Hồ Chí Minh thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. “Em muốn tự mình đi trên con đường nghiên cứu của mình”. Anh Khoa kể về lý do tại sao anh quay trở về Việt Nam xây dựng sự nghiệp.

    Anh Khoa tâm sự, trong thời gian đầu trở về Việt Nam, anh cảm thấy rất là chới với, nhiều khi cảm thấy hối hận với quyết định của mình. “Nhưng khi những khó khăn đã qua đi rồi thì thật sự em muốn gắn bó lâu dài ở Việt Nam hơn, được gần gia đình, được đóng góp cho nền khoa học nước nhà, bên cạnh đó em còn có thể truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm của mình cho sinh viên. Khi trở về Việt Nam em được nhiều hơn là mất”.

    Để làm quen với nghiên cứu viên tài năng Tôn Anh Khoa, xin mời các bạn đón nghe buổi trò chuyện giữa Lệ Phương với anh ấy nhé.

  •  “Cho đi hạnh phúc hơn nhận về”. Hãy cho đi khi bạn còn có thể, bởi khi cho đi chúng ta sẽ nhận lại được rất nhiều.

    Trong chuyên mục “Nhịp sống Đài Loan” tuần này, Lệ Phương đã mời anh Trần Bảo Huy, nghiên cứu sinh trường Đại học Quốc lập Hải Dương Đài Loan, tham gia chương trình để chia sẻ về những việc làm thiện nguyện của anh ấy. “Khi sang Đài Loan em cũng có duyên gặp được các thầy và các bạn cùng sinh hoạt trong câu lạc bộ từ thiện, đó là cơ duyên đưa em đến với các chương trình từ thiện ở Đài Loan”. Huy cho biết.

    Trần Bảo Huy sang Đài Loan theo học chương trình tiến sĩ khoa Quản lý Giao thông vận tải trường Đại học Hải Dương vào năm 2022. Huy cho biết, lúc ở Việt Nam và lúc du học ở Hàn Quốc anh đã từng tham gia nhiều chương trình từ thiện, nên khi đến Đài Loan, có duyên được gặp những người cùng chí hướng anh liền lập tức gia nhập hàng ngũ thiện nguyện. “Em tham gia chương trình từ thiện là muốn lan tỏa và em muốn chia sẻ sự đồng cảm của em đối với những thiệt thòi của mọi người”. Huy tâm sự.

    Huy cho biết, khi sang Đài Loan du học, anh được gặp rất nhiều người tốt giúp đỡ, cho nên bây giờ có khả năng anh giúp lại những người kém may mắn hơn anh. “Đó cũng là một cách để loa tỏa tới mọi người mình được giúp và mình có trách nhiệm đi giúp nhiều người hơn”.

    Nào, xin mời các bạn đón nghe buổi trò chuyện giữa Lệ Phương với nghiên cứu sinh Trần Bảo Huy, để tìm hiểu thêm về những việc làm thiện nguyện của chàng trai trẻ này nhé.

     

  •  “Cho đi hạnh phúc hơn nhận về”. Hãy cho đi khi bạn còn có thể bởi khi cho đi chúng ta sẽ nhận lại được rất nhiều.

    Trong chuyên mục “Nhịp sống Đài Loan” tuần này, Lệ Phương đã mời anh Trần Bảo Huy, nghiên cứu sinh trường Đại học Quốc lập Hải Dương Đài Loan, tham gia chương trình để chia sẻ về những việc làm thiện nguyện của anh ấy. “Khi sang Đài Loan em cũng có duyên gặp được các thầy và các bạn cùng sinh hoạt trong câu lạc bộ từ thiện, đó là cơ duyên đưa em đến với các chương trình từ thiện ở Đài Loan”. Huy cho biết.

    Trần Bảo Huy sang Đài Loan theo học chương trình tiến sĩ khoa Quản lý Giao thông vận tải trường Đại học Hải Dương vào năm 2022. Huy cho biết, lúc ở Việt Nam và lúc du học ở Hàn Quốc anh đã từng tham gia nhiều chương trình từ thiện, nên khi đến Đài Loan, có duyên được gặp những người cùng chí hướng anh liền lập tức gia nhập hàng ngũ thiện nguyện. “Em tham gia chương trình từ thiện là muốn lan tỏa và em muốn chia sẻ sự đồng cảm của em đối với những thiệt thòi của mọi người”. Huy tâm sự.

    Huy cho biết, khi sang Đài Loan du học, anh được gặp rất nhiều người tốt giúp đỡ, cho nên bây giờ có khả năng anh giúp lại những người kém may mắn hơn anh. “Đó cũng là một cách để loa tỏa tới mọi người mình được giúp và mình có trách nhiệm đi giúp nhiều người hơn”.

    Nào, xin mời các bạn đón nghe buổi trò chuyện giữa Lệ Phương với nghiên cứu sinh Trần Bảo Huy, để tìm hiểu thêm về những việc làm thiện nguyện của chàng trai trẻ này nhé.

  • “Mình không phải sinh ra để trở thành nhà nghiên cứu, nó là cái duyên và đồng thời là một niềm đam mê”. PGS.TS. Dương Văn Tuyển chia sẻ với Lệ Phương trong buổi phỏng vấn tại đài Rti.

    Thầy Dương Văn Tuyển đến Đài Loan học chương trình thạc sĩ, tiến sĩ và sau đó ở lại Đài Loan làm việc, hiện tại công việc của thầy là nghiên cứu khoa học, giảng dạy và cống hiến cho trường và xã hội. Trong 13 năm học tập và làm việc tại Đài Loan, thầy Tuyển đã có hơn 70 bài nghiên cứu khoa học được đăng tải trên các tạp chí, giành được hơn 10 giải thưởng của các tổ chức tại Australia, Indonesia, Malaysia, Thụy Sĩ, Đài Loan, Mỹ và Việt Nam. Và gần đây nhất là “Giải thương đóng góp sức khỏe cho toàn cầu” do Hội Năng lực Sức khỏe Quốc tế trao tặng. “Đây là một giải thưởng ghi nhận những cống hiến, đóng góp của bản thân với sự phát triển năng lực sức khỏe của toàn cầu. Những gì tôi làm là vì đam mê, nên không mong cầu phần thưởng gì hết, khi mọi người chúc mừng thì cảm thấy vui vui và có chút gì đó tự hào”. Thầy Tuyển cho biết.

    PGS.TS. Dương Văn Tuyển trả lời phỏng vấn trong chuyên mục "Nhịp sống Đài Loan".

    Thầy Tuyển cũng vừa được bổ nhiệm giữ chức chủ tịch Hiệp hội Năng lực Sức khỏe châu Á. Đây là một tổ chức phi chính phủ đa quốc gia, được thành lập với mục đích là để quảng bá và phát triển thực hành nghiên cứu cũng như giảng dạy về năng lượng sức khỏe ở Châu Á. “Tại sao tôi có thể đạt được những thành công như ngày hôm nay? Tại sao mọi người có thể ghi nhận tôi như hiện tại? Đó là bởi vì tôi là người Việt Nam. Bởi vì tôi có đồng đội ở Việt Nam”.

    Nào, xin mời các bạn đón nghe buổi trò chuyện giữa Lệ Phương với PGS.TS. Dương Văn Tuyển để tìm hiểu về chặng đường trở thành nhà nghiên cứu khoa học của thầy nhé.

  • “Mình không phải sinh ra để trở thành nhà nghiên cứu, nó là cái duyên và đồng thời là một niềm đam mê”. PGS.TS. Dương Văn Tuyển chia sẻ với Lệ Phương trong buổi phỏng vấn tại đài Rti.

    Thầy Dương Văn Tuyển đến Đài Loan học chương trình thạc sĩ, tiến sĩ và sau đó ở lại Đài Loan làm việc, hiện tại công việc của thầy là nghiên cứu khoa học, giảng dạy và cống hiến cho trường và xã hội. Trong 13 năm học tập và làm việc tại Đài Loan, thầy Tuyển đã có hơn 70 bài nghiên cứu khoa học được đăng tải trên các tạp chí, giành được hơn 10 giải thưởng của các tổ chức tại Australia, Indonesia, Malaysia, Thụy Sĩ, Đài Loan, Mỹ và Việt Nam. Và gần đây nhất là “Giải thương đóng góp sức khỏe cho toàn cầu” do Hiệp hội Năng lực Sức khỏe Quốc tế trao tặng. “Đây là một giải thưởng ghi nhận những cống hiến, đóng góp của bản thân với sự phát triển năng lực sức khỏe của toàn cầu. Những gì tôi làm là vì đam mê, nên không mong cầu phần thưởng gì hết, khi mọi người chúc mừng thì cảm thấy vui vui và có chút gì đó tự hào”. Thầy Tuyển cho biết.

    PGS.TS. Dương Văn Tuyển trả lời phỏng vấn trong chuyên mục "Nhịp sống Đài Loan".

    Thầy Tuyển cũng vừa được bổ nhiệm giữ chức chủ tịch Hiệp hội Năng lực Sức khỏe châu Á. Đây là một tổ chức phi chính phủ đa quốc gia, được thành lập với mục đích là để quảng bá và phát triển thực hành nghiên cứu cũng như giảng dạy về năng lượng sức khỏe ở Châu Á. “Tại sao tôi có thể đạt được những thành công như ngày hôm nay? Tại sao mọi người có thể ghi nhận tôi như hiện tại? Đó là bởi vì tôi là người Việt Nam. Bởi vì tôi có đồng đội ở Việt Nam”.

    Nào, xin mời các bạn đón nghe buổi trò chuyện giữa Lệ Phương với PGS.TS. Dương Văn Tuyển để tìm hiểu về chặng đường trở thành nhà nghiên cứu khoa học của thầy nhé.

  • Trong những năm gần đây đã bùng nổ công nghệ trí tuệ nhân tạo và có thể thay thế công việc của nhiều người . Trước xu hướng và sự phát triển như thế này, tương lai của giới trẻ sẽ ra sao? Chúng ta cần hành động gì để không bị đắm chìm trong làn sóng trí tuệ nhân tạo? Đây là đều mà mọi người đều rất quan tâm, phải không ạ?

    Trong chuyên mục “Nhịp sống Đài Loan”, Lệ Phương sẽ giới thiệu về đề tài có liên quan đến AI, xin mời các bạn đón nghe nha.

  • “Ý tưởng ban đầu của chúng tôi là muốn ghi chép lại cuộc sống của di dân mới, vì đó cũng được xem là một phần trong sự phát triển văn hóa của chúng tôi, nó cũng giống như kiến trúc lịch sử hay là di tích vậy, nếu lúc này không làm thì có những thứ sẽ mất dần theo thời gian, cho nên chúng tôi mới nghĩ ra là ghi chép lại cuộc sống của di dân mới tại đây”. Chuyên viên Phòng Hộ tịch thuộc chính quyền huyện Đài Đông Tô Tĩnh Vỹ chia sẻ lý do tại sao chính quyền huyện Đài Đông phát hành sách “Cuộc sống mới tại Đài Đông”.

    Theo anh Vĩ chia sẻ, sau khi phát hành cuốn sách này, chính quyền huyện Đài Đông đã nhận được những phản hồi tích cực của độc giả.

    Để tìm hiểu thêm câu chuyện đằng sau cuốn sách “Cuộc sống mới tại Đài Đông”, xin mời các bạn đón nghe buổi phỏng vấn giữa Lệ Phương với anh Vỹ nhé.

  • Lệ Phương nhớ đọc đâu đó một câu nói về lòng tốt như thế này: “Ngày hôm nay có thể trở thành một ngày đầy sinh lực với bạn và với người khác nếu bạn bỏ thời gian để trao cho ai đó nụ cười, để thốt lên một lời tử tế, để chìa tay ra cho người đang cần giúp đỡ, để viết một lời cảm ơn, để cho đi một lời khuyến khích với người đang cố gắng vượt qua rắc rối, để chia sẻ một phần tài sản vật chất với những người xung quanh.” Hy vọng mọi người đều có lòng tốt, để cho xã hội ấm áp hơn, tốt đẹp hơn, phải không ạ?

    Đằng sau mỗi tấm vé số từ thiện đều có thể mang lại nhiều điều tốt đẹp cho Đài Loan. Lòng tốt, lòng nhân ái, lòng thương người như ánh sáng chiếu khắp mọi nơi. Tấm lòng nhân ái này sẽ tiếp tục lan tỏa trên toàn Đài Loan và sẽ không bao giờ kết thúc.

    Xin mời các bạn bấm vào nút play để đón nghe nội dung của chương trình Nhịp sống Đài Loan ngày hôm nay nhé.

  • Chúng ta thường bắt gặp những tác phẩm nghệ thuật công cộng một cách bất ngờ ở không gian công cộng hoặc tại các ga tàu điện ngầm, khiến chúng ta phải ngoảnh lại nhìn thêm vài lần nữa. Những tác phẩm nghệ thuật công cộng này không chỉ nâng cao vẻ đẹp của không gian công cộng, mà còn thông qua sự tham gia của người dân địa phương, tạo ra sự đồng cảm và gắn bó với tác phẩm, tạo ra một diện mạo phát triển khác cho tác phẩm nghệ thuật.

    Khi nói đến họa sĩ minh họa gây tiếng vang nhất Đài Loan, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến những sáng tác của họa sĩ Jimmy trong hơn 20 năm qua, phong cách tươi mới, vượt thời gian đưa người đọc trải qua nhiều cung bậc cảm xúc. Họa sĩ Jimmy đã liên tục hợp tác với nhiều tổ chức khác nhau để xuất bản các tác phẩm nghệ thuật hoặc tác phẩm điện ảnh, những tác phẩm này đã trở thành ký ức chung của rất nhiều người. 

    Vào cuối năm 2018, khi chính thức thông xe tuyến đường núi xanh “Đường sắt nhẹ Danhai (Đạm Hải)”, chính quyền thành phố Tân Bắc đã ủy thác họa sĩ Jimmy sáng tác tác phẩm nghệ thuật công cộng với chủ đề “Hãy nhắm mắt một lát” và những tác phẩm này được đặt tại 11 ga của tuyến đường sắt nhẹ Danhai. Toàn bộ dự án do công ty quản lý của Jimmy và công ty thiết kế hình ảnh Iwowchi cùng thực hiện, để cho công chúng cảm nhận được nét thẩm mỹ đô thị tinh tế khi di chuyển bằng phương tiện giao thông công cộng. 

    “Hãy nhắm mắt một lát” là một tác phẩm minh họa theo phong cách văn xuôi. Các tình tiết dễ thương có mối liên hệ mơ hồ nhưng đồng thời mỗi tình tiết đều có tính toàn vẹn riêng. Nó khắc họa một cách tinh tế trải nghiệm sống trong tâm lý “đôi khi thế này, đôi khi thế kia” của con người hiện đại. Thông qua hình ảnh và văn tự đầy màu sắc và phong phú, cung cấp cho mỗi hành khách đi Đường sắt nhẹ Danhai một trải nghiệm không gian nghệ thuật thị giác.

    Để tìm hiểu thêm về tác phẩm nghệ thuật công cộng của họa sĩ Jimmy, xin mời các bạn đón nghe chuyên mục “Nhịp sống Đài Loan” của ngày hôm nay nhé.

  • “Bạn nhất định phải đến Cao Hùng để đi concert một lần trong đời!”. Trong những năm gần đây, Cao Hùng đã hóa thân thành "thành phố của Liveshow", năm ngoái không chỉ tạo ra giá trị sản lượng du lịch 4,5 tỷ Đài tệ, mà năm nay và năm tới đều lần lượt có những ca sĩ nước ngoài nổi tiếng đến Cao Hùng biểu diễn. Vừa rồi thì có Bruno Mars, ca sĩ nổi tiếng người Mỹ, ban nhạc rock Nhật Bản ONE OK ROCK và năm tới thì có ban nhạc pop rock người Mỹ Maroon 5.

    Trước đây, tất cả các buổi concert ở Đài Loan đều được tổ chức tại Đài Bắc. Ông hoàng nhạc Pop Michael Jackson đã đến thăm Đài Loan hai lần trong đời và biểu diễn tổng cộng 5 buổi, nhưng chỉ diễn một buổi ở Cao Hùng vào năm 1996. Không ai nghĩ rằng 27 năm sau, trung tâm âm nhạc quan trọng được di chuyển về phía nam đến Cao Hùng, các buổi liveshow càng tổ chức càng trở nên nổi tiếng, ngày càng có nhiều nghệ sĩ đình đám được mời đến.

    “Bạn nhất định phải đến Cao Hùng để đi concert một lần trong đời!” đã trở thành câu nói phổ biến trong giới trẻ. Vậy Cao Hùng đã trở thành“thủ đô concert”như thế nào? Tại sao Cao Hùng được chọn để tổ chức concert? Các bạn hãy đón nghe chương trình “Nhịp sống Đài Loan” để tìm hiểu vấn đề này nhé.

  • “Tiệc chào mừng Quốc khánh 2024” sẽ được tổ chức vào ngày 5/10 tại khu phức hợp thể thao Taipei Dome (台北大巨蛋). Vừa qua, chính quyền thành phố Đài Bắc tổ chức buổi họp báo để công bố về nội dung chương trình và dàn ca sĩ biểu diễn trong buổi tiệc.

    Ngoài sẽ mời các vị khách quý, đại sứ, quan chức ngoại giao và kiều bào ở nước ngoài, năm nay còn đặc biệt mở cửa cho người dân tham gia. Đến lúc ấy, tại Taipei Dome sẽ hội tụ gần 20.000 người để chúc mừng sinh nhật của Trung Hoa Dân Quốc, hứa hẹn sẽ mang đến một buổi lễ kỷ niệm vô cùng hấp dẫn.

    Tại buổi họp báo về tiệc mừng Quốc khánh có sự tham gia của Chủ tịch Ủy ban trù bị ngày Quốc khánh và là Viện trưởng Viện lập pháp Hàn Quốc du, Phó chủ tịch Ủy ban sự vụ hoa kiều THDQ Nguyễn Thiệu Hùng và thị trưởng Đài Bắc Tưởng Vạn An. Đơn vị tổ chức còn mời một trong những ca sĩ được mời biểu diễn trong buổi tiệc Quốc khánh sắp tới là ca sĩ tiếng Đài Ông Lập Hữu đến biểu diễn tại buổi họp báo, và còn cho mọi người xem trước một số tiết mục hấp dẫn trong buổi tiệc Quốc khánh, bao gồm màn vũ đạo của đội cổ vũ và màn biểu diễn thời trang của những người mẫu của công ty người mẫu nổi tiếng Y Lâm.

    Phát biểu tại buổi họp báo, thị trưởng Đài Bắc Tưởng Vạn An cho hay: Quốc khánh là thời điểm quan trọng để đoàn kết toàn dân và thể hiện tình yêu đối với Trung Hoa Dân Quốc, vì vậy, bất kể bạn đến từ huyện thị nào, kiều bào đến từ bất kỳ quốc gia nào, chúng ta đều là người một nhà, tất cả chúng ta cùng nhau kỷ niệm Ngày Quốc khánh Trung Hoa Dân Quốc, tại đây, tôi xin bày tỏ sự chân thành của mình, mời tất cả mọi người đến Thành phố Đài Bắc để chào mừng Ngày Quốc khánh của THDQ, thể hiện và chứng kiến ​​sự tiến bộ và thịnh vượng của THDQ trong những năm gần đây, đồng thời cũng là để thể hiện sự gắn kết của toàn thể người dân Đài Loan và để thế giới thấy một Đài Loan đoàn kết.

    Thị trưởng Đài Bắc Tưởng Vạn An phát biểu tại buổi họp báo. (Ảnh: Chính quyền tp Đài Bắc cung cấp)

    Thị trưởng còn cho biết, tiệc Quốc Khánh lần này sẽ mở cửa cho người dân đăng ký vé vào cổng miễn phí, mỗi người được hai vé, thời gian đăng ký là vào lúc 12h trưa ngày 30/9 tại nền tảng bán vé UNA. Ngoài ra, chính quyền thành phố Đài Bắc cũng hợp tác với KKday, đưa ra mã giảm giá và gói du lịch, nếu bạn có mã giảm giá thì sẽ có cơ hội bốc trúng vé dự tiệc Quốc khánh.

    Ca sĩ Ông Lập Hữu biểu diễn tại buổi họp báo. (Ảnh: Chính quyền tp Đài Bắc cung cấp)

    Xin mời các bạn bấm vào icon play để đón nghe nội dung chương trình tiệc Quốc Khánh Trung Hoa Dân Quốc 2024 nhé.

  • “Cảm ơn các bạn đã mang đến nền văn hóa phong phú và đa dạng cho Đài Đông.”

    Để khám phá sâu sắc cuộc sống của các di dân mới ở Đài Đông, chính quyền huyện Đài Đông đã đặc biệt xuất bản cuốn sách “Cuộc sống mới ở Đài Đông”. Huyện trưởng huyện Đài Đông bà Nhiêu Khánh Linh cho biết, mỗi một di dân mới ở Đài Đông đều có câu chuyện cuộc sống của riêng mình. Thông qua cuốn sách “Cuộc sống mới ở Đài Đông”, bạn có thể thấy những thử thách khác nhau mà cộng đồng di dân mới phải đối mặt khi đến một đất nước xa lạ, và bạn cũng sẽ hiểu được cảm giác thuộc về và sự hài lòng mà những di dân mới này có được sau khi trải qua nhiều khó khăn thử thách.

    Phòng Dân chính của chính quyền huyện Đài Đông chỉ ra rằng, để cho người dân hiểu rõ hơn về cuộc sống của những di dân mới ở Đài Đông, lần này đã phỏng vấn 12 di dân mới từ các quốc gia khác nhau như Trung Quốc, Indonesia, Việt Nam, Thái Lan, Vương quốc Anh, Tây Ban Nha và Thụy Sĩ v.v.., mời họ chia sẻ những câu chuyện cuộc sống và những thử thách mà họ phải đối mặt, và tất cả đã được ghi chép lại trong cuốn sách “Cuộc sống mới ở Đài Đông”.

    Federico Davicino, một huấn luyện viên thuyền buồm đến từ Tây Ban Nha, một trong những nhân vật chính trong cuốn sách này, cho biết, “tôn trọng văn hóa và ngôn ngữ của nơi mình đang ở là rất quan trọng, khi đến một quốc gia khác thi phải học hỏi và thích nghi cuộc sống của nơi đó”. Trong quá trình phát triển sự nghiệp, anh gặp rất nhiều trở ngại, nhưng anh vẫn luôn tin rằng anh sẽ làm được. Qua sự nỗ lực không ngừng, anh đã lần lượt thành lập “Công ty THHH thuyền buồm Đài Đông” và “Ủy ban thuyền buồm Hiệp hội thể dục thể thao huyện Đài Đông”.

    Xin mời các bạn ấn vào icon tai nghe, đón nghe chuyên mục “Nhịp sống Đài Loan” để tìm hiểu thêm chi tiết nhé.

    P.S: Nếu muốn đọc cuốn sách này thì hãy email ghi rõ họ tên, địa chỉ và số điện thoại để Lệ Phương gửi nhé.

     

  • Khách mời của chuyên mục “Nhịp sống Đài Loan” hôm nay là một gia đình đa văn hóa Việt-Đài chị Phan Cẩm Tú cùng với hai đứa con của chị.

    Chị Tú sang Đài Loan gần 20 năm, nhớ lại thời gian mới đến Đài Loan, chị Tú cho biết, lúc mới sang Đài Loan rất nhiều khó khăn, nghe gì cũng không hiểu, trong suốt một năm trời chị rất ít khi ra đường, chỉ có khi nào chồng dẫn đi mới đi. Nhưng rồi chị cũng đã quen dần và từ từ bước ra xã hội, hiện tại công việc của chị là phiên dịch và dạy tiếng Việt. “Hiện tại công việc ổn định, em đi dịch cho công ty môi giới, Sở Di dân, Trại giam, Sở y tế và đi dạy tiếng Việt”.

    Chị Tú còn tâm sự, chị rất biết ơn Hiệp hội Quan tâm Phụ nữ và trẻ em Yixuan, đã luôn quan tâm, giúp đỡ hai đứa con của chị trong việc học tập lẫn tinh thần. Hiện tại, đứa con gái đầu của chị cũng được Hiệp hôi Yixuan dẫn đi làm tìm nguyện viên, qua những buổi tiếp xúc với bên ngoài, bé cũng học hỏi được rất nhiều điều.

    Đây là một câu chuyện như thế nào, xin mời mọi người bấm vào icon tai nghe để đón nghe buổi trò chuyện giữa Lệ Phương với ba mẹ con chị Tú nhé.

    Chị Tú (thứ 2, từ trái qua) cùng với hai đứa con của chị (bé trai mặc áo trắng và chị gái mặc áo đen).

  • Khách mời của chuyên mục “Nhịp sống Đài Loan” hôm nay là một gia đình đa văn hóa Việt-Đài chị Phan Cẩm Tú cùng với hai đứa con của chị.

    Chị Tú sang Đài Loan gần 20 năm, nhớ lại thời gian mới đến Đài Loan, chị Tú cho biết, lúc mới sang Đài Loan rất nhiều khó khăn, nghe gì cũng không hiểu, trong suốt một năm trời chị rất ít khi ra đường, chỉ có khi nào chồng dẫn đi mới đi.

    Nhưng rồi chị cũng đã quen dần và từ từ bước ra xã hội, hiện tại công việc của chị là phiên dịch và dạy tiếng Việt. “Hiện tại công việc ổn định, em đi dịch cho công ty môi giới, Sở Di dân, Trại giam, Sở y tế và đi dạy tiếng Việt”.

    Mời mọi người bấm vào icon tai nghe để đón nghe buổi trò chuyện giữa Lệ Phương với ba mẹ con chị Tú nhé.

    Chị Tú (thứ 2, từ trái qua) cùng với hai đứa con của chị (bé trai mặc áo trắng và chị gái mặc áo đen).

  • Một buổi sáng thứ 7 đẹp trời, chủ tịch Hiệp hội Quan tâm Phụ nữ và trẻ em Yixuan bà Lam Tĩnh Nghi dẫn ba mẹ con chị Phan Cẩm Tú, từ Nghi Lan đến đài Rti tham gia chương trình “Nhịp sống Đài Loan” theo lời mời của Lệ Phương, để chia sẻ về những hạng mục phục vụ của Hiệp hội cũng như những thành tích mà con em di dân mới nói chung, và con em người Việt Nam nói riêng, đã đạt được trong thời gian qua.

    Tính đến nay, Hiệp hội Yixuan đã thành lập được 15 năm. Trong suốt chặng đường này, Hiệp hội luôn đóng vai trò phụ đạo, hướng dẫn các em thế hệ hai di dân mới hòa nhập cuộc sống và môi trường học tập, bồi dưỡng chuyên môn và rèn luyện sự tự tin cho các em.

    “Chúng tôi đã phụ đạo cho 30 trẻ thuộc thế hệ hai di dân mới người Việt, trong số đó có 3 em từng đoạt Giải Giáo dục của Tổng thống và 1 em được tuyên dương ‘Người con hiếu thảo’ trên toàn quốc.” Chủ tịch Nghi chia sẻ.

    Để tìm hiểu thêm Hiệp hội Quan tâm Phụ nữ và trẻ em Yixuan, mời các bạn đón nghe buổi trò chuyện giữa Lệ Phương với bà chủ tịch Nghi nhé.

    Chủ tịch Nghi và ba mẹ con chị Tú.

  • Một buổi sáng thứ 7 đẹp trời, chủ tịch Hiệp hội Quan tâm Phụ nữ và trẻ em Yixuan bà Lam Tĩnh Nghi dẫn ba mẹ con chị Phan Cẩm Tú, từ Nghi Lan đến đài Rti tham gia chương trình “Nhịp sống Đài Loan” theo lời mời của Lệ Phương, để chia sẻ về những hạng mục phục vụ của Hiệp hội cũng như những thành tích mà con em di dân mới nói chung, và con em người Việt Nam nói riêng, đã đạt được trong thời gian qua.

    Chủ tịch Hiệp hội Quan tâm Phụ nữ và trẻ em Yixuan Lam Tĩnh Nghi (thứ hai, từ trái qua) và ba mẹ con chị Tú (thứ hai, từ phải qua)

    Tính đến nay, Hiệp hội Yixuan đã thành lập được 15 năm. Trong suốt chặng đường này, Hiệp hội luôn đóng vai trò phụ đạo, hướng dẫn các em thế hệ hai di dân mới hòa nhập cuộc sống và môi trường học tập, bồi dưỡng chuyên môn và rèn luyện sự tự tin cho các em.

    “Chúng tôi đã phụ đạo cho 30 trẻ thuộc thế hệ hai di dân mới người Việt, trong số đó có 3 em từng đoạt Giải Giáo dục của Tổng thống và 1 em được tuyên dương ‘Người con hiếu thảo’ trên toàn quốc.” Chủ tịch Nghi chia sẻ.

    Để tìm hiểu thêm Hiệp hội Quan tâm Phụ nữ và trẻ em Yixuan, mời các bạn đón nghe buổi trò chuyện giữa Lệ Phương với bà chủ tịch Nghi nhé.