Folgen
-
Chúng ta cùng nghe thầy Ngô Toàn và các bạn trong nhóm Tâm lý học ứng dụng thảo luận về nỗi mất mát vô hình ở thai phụ sảy thai, nạo phá thai,... tìm ra những hạn chế trong cách ứng xử hiện tại, cũng như đề ra các hướng đi khác trong bối cảnh đó.
--
Nếu bạn mong muốn kết nối và chia sẻ với chúng mình, bạn có thể liên hệ qua:
Website: https://tamlyungdung.org/
Fanpage: https://www.facebook.com/nhomhoctamly
Email: [email protected]
-
Chúng ta cùng nghe thầy Ngô Toàn và các bạn trong nhóm Tâm lý học ứng dụng thảo luận về nỗi mất mát vô hình ở thai phụ sảy thai, nạo phá thai,... tìm ra những hạn chế trong cách ứng xử hiện tại, cũng như đề ra các hướng đi khác trong bối cảnh đó.
--
Nếu bạn mong muốn kết nối và chia sẻ với chúng mình, bạn có thể liên hệ qua:
Website: https://tamlyungdung.org/
Fanpage: https://www.facebook.com/nhomhoctamly
Email: [email protected]
-
Fehlende Folgen?
-
Cô Bính được thầy Toàn đặt biệt danh là “lão bà bà”. Với những ai đã từng tham gia khóa “Về thu xếp lại” trên Bắc Giang hẳn vẫn còn nhớ cô Bính: một người phụ nữ trung niên, đen, thấp, quần áo quê mùa, hay xuất hiện quanh khu bếp núc, nhưng có chất giọng rất khỏe và dẻo dai, chưa bao giờ hết hào hứng chia sẻ về Phật pháp và tu tập thiền cho mọi người. Nhìn bề ngoài, chẳng ai nghĩ lão bà bà lại là chủ hai doanh nghiệp, với cơ ngơi đồ sộ, con cái đều thành đạt, và đặc biệt lại có ông chồng rất… đẹp trai.
Cô Bính nói nhiều lắm. Nhiều đến mức mà không muốn nghe cũng phải nghe cô nói, không thích đi tu thiền mà nghe cô nói xong cũng gật gù muốn đi. Cô có mở một trường thiền trên Bắc Giang, và rộng lượng chào đón bất cứ ai có ý định và mong muốn tu tập.
Nằm trong dịp mùng 8/3, tập podcast này sẽ kể về cuộc đời của một người phụ nữ tên Bính. một cuộc đời mà cô ví như “một cái cây sinh trưởng và lớn lên trên mảnh đất cằn cỗi”: một câu chuyện về nghị lực sống, về khao khát vươn lên, làm giàu, đổi đời, về sự chuyển mình đầy bất ngờ ở tuổi trung niên.
--
Nếu bạn mong muốn kết nối và chia sẻ với chúng mình, bạn có thể liên hệ qua:
Website: https://tamlyungdung.org/
Fanpage: https://www.facebook.com/nhomhoctamly
Email: [email protected]
--
Music Credit:
Làng quan họ quê tôi - Nghệ sỹ Hồng Hạnh - đàn tranh
--
-
Ngày nay, với sự tiện nghi, đầy đủ, chúng ta không phải quá lăn tăn hay vất vả để chuẩn bị cho cỗ Tết như xưa nữa.
Ấy vậy mà chúng ta lại dễ cảm thấy thờ ơ với chính mâm cỗ Tết được coi là “ước mơ” của các thế hệ đi trước. Thực tế, cỗ nay càng ăn càng thấy khổ. Tại sao lại như vậy?
Trong tập podcast này:
Góc độ cá nhân: Cỗ Tết có ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe của chúng ta.Góc độ văn hóa: Cỗ Tết qua cách nhìn từ ký ức tập thể--
Nếu bạn mong muốn kết nối và chia sẻ với chúng mình, bạn có thể liên hệ qua:
Website: https://tamlyungdung.org/
Fanpage: https://www.facebook.com/nhomhoctamly
Email: [email protected]
--
Music Credit:
"Curios Notion" prod. by Terry Devine-King
"Remember Me" prod. Ryini Beats
-
Tôi với cái vẻ mặt nặng nề quyết định tra Google về trạng thái buồn chán, bế tắc của mình khi làm podcast. Và đó là lúc mà tôi biết đến writer's block, mà hiểu đơn giản là cảm giác bế tắc của những người viết.
Sau một hồi tìm hiểu, tôi quyết định sẽ nhái theo điệu của Charles Bukowski “Thà làm tập podcast về sự bế tắc khi làm podcast còn hơn là không lên tập podcast nào”.
Trong tập podcast này, chúng ta sẽ cùng nhau:
1. Tìm hiểu: định nghĩa về writer's block. Các nhà văn nổi tiếng đã từng viết về writer's block như thế nào?
2. Thảo luận: những lý do khiến chúng ta gặp writer's block
3. Thử nghiệm: một phương pháp mà tôi kỳ vọng là có thể giúp tôi và những người khác khi ở trạng thái bế tắc
--
Nếu bạn mong muốn kết nối và chia sẻ với chúng mình, bạn có thể liên hệ qua:
Website: https://tamlyungdung.org/
Fanpage: https://www.facebook.com/nhomhoctamly
Email: [email protected]
--
Music Credit:
Drum background music prod. by Alec Koff
“Bread” prod. by lukrembo
"Curios Notion" prod. by Terry Devine-King
"Lemonade" prod. by heydium
-
Chúng ta đang đi đến những ngày cuối cùng của năm 2021, một năm đầy những bất trắc và đau thương. Em có thấy mệt hay không?
Hy vọng nếu có mệt thì em khi nghe podcast sẽ cảm thấy ít nhiều sự thư thái, và hy vọng dù có cuống cuồng chạy deadline đến cỡ nào, em cũng sẽ dành cho mình một khoảng không gian và thời gian để dừng lại, ngắm nhìn kỹ tâm trí mình đang ở đâu. Trong tập podcast này, tôi muốn mời gọi em cùng chúng tôi suy nghĩ về những câu hỏi:
Tại sao em mệt?Hậu quả khi em mệt là gì? Làm thế nào để em có thể sống ổn thỏa được kể cả khi em mệt?Một số định nghĩa cũng sẽ được chúng tôi bàn đến là emotional labour (lao tác cảm xúc), self-care (chăm sóc bản thân), empathic trap (bẫy của sự thấu cảm) và compassion (sự từ bi).
--
Nếu bạn mong muốn kết nối và chia sẻ với chúng mình, bạn có thể liên hệ qua:
Website: https://tamlyungdung.org/
Fanpage: https://www.facebook.com/nhomhoctamly
Email: [email protected]
--
Music Credit:
♪ Bread (Prod. by Lukrembo)
Link: https://youtu.be/6eWIffP2M3Y
-
Mấy ngày qua, “Tiên học lễ, hậu học văn” đang được bàn luận rất nhiều trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội. Câu chuyện xuất phát từ đề xuất chấm dứt sử dụng khẩu hiệu trên của Giáo sư, Tiến sỹ khoa học Trần Ngọc Thêm.
Nhận thấy đây là một chủ đề thời sự đáng được dành thời gian để bàn bạc, Nhóm Tâm lý học Ứng dụng đã mở ra buổi thảo luận về 'Tiên học lễ, Hậu học văn" , với hướng tiếp cận nhìn vào thực tiễn giáo dục của nước nhà để bàn luận về chuyện “bỏ hay không bỏ?”.
Trong tập podcast này, chúng mình sẽ cùng tìm hiểu:
Khái niệm Lễ - VănChuyện Tiền - Hậu: cái gì nên đứng trước?Chuyện Học: Học là gì và Ai là người học?--
Nếu bạn mong muốn kết nối và chia sẻ với chúng mình, bạn có thể liên hệ qua:
Website: https://tamlyungdung.org/
Fanpage: https://www.facebook.com/nhomhoctamly
Email: [email protected]
--
Music Credit:
Whistle - Tắm Mưa Hè
Lemonade - Heydium
Happiness - IOF
-
"Cây đa, giếng nước sân đình. Khi nào em hết một mình đây anh?"
Tán tỉnh trong thực tế có rất nhiều sắc thái: vui có, buồn có, hồi hộp có, thất vọng có, kẻ khóc có mà người cười cũng có.
Trong tập podcast này, chúng ta sẽ cùng nhau:
1. Định nghĩa lại tán tỉnh thông qua việc tìm hiểu về lịch sử và bản chất của tán tỉnh
2. Tìm hiểu lý do khiến cho việc tán tỉnh thường vô cùng khó khăn
3. Lắng nghe những "bí kíp" tán tỉnh của các bạn tham gia thảo luận
--
Nếu bạn mong muốn kết nối và chia sẻ với chúng mình, bạn có thể liên hệ qua:
Website: https://tamlyungdung.org/
Fanpage: https://www.facebook.com/nhomhoctamly
Email: [email protected]
--
Music Credit:
Funny by redafs
Untitled, Tắm Mưa Hè
Ukulele Type Beat Remember Me Sad Storytelling Instrumental Prod. Ryini Beats
Love Me Like You Do Ellie Goulding, Piano Cover by Riyandi Kusuma
-
Trong phần này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những chiến lược để đối phó với sự không chắc chắn trong nghề nghiệp. Liệu lời khuyên "Cứ thử đi" có thực sự đúng đắn?
--
Nếu bạn mong muốn kết nối và chia sẻ với chúng mình, bạn có thể liên hệ qua:
Website: https://tamlyungdung.org/
Fanpage: https://www.facebook.com/nhomhoctamly
Email: [email protected]
--
Music Credit:
Tắm Mưa Hè
-
Trạng thái mông lung về nghề nghiệp hẳn là thứ mà không mấy dễ chịu, nhưng nó là điều mà ai cũng từng phải trải qua. Kẹp đôi với sự không chắc chắn của đại dịch Covid-19, triển vọng nghề nghiệp của người trẻ lại ngày càng bấp bênh hơn. Vậy đâu là cách để đối phó với sự không chắc chắn ấy?
Chủ đề này sẽ được chia làm hai phần. Trong tập này, chúng mình sẽ cùng tìm hiểu về gốc rễ của sự không chắc chắn.
--
Nếu bạn mong muốn kết nối và chia sẻ với chúng mình, bạn có thể liên hệ qua:
Website: https://tamlyungdung.org/
Fanpage: https://www.facebook.com/nhomhoctamly
Email: [email protected]
--
Music Credit:
Tắm Mưa Hè
-
Khi tiếp xúc với người trầm cảm, chúng ta thường dễ chọn cách tiếp cận là khuyên nhủ họ hướng đến "suy nghĩ tích cực lên", "vui lên", "lo nghĩ gì nhiều",... Nhưng liệu lời khuyên tưởng chừng như chân lý đó có thực sự ổn thỏa?
Một số ý chính sẽ được nhắc trong tập podcast lần này:
Mối tương quan giữa sự nhạy cảm và trầm cảmTrầm cảm dưới góc nhìn triết họcTình yêu với người trầm cảmBốn chỉ báo sự phục hồi của người trầm cảm--
Nếu bạn mong muốn kết nối và chia sẻ với chúng mình, bạn có thể liên hệ qua::
Website: https://tamlyungdung.org/
Fanpage: https://www.facebook.com/nhomhoctamly
Email: [email protected]
--
Music Credit:
untitled- TammuaheThinking of driving by Kjartan Abel. Bio and contact info: https://kjartan-abel.com -
Nghỉ dịch không có nghĩa là chúng ta nghỉ ngơi. Nhiều bạn trẻ tận dụng thời gian rảnh này để học hỏi và phát triển bản thân trong mùa dịch. Các trend như nấu ăn với nồi chiên không dầu, tập vẽ, thử thách 30 ngày,... rất được ưa chuộng trong thời gian giãn cách. Vậy phải chăng nghỉ dịch là cơ hội vàng để phát triển bản thân? Và nếu không làm gì thì dễ "Nhàn cư vi bất thiện"?
Một số ý chính sẽ được nhắc trong tập podcast lần này:
Ảnh hưởng của mạng xã hội đối với giới trẻCuộc đua năng suất trong mùa dịch“Nhàn cư vi bất thiện"--
Nếu bạn mong muốn kết nối và chia sẻ với chúng mình, bạn có thể liên hệ qua::
Website: https://tamlyungdung.org/Fanpage: https://www.facebook.com/nhomhoctamlyEmail: [email protected]--
Music Credit:
Song: Jarico - Island Music, supported by #BackgroundMusicWithoutLimitationsMusic video by Britney Spears performing Work Bitch. (C) 2013 RCA Records, a division of Sony Music EntertainmentSunset (Prod. by Lukrembo) -
Trong cuộc sống, xung đột là điều không thể tránh khỏi. Khổng Tử từng dạy "Dĩ hòa vi quý", hòa hợp là khía cạnh rất được chú trọng trong văn hóa phương Đông. Nhưng liệu có khi nào "hòa" tương đồng với nhu nhược?
Nội dung của tập này bao gồm:
Chương 1: Nhập môn - Phân biệt “Dĩ hòa vi quý” và “Nhu nhược”Chương 2: Làm anh khó đấy, nhưng làm em còn khó hơnChương 3: Khi nhà nữ quyền tí hon yêuChương 4: Tổng kết--
Nếu bạn mong muốn kết nối và chia sẻ với chúng mình, bạn có thể liên hệ qua::
Website: https://tamlyungdung.org/Fanpage: https://www.facebook.com/nhomhoctamlyEmail: [email protected]--
Music Credit:
Lazy Dally Comedy by https://www.redafs.com/ , Licensed under Creative Commons: By Attribution 3.0 License" Promoted by Audio Library No Copyright Music free to use https://www.youtube.com/channel/UCsBN...Thoughtful Cinematic by RomanSenykMusic. Music Link: https://youtu.be/QovagS2OV7sRelax SAD Classical, Piano [No Copyright Sound] [ FREE USE MUSIC ] - BatchBug - Playing In The Wind. Download: https://soundcloud.com/batchbug/playing-in-the-wind